Vì sao các tài năng lớn của Trung Quốc muốn “đầu quân” cho công ty công nghệ?

04/07/2019 11:02
04-07-2019 11:02:52+07:00

Vì sao các tài năng lớn của Trung Quốc muốn “đầu quân” cho công ty công nghệ?

Vào những năm 1990, Molly Liu đã rời khỏi quê hương Bắc Kinh để theo đuổi tấm bằng thạc sĩ trên đất Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp, bà đã cố gắng hết mình để dành được một vị trí nhỏ trong một công ty tư vấn có trụ sở ở Mỹ và một thời gian sau bà được công ty chuyển về Trung Quốc để giúp công ty mở rộng thị trường.

Khi đã đến được vùng đất của những cơ hội, công ty Mỹ đầy tham vọng này đã chỉ cho bà thấy con đường sự nghiệp mà bà nên theo đuổi và cuối cùng bà làm việc tại Hồng Kông cũng như trở thành người đầu tiên của công ty đó làm việc lại Thượng Hải, Bắc Kinh, Đài Bắc và Singapore.

Tuy nhiên, thời thế luôn xoay vần. Gần đây, con trai duy nhất của bà, Ben Zhang, đã từ chối lời mời “quý như vàng” từ một công ty con ở Mỹ của Boeing sau khi lấy được tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính từ Đại học Carnegie Mellon thuộc thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ.

Ben Zhang quyết định quay về Bắc Kinh vào năm 2018 và hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc sản xuất trong công ty sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi của Trung Quốc. Anh ấy khá chắc rằng công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ này có thể đem lại cho anh những cơ hội hệt như công ty tư vấn Mỹ khi xưa đã trao cho mẹ anh.

Câu chuyện kể về các lựa chọn trong sự nghiệp của một gia đình Trung Quốc có hai thế hệ được du học tại Mỹ này còn nói lên một xu hướng đang ngày càng mở rộng trong xã hội Trung Quốc. Ngày xửa ngày xưa, các tập đoàn Mỹ là những công ty đầu tiên có thể tuyển dụng những tài năng hàng đầu của Trung Quốc từ các trường đại học Mỹ với những mức lương đầy hứa hẹn, những lợi ích đầy hào phóng và cơ hội được làm việc lại các tổ chức dẫn đầu thị trường.

Ngày nay, các công ty công nghệ tiên tiến của Trung Quốc – thường được gọi là các Tập đoàn Công nghệ Trung Quốc – lại trở thành những nhà tuyển dụng được các sinh viên Trung Quốc “săn lùng” nhiều nhất.

Điều này đã “dội gáo nước lạnh” vào các tập đoàn đa quốc gia (MNCs), việc kinh doanh của những công ty này ở thị trường Trung Quốc vốn đã rất khó khăn khi mà vô số hạn chế và sự thù địch đều hướng về phía họ, vì cuộc chiến thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

“Tiền không phải là thứ duy nhất tôi tìm kiếm ở một công việc. Cha mẹ tôi không cần tôi phải phụng dưỡng họ”, Ben Zhang (28 tuổi), anh quản lý một đội ngũ nhân viên chuyên về các thiết bị kết nối ở Xiaomi. “Điều mà tôi quan tâm nhất là cơ hội thăng tiến và khả năng được tiếp cận với những nguồn lực tốt nhất mà một công ty có thể đưa cho tôi”.

“Tại Boeing, có khả năng mỗi hai hoặc ba năm tôi mới chuyển sang làm việc với một sản phẩm mới. Nhưng ở Xiaomi, cứ mỗi ba tháng, chúng tôi lại có thể tung ra một sản phẩm mới”, anh Zhang cho biết. “Bạn có thể đem vào cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc rất nhiều thứ mới mẻ, ví dụ như dùng giọng nói để điều khiển tivi hay là điều khiển máy điều hòa – những thứ mà bạn tưởng rằng chỉ có ở Mỹ”.

Anh Zhang không phải là ví dụ duy nhất và rất nhiều người Trung Quốc ngày nay nhận thức được “tấm trần tre” (rào cản vô hình ngăn cản người Mỹ gốc Á vươn lên các vị trí cao trong một công ty hay tổ chức) ở Mỹ, ở đó người Trung Quốc như họ thường chỉ được xem là kỹ sư chứ không phải là giám đốc điều hành.

Một giám đốc người Trung Quốc, hiện đang quản lý đơn vị công nghệ của công ty chuyên về bảo hiểm và tài chính được niêm yết ở Trung Quốc, cho biết anh đã từng dẫn dắt một đội gồm 20 kỹ sư tại một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới ở Thung lũng Silicon.

“Việc của tôi khi đó là liên tục tối ưu hóa hiệu suất của một sản phẩm”, anh chia sẻ.

“Nhưng chỉ trong ba năm làm việc tại Trung Quốc, tôi được thăng chức thành người đứng đầu bộ phận khoa học của công ty, dẫn dắt một đội lên tới 1,000 người”, vị giám đốc chia sẻ, anh yêu cầu được ẩn danh vì một vài người thân trong gia đình của anh vẫn còn cư trú tại Mỹ.

Theo một cuộc khảo sát được trang mạng chuyên nghiệp LinkedIn thực hiện, thì số người tìm việc Trung Quốc có chung quan điểm với anh Zhang đang ngày càng tăng lên. LinkedIn đã biên soạn danh sách 25 nhà tuyển dụng được mong chờ nhất Trung Quốc và khoảng 60% trong số đó là các công ty nội địa, với 13 công ty chuyên về lĩnh vực internet.

Các công ty công nghệ Trung Quốc chiếm đến 4 chỗ trong top 5, trong đó “ông lớn” thương mại điện tử Alibaba, “ông lớn” công cụ tìm kiếm Baidu và công ty ByteDance – nhà phát hành của ứng dụng làm video ngắn TikTok – là ba công ty đứng đầu danh sách. Tesla đứng thứ sáu sau đối thủ người Trung Quốc của họ – công ty Nio. Amazon là công ty nước ngoài thứ hai được lọt vào top 10 của danh sách, công ty này đứng ở vị trí thứ 8.

Alibaba là chủ sở hữu của trang báo South China Morning Post (SCMP).

Li Quiang, Phó Chủ tịch điều hành của Zhaopin – một trong những công ty tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, đã miêu tả tình trạng ngày càng phát triển của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc trong giới những người tìm việc là “bình minh của một kỷ nguyên mới”. “Ngày nay, các công ty nội địa cũng có thể trao cho bạn bất cứ quyền lợi nào mà các công ty đa quốc gia có, nó có thể là chế độ lương thưởng mà bạn nhận được hay là một cơ hội để có thể làm việc ở nước ngoài khi công ty mở rộng quy mô”, ông Li cho biết.

“Những người tìm việc không hẳn muốn tìm kiếm ở công ty trong nước hay ở công ty đa quốc gia. Họ chỉ muốn tìm được một công ty tốt và hầu hết các công ty tốt ở Trung Quốc ngày nay đều tình cờ là những công ty công nghệ trong nước”, ông Li chia sẻ.

Những ý kiến của ông Li cho thấy hiện nay nền kinh tế nội địa của Trung Quốc đã trở thành một bầu trời cơ hội rộng mở đối với những người tìm việc Trung Quốc, vì trong suốt 10 năm qua các công ty kinh doanh tư nhân và các công ty khởi nghiệp mọc lên như nấm sau mưa và đều đạt được những thành công vang dội.

Vào cuối năm 2018, một cuộc khảo sát do công ty Zhaopin thực hiện đã tìm ra rằng có 28% trong số sinh viên học tại các trường đại học của Trung Quốc nói rằng họ muốn làm việc tại các công ty đa quốc gia, giảm từ 33.6% trong năm 2017.

Thậm chí về phương diện lương thưởng và lợi ích, các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cũng đang dần bắt kịp các công ty đa quốc gia. Anh Zhang chia sẻ rằng Xiaomi đáp ứng được các lợi ích mà công ty con của Boeing ở Mỹ có thể đưa cho anh và có rất nhiều các công ty công nghệ hàng đầu trao cho nhân viên các lợi ích như là thẻ thành viên của các phòng tập thể hình và các dịch vụ chăm sóc con cái dành cho nhân viên.

Và những câu chuyện “một bước lên mây” của nhiều công ty khởi nghiệp ở Trung Quốc, trong số đó còn có một vài cá nhân đã trở thành tỷ phú, tiếp tục thu hút sự chú ý của giới truyền thông và gợi cảm hứng cho các thế hệ trẻ.

Để cho chắc ăn thì các sinh viên Trung Quốc sẽ vẫn muốn làm việc cho các công ty đa quốc gia hơn là các công ty Nhà nước – nhưng sự tăng hạng thần tốc của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc trên các bảng xếp hạng công ty là điều có thể thấy rất rõ ràng.

William Wu, Giám đốc chuyên về Trung Quốc của hãng tư vấn tuyển dụng nổi tiếng thế giới Universum, cho biết yếu tố khiến người tìm việc Trung Quốc để ý nhiều nhất tại thời điểm hiện nay là liệu công việc mà họ chọn “có là một bước đệm tốt để thăng tiến trong con đường sự nghiệp tương lai” hay không. Và ngày càng có nhiều công ty tư nhân Trung Quốc khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới.

Một cuộc khảo sát do Universum thực hiện năm 2019 cho biết, chỉ có Apple và Siemens là hai cái tên nước ngoài duy nhất nằm trong top 10 những nhà tuyển dụng lý tưởng dành cho sinh viên Trung Quốc chuyên ngành kỹ sư, trong khi đó có đến 4 công ty nước ngoài nằm trong top 10 này trong năm 2017.

Huawei Technologies, “ông trùm” viễn thông Trung Quốc vừa bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” sau khi chính quyền của ông Trump cho rằng công ty này là mối nguy hại an ninh quốc gia, là công ty đứng đầu trong danh sách khảo sát của Universum. Xiaomi, công ty sản xuất điện thoại thông minh mà anh Ben Zhang đang làm việc, đứng thứ hai trong danh sách, trong khi đó Apple – một trong những công ty công nghệ giá trị nhất nước Mỹ – lại chỉ đứng ở vị trí thứ bảy.

Có vẻ như việc Trung Quốc tăng sức ảnh hưởng trên trường thế giới hiện nay đã khiến đất nước này trở thành một “miếng bánh hấp dẫn” đối với những người tìm việc.

“Bất cứ kỹ sư nào cũng đều muốn thấy rằng công nghệ mà họ đang làm có khả năng sẽ thay đổi thế giới một ngày nào đó”, Li Yan, Trưởng bộ phận đa phương tiện tại công ty Kuaishou – công ty chuyên về việc làm video ngắn – cho biết. “Xưa kia, các công ty Trung Quốc nằm dưới đáy trong bảng xếp hạng công ty có giá trị trên thế giới, nhưng bây giờ quốc gia này đang ngày một đi lên, cung cấp nhiều cơ hội hơn để các tài năng lớn có thể tạo ra những sản phẩm có khả năng thay đổi thế giới”.

Tại công ty Kuaishou có trụ sở ở Bắc Kinh, nhóm 100 người chuyên về thuật toán khó trí tuệ nhân tạo – nhiều thành viên trong nhóm đến từ cuộc thi Microsoft Asia Research (MSRA) – hiện đang phát triển các loại máy móc có khả năng hiểu nội dung tốt hơn cả con người bằng cách nghiên cứu hàng triệu video mà người dùng tạo ra mỗi ngày trên nền tảng của công ty.

Các công ty công nghệ Trung Quốc có lợi thế sân nhà rất lớn, trong khi đó các công ty nước ngoài lại vướng phải vô số điều hạn chế.

Ví dụ như “tường lửa”, thứ này giúp cho chính quyền Trung Quốc kiểm soát nội dung và thông tin được tiếp cận đến số dân hơn 800 triệu người trên internet. Các công ty nước ngoài cũng phải đối mặt với các hình thức ngăn cấm khác, chẳng hạn như việc phải thành lập liên doanh với các đối tác người Trung Quốc.

Đầu năm 2019, Amazon đã thông báo đóng cửa tại thị trường Trung Quốc, bỏ cuộc trong cuộc chiến tranh giành thị phần thương mại điện tử với các “ông lớn” mua sắm trực tuyến khác ở Trung Quốc như Alibaba. Công ty Oracle China đã sa thải 900 nhân viên vào tháng 3/2019 vì phải đóng cửa trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc.

Công ty Oracle chưa từng xác nhận chính xác số nhân viên bị sa thải nhưng công ty này cho biết việc cắt giảm nhân công là một phần của việc chuyển đổi chiến lược toàn cầu.

Tuy nhiên, có rất ít sự cảm thông đối với những người bị mất việc ở Trung Quốc khi xem qua các bài đăng trên mạng xã hội.

Một vài người nói rằng những người Trung Quốc làm việc cho các công ty công nghệ lớn của Mỹ không “cáo già” bằng những người nước ngoài làm việc cho các công ty công nghệ Trung Quốc, đồng thời còn nói đến văn hóa làm việc nhiều giờ liền của nền công nghệ trong nước.

Câu chuyện đang được lan truyền rông rãi với tựa đề “Tại sao không nên thương hại những nhân viên bị Oracle China sa thải” có nói rằng công ty này là vườn ươm lớn nhất ở Bắc Kinh vì họ có văn hóa “làm việc từ nhà” linh động và các chế độ lương thưởng hào phóng đối với nhân viên.

“Họ vốn có rất nhiều cơ hội để chuyển sang đầu quân cho các công ty internet nội địa. Nhưng họ vẫn bám trụ lại đó vì mức lương cao và ít áp lực công việc, cuối cùng điều đó đã biến họ thành những con ếch không biết gì ngồi trong nồi nước sôi chờ bị người ta nấu chín. Thế thì vì sao lại phải thấy tội cho họ?” dựa theo bài đăng trên. Thêm vào đó bài báo còn viết rằng những người nào càng sớm từ bỏ làm việc cho các MNCs “hào nhoáng”, thì họ đạt được lợi ích càng nhanh.

Không phải người lao động Trung Quốc nào cũng đồng tình với bài viết trên và gần đây đã có một làn sóng phản đối dữ dội văn hóa làm việc “996” ở các công ty công nghệ Trung Quốc - văn hóa “996” có thể hiểu là làm việc từ 9 giờ sáng cho đến 9 giờ tối, suốt sáu ngày một tuần.

Tình hình địa chính trị ngày càng có nhiều biến động, nhưng nhiều người Trung Quốc vẫn luôn có một câu hỏi “tại sao phải bỏ lại gia đình sau lưng để đổi lấy một tương lai không ổn định ở nước ngoài?”

Một cuộc khảo sát do công ty tư vấn BCG và công ty The Network thực hiện năm 2018 cho thấy cứ 3 người Trung Quốc thì chỉ có 1 người sẵn sàng ra nước ngoài để làm việc, giảm từ 61% trong năm 2014. Trung Quốc cũng là điểm đến phổ biến đứng thứ 20 trên thế giới để một người di chuyển sang làm việc, vươn lên từ vị trí thứ 29 trong năm 2014.

“Một người bạn cùng tốt nghiệp tại Mỹ với tôi đã từ bỏ công việc với mức lương 6 chữ số ở công ty Oracle và đầu quân cho công ty sản xuất máy bay không người lái DJI ở Thâm Quyến”, anh Ben Zhang nói. Ben Zang đã hỏi người bạn đó rằng động lực nào khiến anh ấy quay về Trung Quốc, người bạn cho Zang xem một bài báo và trả lời bằng một câu hỏi ngược lại, rằng:

"Ai lại muốn sống một cuộc đời mà anh có thể thấy nó kết thúc ra sao ngay từ lúc bắt đầu?"

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98