Chuyên gia muốn tăng quyền cổ đông nhỏ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phản đối

16/10/2019 10:58
16-10-2019 10:58:51+07:00

Chuyên gia muốn tăng quyền cổ đông nhỏ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phản đối

Khoản 2, Điều 114, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Chuyên gia muốn tăng quyền cổ đông nhỏ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phản đối
Ảnh minh hoạ.

Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết…

Tuy nhiên, Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nhỏ từ 10% xuống còn 1% sẽ được quyền tham gia, tiếp cận thông tin trong hoạt động điều hành của công ty.

Chuyên gia ủng hộ

Phát biểu tại Hội thảo "Góp ý dự luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sáng 15/10/2019, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) cho biết, sửa đổi Luật Doanh nghiệp có một nội dung rất quan trọng là nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của OECD hay Basel.

Ông Hiếu lấy ví dụ về bảo vệ cổ đông, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Ví dụ như ở Nhật Bản chỉ cần 1% cổ phiếu là có quyền yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp. Ở Hàn Quốc áp dụng tỷ lệ 3%. 

"Chúng tôi đề xuất cổ đông sở hữu 1% cổ phần có quyền tiếp cận các thông tin sâu, so với mức 10% sở hữu trong 6 tháng liên tục hiện nay. Khi chúng tôi đưa ra ý kiến này thì rất nhiều người phản đối, đề nghị giữ nguyên mức như hiện nay, người ta lo sợ cổ đông vào quấy phá công ty", ông Hiếu cho biết.

Theo ông Hiếu, nếu muốn tăng cường khả năng quản trị dần tiếp cận theo chuẩn quốc tế thì không thể giữ tư duy thế này được. 

"Chúng tôi thấy mức 1% là hợp lý. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với hơn 300 doanh nghiệp trên sàn HoSE, và kết luận rằng 1% cổ phần của một doanh nghiệp niêm yết là rất lớn, và không ai chịu mạo hiểm quyền lợi của mình liên quan đến 1% cổ phần để quấy phá doanh nghiệp cả", Phó Viện trưởng Ciem khẳng định.

Đồng quan điểm, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn nói: Tôi ủng hộ giảm, tuy nhiên tỷ lệ là bao nhiêu, 1%, 2% hay 3% thì còn phải xem xét kĩ song tôi tin rằng tỷ lệ 1% là hợp lý, do 1% là một tỷ lệ không hề nhỏ đối với một nhà đầu tư nên bản thân họ phải hành động dựa trên lợi ích của 1% đó.

Lãnh đạo doanh nghiệp phản đối

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Intracom lo ngại về vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh. Theo ông Việt, đối thủ hoàn toàn có thể mua 1% cổ phần để làm khó dễ cho doanh nghiệp. "Cổ đông muốn có quyền lợi cao thì cần chuyên nghiệp. Tôi đồng ý là giảm nhưng nếu giảm mạnh về 1% thì cần suy nghĩ kỹ", ông Việt cho hay.

Trong khi đó, ông Phan Lê Hoàng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific Corporation) cho rằng việc bỏ điều kiện sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng là phù hợp, vì đã là cổ đông của công ty thì đương nhiên cổ đông phải được thực hiện ngay các quyền của mình mà không phân biệt cổ đông cũ hay cổ đông mới. 

Tuy nhiên, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% xuống còn 1% thì không phù hợp, không đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

"Bảo vệ quyền lợi cho cổ đông nhỏ là việc làm đúng, nhưng để ổn định công ty thi vẫn cần phải có một tỷ lệ nhất định để biểu quyết theo số đông, đảm bảo cho quyền lợi cũng như trách nhiệm cổ đông lớn", ông Hoàng nói.

KIỀU LINH

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

CTCK rục rịch chuẩn bị chuyển đổi sang KRX trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05

Trong các ngày gần đây, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) phát đi thông báo về kế hoạch chuyển đổi hệ thống mới KRX và lịch cung cấp dịch vụ trong thời gian chuyển...

UBCKNN: Chưa đủ cơ sở chấp thuận hệ thống KRX vận hành ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khẳng định chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HOSE đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành chính chính thức vào...

HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX

Ngày 21/04, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK) kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới (KRX)...

Chứng khoán Việt Nam - “cá lớn trong ao nhỏ” ở thị trường cận biên

Theo các chuyên gia từ PHS, thị trường chứng khoán Việt Nam được ví như “cá lớn nằm trong ao nhỏ” khi quy mô vốn hóa và thanh khoản đều vượt trội hoàn toàn so với...

FTSE Russell và Morgan Stanley làm việc với UBCKNN về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chiều 11/04/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với đoàn...

Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4

Ngày 15/4 là thời hạn các công ty chứng khoán phải xong việc rà soát, đánh giá an toàn thông tin và triển khai biện pháp khắc phục điểm yếu của các hệ thống phục vụ...

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh từ năm 2028

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

Giải pháp gỡ nút thắt pre-funding được FTSE Russell đánh giá khả thi

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và xem xét mở rộng hoạt động

Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và...

Khơi thông lại đường để doanh nghiệp FDI lên sàn

Sau khi Nghị định 38/2003 hết hiệu lực, vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán không còn được nhắc đến trong các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98