Tại sao Jeff Bezos có thể cần đến người giàu nhất Ấn Độ?

07/08/2019 20:00
07-08-2019 20:00:00+07:00

Tại sao Jeff Bezos có thể cần đến người giàu nhất Ấn Độ?

Người đàn ông giàu nhất thế giới có thể đang tìm cách đạt được thỏa thuận với tỷ phú hàng đầu Ấn Độ để giành lấy một phần lớn hơn trong thị trường bán lẻ khổng lồ của nước này.

Tỷ phú Mukesh Ambani.

Amazon của Jeff Bezos đang đàm phán để đầu tư vào Reliance Retail, nhà bán lẻ lớn nhất Ấn Độ thuộc sở hữu của tỷ phú Mukesh Ambani, Economic TimesReuters đưa tin vào cuối tuần trước. Gã khổng lồ Mỹ có thể đang tìm cách mua tới 26% công ty này, các nguồn tin nói với hai tờ báo trên.

"Chúng tôi không bình luận về những đồn đoán của giới truyền thông. Công ty chúng tôi đánh giá các cơ hội khác nhau trên cơ sở những gì đang diễn ra", một phát ngôn viên của Reliance nói với CNN Business. "Chúng tôi đã thực hiện và sẽ tiếp tục công bố thông tin cần thiết đúng theo nghĩa vụ của chúng tôi", người phát ngôn nói thêm.

Còn người phát ngôn của Amazon ở Ấn Độ thì từ chối bình luận.

Reliance Retail hiện có gần 11,000 cửa hàng trên khắp Ấn Độ và bán mọi thứ từ điện thoại thông minh đến hàng tạp hóa. Một quan hệ đối tác sẽ mang lại cho Amazon sự hiện diện ngoài đời thực mạnh mẽ hơn ở một quốc gia mà họ đã dành hơn 5 tỷ USD để phát triển công việc kinh doanh.

Amazon đang trong cuộc chiến khốc liệt với Flipkart – công ty thuộc sở hữu của đối thủ chính Walmart – để giành thị trường bán lẻ trực tuyến Ấn Độ, nơi được dự báo có giá trị 200 tỷ USD vào năm 2027. Trong khi đó, thị trường bán lẻ của nước này được ước tính trị giá hơn 670 tỷ USD.

Theo những ước tính gần đây của công ty nghiên cứu Forrester, cả Amazon lẫn Flipkart hiện chỉ chiếm hơn 30% thương mại điện tử Ấn Độ, dù Flipkart có dẫn trước một chút.

"Đối với Amazon, những gì họ đang tìm kiếm là sự tiếp cận cơ sở hạ tầng ngoại tuyến, vốn bao gồm chuỗi cung ứng và các cửa hàng ngoại tuyến", chuyên gia phân tích Satish Meena của Forrester nói với CNN Business. "Nếu không có sự hiện diện ngoại tuyến, sẽ rất khó để Amazon chiếm được thị trường lớn hơn", ông nói thêm.

Công ty có trụ sở tại Seattle cố gắng phát triển sự hiện diện “thật” ở Ấn Độ. Họ đã mua một cổ phần nhỏ trong chuỗi cửa hàng bách hóa Shoppers Stop năm 2017 và đầu tư vào chuỗi cửa hàng tạp hóa More vào năm ngoái. Một thỏa thuận với Reliance sẽ cung cấp cho họ sự tiếp cận hàng ngàn cửa hàng trên cả nước, đặc biệt là ở các khu vực mà việc truy cập internet không được thuận lợi. Reliance hiện có cửa hàng tại hơn 6,700 thành phố và các thị trấn nhỏ hơn.

Một thỏa thuận với Reliance của tỷ phú Ambani có thể mang lại thêm những lợi thế. Công ty Ấn Độ này hiện sở hữu một trong những mạng di động lớn nhất nước, Reliance Jio, với hơn 300 triệu người dùng. Nó đang giúp hàng triệu người Ấn Độ tiếp cận internet thông qua dữ liệu di động giá rẻ. Mặc dù Amazon đã có sự hiện diện mạnh mẽ trên internet, nhưng việc tiếp cận mạng Jio có thể mang ý nghĩa là họ sẽ lần đầu tiên quảng bá họ với đại đa số người dân Ấn Độ đang sử dụng internet.

Tỷ phú Ambani đã cho biết ý định kết hợp sức mạnh kỹ thuật số với sức mạnh bán lẻ, khi công bố những kế hoạch dành cho nền tảng thương mại điện tử riêng trong một bài phát biểu hồi tháng Giêng. Hợp tác với Amazon sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ các kế hoạch đó.

"Thỏa thuận này sẽ cung cấp cho Reliance Retail sự tiếp cận sẵn sàng vào một nền tảng thương mại điện tử đã được thiết lập”, Kiran Pedada, giáo sư bộ môn tiếp thị tại trường kinh doanh Ấn Độ, cho biết. "Reliance sẽ được tiếp cận với công nghệ của Amazon lẫn kiến ​​thức và kinh nghiệm toàn cầu của họ", Pedada nói thêm.

Lâu nay, Amazon vẫn đang chạy đua để thống trị thị trường Ấn Độ, thậm chí cố gắng tìm cách mua Flipkart vào năm ngoái trước khi thua Walmart trong thương vụ này.

Cả hai công ty đã bị ảnh hưởng bởi các quy định mới của Ấn Độ về thương mại điện tử, ngăn họ vượt qua các đối thủ cạnh tranh bằng những mức hạ giá lớn và áp đặt các hạn chế đối với những khoản đầu tư của họ ở nước này.

Có được một trong những công ty bản xứ lớn nhất Ấn Độ và người đàn ông giàu nhất của nước này có thể giúp Amazon vận động Chính phủ Ấn Độ hiệu quả hơn trong việc dỡ bỏ các quy định gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh của họ.

Chuyên gia phân tích Meena của Forrester nói: "Một phần thưởng bổ sung đến từ việc này là sự ảnh hưởng chính sách mà Reliance mang lại cho bức tranh toàn cảnh".

Tuy nhiên, ưu tiên chính của Amazon có thể là vượt qua đối thủ lớn nhất của họ ở Ấn Độ.

"Nếu [một thỏa thuận với Reliance] được tiến hành, sẽ rất khó cho Walmart và Flipkart”, Meena nói thêm.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98