Thấy gì từ thỏa thuận thương mại hơn 90 tỷ USD giữa Việt Nam và Mỹ?

17/03/2025 19:47
17-03-2025 19:47:00+07:00

Thấy gì từ thỏa thuận thương mại hơn 90 tỷ USD giữa Việt Nam và Mỹ?

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS, câu chuyện thuế quan không còn là những lời đe dọa. Với Việt Nam, dù chưa bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng đã chủ động tham gia đàm phán thương mại với Mỹ để giảm thiểu thâm hụt thương mại, cho thấy bước đi rất hợp lý trong bối cảnh hiện tại. 

Trong giai đoạn vừa qua, khi ông Donald Trump tuyên bố sẽ đánh thuế vào những quốc gia có mức thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, bao gồm Mexico, Canada và Trung Quốc, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ đang thâm hụt nhiều nhất. Vì vậy, để tránh nguy cơ bị áp thuế, Việt Nam đã chủ động ký kết các thỏa thuận hợp tác với Mỹ, với tổng giá trị lên đến 90 tỷ USD.

Trong khoảng 90 tỷ USD này, sẽ có hơn 50 tỷ USD được triển khai vào năm 2025, tập trung vào mua sắm máy bay, dịch vụ hàng không, khai thác dầu khí, nhập khẩu các sản phẩm lọc hóa dầu.

Nguồn: VPBankS

Trong các sản phẩm về năng lượng và nhiên liệu, thỏa thuận lớn nhất có thể đến từ dầu khí, đặc biệt là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Đây là sản phẩm chiến lược mà Việt Nam có thể nhập khẩu từ Mỹ để giảm thâm hụt thương mại. Công ty có thể ký kết hợp đồng là PVGas của Việt Nam, cùng các doanh nghiệp Mỹ như ConocoPhillips và Excelerate.

Thứ hai là ngành hàng không và công nghệ cao. Các sản phẩm liên quan đến hàng không như phụ tùng động cơ máy bay có thể sẽ được ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Mỹ, ví dụ như Vietnam Airlines hợp tác với tập đoàn GE Aviation.

Thứ ba là nhiên liệu hàng không bền vững. Việt Nam dự kiến hợp tác giữa Lọc hóa dầu Bình Sơn và Kellogg Brown & Root (KBR) của Mỹ để phát triển nhiên liệu hàng không bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải quốc tế.

Thứ tư là máy móc thiết bị công nghiệp. Đây là các máy móc phục vụ sản xuất công nghiệp, nhập khẩu từ Mỹ nhằm hiện đại hóa hệ thống sản xuất của Việt Nam.

Trong bốn lĩnh vực hợp tác này, hai lĩnh vực triển khai sớm nhất sẽ là nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng và các sản phẩm liên quan đến ngành hàng không, động cơ máy bay, phụ tùng, sau đó đến nhiên liệu bền vững và lọc hóa dầu.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là Việt Nam muốn thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại, chứ không đơn thuần tìm kiếm lợi ích từ chính sách này. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác sâu hơn với Mỹ để đôi bên cùng có lợi.

Trong khi các quốc gia như Mexico, Canada, Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế, hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn, mở ra cơ hội xuất khẩu lớn hơn. Đây là một chính sách mang tính tổng thể, dựa trên tầm nhìn dài hạn. Còn việc ngành nghề nào hưởng lợi trực tiếp về kết quả kinh doanh hay giá cổ phiếu thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có yếu tố rõ ràng.

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS)

Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố vững vàng để đối mặt với sóng gió

Theo chuyên gia VPBankS, việc Việt Nam chủ động tham gia đàm phán thương mại với Mỹ là một bước đi rất hợp lý trong bối cảnh hiện tại. Tuy vậy, Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, dù không quá lớn.

Thứ nhất là tỷ giá. Trong giai đoạn "trade war 1.0", mỗi khi Mỹ thay đổi chính sách thuế đối với Trung Quốc, tỷ giá Việt Nam lại chịu tác động. Hiện tại, khi ông Donald Trump chính thức tái đắc cử và ban hành một số chính sách thuế mới, tỷ giá của Việt Nam đã tăng mạnh và hiện đang dao động quanh mức 25,500 VND/USD.

Dù áp lực tỷ giá gia tăng, nhưng nhìn chung mức biến động vẫn chưa quá lớn. Nếu trong năm 2025, chính sách thuế tiếp tục căng thẳng hơn, ảnh hưởng đến các đối tác thương mại lớn của cả Mỹ và Việt Nam như châu Âu, thì tỷ giá có thể tiếp tục biến động.

Một điểm đáng chú ý là chỉ số DXY đã hạ nhiệt từ mức 108 điểm xuống khoảng 103 điểm, giúp giảm bớt áp lực tỷ giá. Từ đầu năm 2025 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều chỉnh tỷ giá trung tâm lên mức cao hơn, giúp biên độ dao động tỷ giá trong nước mở rộng. Nhờ vậy, tỷ giá không tăng quá nóng.

Thứ hai là dòng vốn nước ngoài. Trong năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng rất mạnh tại nhiều thị trường, bao gồm cả Việt Nam. Một trong những áp lực lớn đối với dòng vốn ngoại là chênh lệch lãi suất.

Tuy nhiên, với ba lần hạ lãi suất trong năm 2024 và dự kiến sẽ có thêm ít nhất hai đợt hạ lãi suất nữa trong năm 2025, khoảng cách lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ sẽ thu hẹp, giúp giảm áp lực rút vốn. Đến cuối năm 2025, với câu chuyện nâng hạng thị trường, khả năng khối ngoại mua ròng trở lại là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn sở hữu nhiều yếu tố giúp vững vàng hơn trước sóng gió.

Đầu tiên là tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong những năm qua, dù phải đối mặt với nhiều thách thức.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 8%, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội. Để đạt được mục tiêu này, nhiều biện pháp đã được triển khai như Nghị định 25, hỗ trợ vốn vay xuất khẩu với lãi suất hợp lý, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Tiếp theo là câu chuyện xuất nhập khẩu. Trong năm 2024, Việt Nam xuất siêu khoảng 24.7 tỷ USD và xu hướng xuất khẩu trong nửa đầu năm 2025 vẫn duy trì ở mức cao. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn khá vững vàng trong bối cảnh thương mại toàn cầu đầy biến động.

Về dòng vốn FDI, với con số thực hiện trong năm 2025 đã lên mức 25 tỷ USD, gần như cao nhất trong nhiều năm qua. Khi Mỹ áp thuế lên Trung Quốc, Mexico và Canada, các quốc gia này sẽ chịu tác động và dòng hàng hóa có thể chuyển hướng sang các nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan.

Việt Nam có lợi thế với các hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng mở, giúp thu hút vốn đầu tư FDI. Vì vậy, dù chính sách thương mại của Mỹ có nhiều biến động, Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội để thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế bền vững.

Huy Khải

FILI

- 18:45 17/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 24/04: Hướng đến vùng 1,220 - 1,230 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index đang nỗ lực tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1,200 điểm và đang hướng đến vùng kháng cự 1,220 - 1,230 điểm.

Góc nhìn 23/04: Phục hồi?

TPS dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục quán tính phục hồi trong phiên kế tiếp và có tiềm năng kiểm định đường MA20 ngày quanh mốc 1,240 (+/-) điểm.

Chuyên gia VPBankS: Dựa vào kết quả kinh doanh để mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn là không hiệu quả

Chia sẻ tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 21/04, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số VPBankS cho rằng, những doanh nghiệp công bố kết quả kinh...

Góc nhìn 22/04: Tăng giảm đan xen?

Sau phiên giảm điểm đầu tuần, các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng đây vẫn là điều bình thường, đồng thời nhận định các phiên tới đây thị trường sẽ tiếp tục dao...

Mua AST, HDG và PVI có khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan đối với AST vì sự phục hồi của ngành du lịch và động lực khi các nhà ga, sân bay mới đi vào hoạt động; mua HDG...

Góc nhìn tuần 21-25/04: Tìm lại vùng cân bằng?

VN-Index đang trong giai đoạn hình thành vùng cân bằng, theo đó được dự báo sẽ tiếp tục giằng co quanh 1,200-1,240 điểm. Các công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá đây...

Chuyên gia Yuanta: Kinh tế Việt Nam có triển vọng dài hạn nhờ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

Sáng ngày 19/04, tại hội thảo From Asia to Vietnam do Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra các bình luận, dự báo về triển vọng kinh...

Công ty đại chúng, yếu tố 'then chốt' tại trung tâm tài chính quốc tế

Hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), giữ vai trò then chốt trong quá trình phát triển trung tâm tài chính...

Góc nhìn 18/04: Đi ngang đã là tích cực?

VPBankS nhận định với nền thanh khoản thấp, cơ hội để bứt phá ở thời điểm này là khó nhưng diễn biến đi ngang cũng là kịch bản tích cực.

Góc nhìn 17/04: Ưu tiên quản trị rủi ro

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhìn chung đều tỏ ra cẩn trọng, đề cao quản trị rủi ro trong bối cảnh ngắn hạn là thị trường đối diện áp lực bán chốt lời lượng hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98