Các nhà khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc: Bỏ qua sân nhà, đi đá sân người

12/08/2019 13:35
12-08-2019 13:35:06+07:00

Các nhà khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc: Bỏ qua sân nhà, đi đá sân người

Trong suốt thập kỷ mà nền kinh tế tăng trưởng đột phá vừa qua, Trung Quốc đã trở thành “mỏ vàng” cho các dự án khởi nghiệp, đồng thời quốc gia này còn có lượng người dùng internet đông đảo nhất thế giới với 829 triệu người.

Nhưng những làn sóng khởi nghiệp mới của Trung Quốc hiện đang quyết định bỏ qua chính đất nước mình, thay vào đó, họ dường như thích thú hơn với những thị trường tăng trưởng nhanh như ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi. Các nhà khởi nghiệp Trung Quốc quyết định đem những ý tưởng sáng tạo và cả mô hình kinh doanh độc đáo của họ đến với những khu vực trên.

Cho dù là lĩnh vực thương mại điện tử, tạo video ngắn, phát sóng trực tiếp hay trò chơi – lĩnh vực nào cũng được các chuyên gia công nghệ của Trung Quốc tìm cách áp dụng những bài học mà họ học được từ sự phát triển công nghệ thần tốc của Trung Quốc vào các thị trường mới nổi kia, dựa theo các bài phỏng vấn mà báo The Post thực hiện với các nhà phân tích, nhà đầu tư và nhà sáng lập công ty khởi nghiệp.

“Chúng ta đang chứng kiến sự hiện diện ngày một nhiều của các công ty công nghệ Trung Quốc ở những thị trường nước ngoài, nhất là ở các lĩnh vực như tạo video ngắn và ứng dụng xã hội, ứng dụng chỉnh sửa video, ứng dụng mua sắm hoặc các loại hình trò chơi”, Nan Lu, Chuyên gia phân tích của công ty Sensor Tower, cho biết. “Họ đang nhắm đến những thị trường ở Nam Mỹ và châu Á, ví dụ như Ấn Độ … và những vùng lãnh thổ có dân số đông và trẻ”.

Ông Lu cho biết thêm rằng khu vực Trung Đông cũng là mục tiêu của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc bởi vì khu vực này có khả năng truy cập internet tiên tiến và có nhu cầu cao đối với các loại hình mạng xã hội.

Ở khu vực Đông Nam Á, các ứng dụng của Trung Quốc chiếm 7 trong 10 ứng dụng tạo video ngắn và phát sóng trực tiếp có doanh thu cao nhất năm 2018, trong đó ứng dụng phát sóng trực tiếp Bigo Live có trụ sở tại Singapore chiếm vị trí dẫn đầu. Ứng dụng tạo video ngắn gây sốt trên toàn cầu Tik Tok đứng đầu trong bảng xếp hạng ứng dụng có lượt tải xuống cao nhất, dựa theo báo cáo tháng 06/2019 của Sensor Tower. Mặc dù doanh thu tính trên người dùng ở nhiều nước trong khu vực này thấp hơn nhiều so với những thị trường phát triển như Mỹ, nhưng những thị trường mới nổi này có dân số trẻ và đang ngày càng trở nên giàu có, đó là nguồn lực rất tốt để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

Bigo Technologies, công ty sản xuất nền tảng phát sóng trực tiếp Bigo Live, được thành lập bởi nhà khởi nghiệp Trung Quốc Xueling Li, ông vốn là nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của công ty YY Inc. – công ty chuyên về phát sóng trực tiếp của Trung Quốc. Tháng 03/2019, công ty YY đã mua lại Bigo Technologies.

Mặc dù là một thị trường khổng lồ nhưng hiện nay, thị trường công nghệ Trung Quốc đã có những công ty dẫn đầu tương đối vững chắc.

“Ông lớn” thương mại điện tử Alibaba cùng với nền tảng mua sắm trực tuyến Tmall và Taobao, “kẻ khổng lồ” internet Tencent với ứng dụng mạng xã hội tích hợp mọi ứng dụng WeChat, và ByteDance với ứng dụng tạo video ngắn Douyin (còn được gọi là Tik Tok) đã trở thành những “cây cao bóng cả” trong lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc. Mặc dù vẫn còn cơ hội diễn ra những cuộc cạnh tranh mới nhưng hiện nay, nhiều nhà khởi nghiệp đang nhận thấy cơ hội để phát triển nhanh chóng hơn ở những thị trường nước ngoài, những nơi đang thèm khát các sản phẩm công nghệ tân tiến hơn với giá cả phải chăng hơn.

Thị trường internet toàn cầu nói chung vẫn là một thế giới lưỡng cực.

Trong khi những gã khổng lồ Mỹ như Google và Facebook phải vật lộn để có thể vượt qua tường lửa internet và tiến vào lĩnh vực công nghệ được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, thì các tay chơi Trung Quốc (ngoại trừ Tik Tok của ByteDance) cũng phải chịu lắm gian truân để khiến dịch vụ của họ trở nên hấp dẫn và phù hợp hơn với các thị trường phát triển như Mỹ.

Cũng chính vì trở ngại này mà nhiều công ty Trung Quốc đã chuyển hướng sang các thị trường đang phát triển, nơi những sản phẩm mới với giá cả phải chăng thường trở nên hấp dẫn. Và một vài công ty Trung Quốc đã thành công với chiến lược này.

Transsion, một công ty nhỏ ít tiếng tăm đến từ Thâm Quyến, đang là nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất ở châu Phi. TikTok, phiên bản quốc tế của ứng dụng Douyin của ByteDance, cũng trở thành một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới và có đến 1/3 số người dùng quốc tế của ứng dụng này đến từ Ấn Độ, dựa theo Sensor Tower.

Các công ty Trung Quốc có lợi thế ở nhiều quốc gia, bởi vì các quốc gia này hiện đang trải qua sự chuyển đổi và phát triển công nghệ tương tự như Trung Quốc trong 10 năm trước. Vì vậy, các quốc gia này có được những hiểu biết giúp họ dễ dàng bỏ qua các “ông lớn” nổi tiếng trong ngành công nghiệp này.

Để chắc chắn hơn, Trung Quốc nhiều khả năng đã mở một cánh cửa ngoại giao ở những khu vực như châu Phi, khu vực này vốn được xem là một nguồn cung cấp nguyên liệu thô vững chắc có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài cho Trung Quốc. Nhưng các nhà khởi nghiệp Trung Quốc cũng nhìn thấy được tiềm năng của việc áp dụng những bí quyết công nghệ và những bài học mà họ đã học được cho các khách hàng trẻ và đang ngày một giàu lên này.

Lấy công ty Transsion của Trung Quốc làm ví dụ, công ty này đang vận hành ba thương hiệu điện thoại – Tecno, Infinix và Itel – đã tập trung vào việc đem những chiếc điện thoại thông minh với giá cả phải chăng và những chiếc điện thoại thông thường với các chức năng cơ bản đến các nền kinh tế đang phát triển kể từ khi công ty được thành lập vào năm 2006.

Mức giá trung bình của một chiếc điện thoại Transsion cơ bản là 10 USD vào năm 2018, trong khi đó một chiếc điện thoại thông minh của hãng có giá trung bình là 66 USD – hoặc là chỉ bằng 5% giá một chiếc iPhone XS của Apple, công ty Transsion cho biết.

Một công ty khác cũng thành công ở thị trường châu Phi là Simi Mobile có trụ sở tại Thâm Quyến – công ty này sở hữu gần 20 mẫu điện thoại cầm tay có giá từ 10-20 USD – những chiếc điện thoại thông minh có giá cả cạnh tranh này đã được bày bán ở các nước như Ethiopia, Uganda, Cameroon và các quốc gia châu Phi khác cũng sẽ sớm được nhìn thấy những dòng điện thoại này.

Châu lục này (châu Phi) đang lặng lẽ trải qua sự chuyển đổi từ điện thoại tính năng cơ bản sang điện thoại thông minh, sự chuyển đổi này được thúc đẩy bởi các mẫu hình điện thoại thông minh có giá cả phải chăng và sự gia tăng của việc truy cập internet. Mặc dù doanh số điện thoại thông minh trên thế giới vào năm 2018 giảm 4.1%, nhưng doanh số điện thoại thông minh ở châu Phi lại đang trải qua thời kỳ tăng trưởng qua hàng năm lần đầu tiên kể từ năm 2015, dựa theo dữ liệu của công ty nghiên cứu IDC.

Lý do khiến một số công ty Trung Quốc như Transsion đạt được thành công là bởi vì họ đã nắm bắt được một thị trường ngách và tạo nên những lợi thế riêng của họ ở thị trường đó, Changqi Wu, Giáo sư chuyên ngành quản lý chiến lược của Trưởng quản lý Quảng Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết.

Ví dụ như Transsion, họ đã điều chỉnh công nghệ dành cho máy ảnh của điện thoại thông minh và hiệu chỉnh độ phơi sáng của máy ảnh đặc biệt dành riêng cho những người có da màu tối.

“Mặc dù nhìn chung, công nghệ của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với Mỹ hoặc các nước phát triển khác, nhưng họ có thể duy trì lợi thế ở những thị trường đang phát triển bằng cách phục vụ những thị trường này thật tốt”, ông Wu nói.

Phục vụ cho các thị trường ngách có lẽ sẽ không mấy hấp dẫn đối với các nhà cung cấp hàng đầu như Apple bởi vì vấn đề giá thành cao, nhưng đó cũng chính là cơ hội mà các công ty Trung Quốc có thể nắm lấy và trở nên cực kỳ sáng tạo, ông Wu cho biết.

Sự thiếu hụt về thương mại điện tử ở châu Phi được chứng minh là một cơ hội hoàn hảo cho Yang Tao, ông đã được người chủ cũ là Huawei cử đến Kenya vào 7 năm trước để xây dựng một hệ thống thanh toán.

Rất nhiều quốc gia châu Phi tụt hậu lại rất xa so với các nước phát triển trong lĩnh vực sản xuất bởi vì mô hình thương mại đi theo kiểu xuất khẩu nguyên liệu thô để đổi lấy hàng tiêu dùng của họ, điều đó có nghĩa châu Phi đang thiếu hụt một số loại vật phẩm và khiến giá thành của sản phẩm tăng cao, ông Yao cho biết.

Phải chịu sự bất tiện của việc mua sắm ở Kenya, ông Yang đã quyết định thành lập trang web thương mại điện tử riêng tên là Kilimall vào năm 2014, hiện trang web này đã trở thành trang web mua sắm trực tuyến lớn nhất phục vụ cho khoảng 10 triệu người dùng ở Kenya. Trang web của ông Yang bán các mặt hàng điện tử, quần áo, thiết bị nhà cửa, đồ mỹ phẩm và các sản phẩm dành cho em bé cùng với nhiều loại mặt hàng khác.

Hiện nay, với bối cảnh ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh và vì cơ sở hạ tầng của các dịch vụ trực tuyến như là thanh toán di động đang dần hoàn thiện hơn, nhiều nhà khởi nghiệp Trung Quốc đang nắm bắt những cơ hội được tạo ra bởi sự chuyển đổi trong xã hội và sự phát triển trong công nghiệp của châu Phi.

Một công ty khác cũng tấn công vào các thị trường mới nổi ở lĩnh vực công nghệ là Akulaku, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Indonesia được thành lập bởi hai nhà khởi nghiệp Trung Quốc – Li Wenbo và Hu Bo, công ty này cho phép người dùng thanh toán theo kiểu trả góp mà không cần phải có thẻ tín dụng.

“Rất nhiều người tiêu dùng Indonesia muốn thanh toán theo kiểu trả góp khi mua điện thoại thông minh, vì họ không có đủ điều kiện tài chính để thanh toán dứt điểm trong một lần”, Helen Wong, Đối tác tại Qiming Venture Partners – công ty đầu tư cho Akulaku. Công ty Indonesia này đang đánh cược vào sự phát triển của thương mại điện tử và công nghệ tài chính ở quốc gia này, đây vốn là hai xu hướng phát triển chính trong khu vực, bà Wong nhấn mạnh.

Ở nhiều khía cạnh, Đông Nam Á đang học theo những kinh nghiệm đi trước của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển internet di dộng. Lĩnh vực internet ở Đông Nam Á vẫn còn kém Trung Quốc từ 5 đến 10 năm phát triển nữa, bà Wong nói, thêm vào đó, tỷ lệ truy cập internet của khu vực này vẫn tụt lại sau Trung Quốc nhưng lại đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng.

Mặc dù trang Taobao của Alibaba có lẽ đang thống trị Trung Quốc, nhưng các nhà khởi nghiệp có trong tay bí quyết thương mại điện tử và chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đều đang có vị thế tốt để hướng ra các nước bên ngoài, bà Wong cho biết - bà cũng là người chịu trách nhiệm cho việc đầu tư nước ngoài tại công ty Qiming.

Mặc dù bắt đầu khá muộn nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đông Nam Á đang đón đầu thế giới với sự xuất hiện của “vườn ươm” khởi nghiệp Rocket Internet và những trường hợp thành công khác, và đang thu hút các nhà đầu tư lớn, trong đó có cả Alibaba – đáng lý công ty như Alibaba nên mở thêm nhiều cơ hội cho các nhà khởi nghiệp Trung Quốc, bà Wong chia sẻ.

Để chắc chắn hơn, trong các lĩnh vực rộng lớn như mạng xã hội truyền thống, thì các ông lớn như Facebook vẫn đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần, chỉ chừa lại một vài không gian nhỏ cho những tay chơi mạo hiểm Trung Quốc.

“Google và Facebook vẫn chiếm 70-80% tỷ lệ quảng cáo trong khu vực bởi vì họ kiểm soát một lượng lớn dữ liệu và thông tin người dùng chi tiết được dùng cho các loại quảng cáo chính xác”, theo bà Wong.

“Việc kiếm tiền (từ khách hàng) sẽ vẫn là một thách thức đối với nhiều dự án khởi nghiệp chuyên về mạng xã hội”.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98