Sau hội nghị G20, Trung Quốc đòi Mỹ dẹp bỏ hết hàng rào thuế quan

04/07/2019 19:40
04-07-2019 19:40:58+07:00

Sau hội nghị G20, Trung Quốc đòi Mỹ dẹp bỏ hết hàng rào thuế quan

Trung Quốc đã khăng khăng cho rằng Mỹ phải lập tức dẹp bỏ tất cả hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc như là một phần của thỏa thuận thương mại, đòi hỏi chính quyền Donald Trump phải từ bỏ quan điểm giữ lại một số hàng rào thuế quan ngay cả sau khi đạt được thỏa thuận.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý ngừng áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để nối lại đàm phán thương mại.

Cuộc họp Mỹ-Trung tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka

Thế nhưng, để tiến tới thỏa thuận, Mỹ phải dẹp bỏ hàng rào thuế quan 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết trong ngày thứ Năm (04/07). Điều này thể hiện rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi tiến tới thỏa thuận thương mại.

“Các đợt nâng thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc là tác nhân gây ra các xung đột thương mại song phương, do đó, tất cả các hàng rào thuế quan bổ sung được áp dụng kể từ bắt đầu cuộc chiến thương mại vào tháng 7/2018 phải được loại bỏ trước khi có thỏa thuận”, ông Gao nói tại cuộc họp báo ngày thứ Năm (03/07). Đây là ý kiến công khai đầu tiên về yêu cầu của Trung Quốc đối với một thỏa thuận thương mại kể từ khi thỏa thuận đình chiến thương mại được công bố tại Osaka.

“Các cuộc đàm phán phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Thỏa thuận phải được cân bằng, bình đẳng và cùng có lợi. Mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc phải được giải quyết”, ông Gao nói.

Vào ngày 21/03/2019, ông Trump cho biết rằng ông muốn giữ lại một số hàng rào thuế quan trong một khoảng thời gian đáng kể của thời gian, thậm chí là sau khi tiến tới thỏa thuận thương mại.

“Chúng tôi đang bàn về việc duy trì hàng rào thuế quan trong một khoảng thời gian đáng kể vì chúng tôi phải đảm bảo rằng nếu chúng tôi thực hiện thỏa thuận với Trung Quốc, Trung Quốc phải tuân thủ theo thỏa thuận”, ông Trump nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng tại thời điểm đó.

Trước đây, Washington từ chối loại bỏ tất cả hàng rào thuế quan và danh sách dài các yêu cầu nặng nề của họ. Đây là lý do chính khiến các cuộc đàm phán thương mại bị đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019, Phó Thủ tướng Lưu Hạc, nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc, cho biết trước đó.

Các nhóm thương mại từ cả hai quốc gia vẫn giữ liên lạc, Gao cho biết, nhưng không cung cấp bất kỳ khung thời gian nào cho việc nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp và chính thức. Việc giao dịch về nông sản sẽ là một vấn đề quan trọng được thảo luận với khả năng cao hai bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực này, Gao nói thêm.

Trung Quốc đã cắt giảm việc mua nông sản Mỹ kể từ khi các cuộc đàm phán đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019. Tuy vậy, trước khi bước vào cuộc gặp Trump-Tập bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc đã mua một lượng lớn đậu nành của Mỹ.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cũng kêu gọi Washington thực hiện lời hứa cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán sản phẩm cho “gã khổng lồ” viễn thông Huawei của Trung Quốc, đồng thời ngừng các hành động sai trái nhằm thẳng vào các công ty Trung Quốc.

Đáp lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei và các công ty Trung Quốc khác, Trung Quốc đang tiếp tục quá trình thiết lập “một danh sách thực thể không đáng tin cậy”, ông Gao xác nhận. Nếu các công ty nước ngoài được cho là gây tổn hại đến các công ty Trung Quốc vì lý do phi thương mại thì họ sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Larry Kudlow, Cố vấn Kinh tế trưởng của ông Trump, cho biết hôm thứ Tư (03/07) rằng các quan chức của hai bên sẽ nói chuyện qua điện thoại vào tuần tới.

Như đã thể hiện trong các vòng đàm phán trước đây, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải được giải quyết trước khi đạt được thỏa thuận thương mại, bao gồm việc Trung Quốc mua hàng hóa của Mỹ để thu hẹp sự mất cân bằng thương mại, chấm dứt chuyển giao công nghệ, cũng như bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng yêu cầu lệnh cấm bán hàng đối với Huawei, trong khi Mỹ đòi hỏi phải có một số dạng cơ chế triển khai để đảm bảo mọi thỏa thuận thương mại được thực hiện đầy đủ. Đây cũng là hai vấn đề cần phải giải quyết.

Tao Dong, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Trung Quốc của Credit Suisse Private Banking, nói tại một diễn đàn ở Hồng Kông vào ngày thứ Năm (04/07) rằng Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc năm 2019.

Ông Tao cũng nhấn mạnh, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là vấn đề lâu dài và không thể kết thúc trong thời gian ngắn.

“Có thể ông Trump là vị Tổng thống mà Trung Quốc khó đối phó nhất trong 5 đời Tổng thống Mỹ gần đây. Nhưng ông Trump cũng có thể là vị Tổng thống Mỹ tốt nhất mà Trung Quốc có thể có trong năm đời tổng thống tiếp theo”, ông nói thêm.

 Xia Bin, cựu quan chức của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và hiện là cố vấn của Hội đồng Nhà nước, cho biết Trung Quốc phải thúc đẩy và đẩy nhanh cải cách trong nước, bao gồm cho phép 100 triệu người lao động di cư từ nơi khác trở thành cư dân đô thị vĩnh viễn, trong bối cảnh kinh tế đầy bất ổn do cuộc chiến thương mại.

“Chúng tôi có thể tiếp tục nói chuyện với Mỹ miễn là phiá Mỹ sẵn sàng nói chuyện”, ông ấy cho biết trong ngày thứ Năm (04/07).

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98