Sau khi bị Mỹ gắn nhãn thao túng tiền tệ, Trung Quốc nói gì?

06/08/2019 20:11
06-08-2019 20:11:03+07:00

Sau khi bị Mỹ gắn nhãn thao túng tiền tệ, Trung Quốc nói gì?

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) kịch liệt phản đối việc bị Mỹ gắn nhãn thao túng tiền tệ, cho rằng cáo buộc này đã hủy hoại nghiêm trọng đến trật tự tài chính quốc tế và có nguy cơ gây thêm rối loạn cho thị trường.

PBoC đưa ra phản ứng khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang leo thang nhanh chóng.

Trong ngày thứ Hai (05/08), Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Trung Quốc cố ý can thiệp vào tỷ giá Nhân dân tệ để giành được lợi thế cạnh tranh không công bằng trên thương trường quốc tế.

Mỹ chính thức gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cho phép Nhân dân tệ rớt ngưỡng tâm lý quan trọng 7 đổi 1 USD trong ngày thứ Hai (05/08).

“Mỹ coi thường sự thật và gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc một cách vô lý. Đây là hành vi gây tổn hại đến quốc gia khác và cho chính họ”, PBoC cho biết trong ngày thứ Ba (06/08). “Phía Trung Quốc kịch liệt phản đối động thái này”.

PBoC nói thêm điều này không chỉ “hủy hoại nghiêm trọng đến trật tự tài chính quốc tế mà còn châm ngòi cho sự rối loạn trên thị trường tài chính. Ngoài ra, nó cũng sẽ cản trở thương mại quốc tế và đà hồi phục kinh tế trên toàn cầu và rồi họ cũng bị tác động từ động thái này”.

Trong ngày thứ Ba (06/07), PBoC ấn định tỷ giá tham chiếu mạnh hơn ngưỡng 7 đổi 1 USD.

Động thái này có vẻ góp phần xoa dịu thị trường tài chính – vốn đang chao đảo vì nỗi lo cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ biến thành cuộc chiến tiền tệ.

Vào cuối tuần trước, Trung Quốc hứa đáp trả sau khi ông Trump dọa áp thêm thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Ngay cả trước khi chính thức gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng đàn trên Twitter để nói về phương án của ông, cáo buộc Bắc Kinh thao túng Nhân dân tệ khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.

“Trung Quốc để đồng nội tệ rơi xuống mức gần như yếu nhất trong lịch sử”, ông Trump cho biết trong một dòng tweet. “Đây gọi là thao túng tiền tệ. Fed có nghe thấy tôi nói gì không? Đây là một vi phạm nghiêm trọng và sẽ là yếu tố làm suy yếu Trung Quốc theo thời gian!”.

* Mỹ gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98