Nhịp đập Thị trường 07/10: VCS "nằm sàn", VN-Index sụt gần 5 điểm

07/10/2019 15:24
07-10-2019 15:24:45+07:00

Nhịp đập Thị trường 07/10: VCS "nằm sàn", VN-Index sụt gần 5 điểm

Trái ngược so với phiên sáng khi VN-Index dành hầu hết thời gian nằm trên mốc tham chiếu, chỉ số luôn mang trong mình sắc đó và liên tiếp lao dốc trong phiên chiều.

Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 0.46%, đạt mức 983.09 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 1.43 điểm và đạt mức 103.73 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 245 mã tăng điểm và 328 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 cũng nghiêng về bên bán khi cả rổ có 6 mã tăng, 21 mã giảm và 3 mã đứng giá.

Áp lực bán mạnh đã khiến VCB đảo chiều giảm trở lại. Thêm vào đó, sắc đỏ trên hàng loạt các Large Cap trong rổ VN30 chính là nguyên nhân đã tạo nên đà giảm cho VN-Index, trong đó những mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số là VIC, TCBMSN. Ở phía tăng điểm, SAB, VNMGAS là những mã cổ phiếu giúp cho thị trường kìm hãm đà giảm sâu.

Lực cung dần được đẩy mạnh trong nửa cuối phiên chiều khi hàng loạt các nhóm ngành trên thị trường sụt giảm hoặc đảo chiều giảm trở lại. Chứng khoán, công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng là những ví dụ điển hình cho điều này.

Nhóm ngân hàng sau phiên kết phiên với sắc đỏ mở rộng khi cả nhóm chỉ còn 2 mã tăng điểm ở mức thanh khoản thấp,  trong khi hàng loạt các mã như VPB, TCB, VIB, MBB bị “xả hàng” mạnh và có điều chỉnh sâu hơn 1%. Nhóm chứng khoán cũng có diễn biến tương đồng khi sắc đỏ hơn 2% cùng thanh khoản lớn xuất hiện trên SSI, HCM, SHS.

Diễn biến nhóm công nghệ thông tin cũng không khá khẩm gì hơn khi Large Cap FPT thoái lùi hơn 2%, bộ đôi nhà Viettel là VGICTR cũng giảm quanh mốc 2%.

Sắc đỏ đang lan tỏa trên hầu hết các mã của ngành bất động sản dân dụng. Cụ thể, bộ đôi nhà Vingroup là VIC, VHM nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu, DXG, NVLHDG thì giảm từ gần 2% đến 3%,…. Trong khi đó, sắc xanh trên LDG, IJC, DIG cũng dần bị thu hẹp. CCL là mã nổi bật của ngành khi có mức tăng đột biến 5%, song thanh khoản của mã lại không mấy ấn tượng.

Nhóm hàng không có diễn biến không mấy khởi sắc. Cả HVNVJC đều xuất hiện sắc đỏ với mức giảm lần lượt là 1.5% và 0.1%.

Ngày 04/10 vừa qua, VCS đã công bố ước tính về kết quả kinh doanh quý 3/2019 với lợi nhuận trước thuế của VCS trong quý 3/2019 ước đạt 408 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 350 tỷ đồng. Các chỉ tiêu lợi nhuận này tăng gần 30% so với quý 3/2018. Vậy mà trớ trêu thay, diễn biến của cổ phiếu trên sàn lại trái ngược khi giảm kịch sàn trong tình trạng trắng bên mua. Thanh khoản của mã cũng đạt mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Khối ngoại cũng đã tranh thủ giải ngân với mã này khi kết phiên mua ròng hơn 30,000 cổ phiếu.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 0.46%. Ngược lại, chứng khoán hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 2.46%.

Khối ngoại bán ròng gần 40 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng 0.11 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu DIG và VRE trên sàn HOSE. VCS và SHS hiện đang là 2 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h: Ngày càng bi quan

Sự mạnh dần lên của bên bán đang đặt dấu chấm hết cho sự giằng co của thị trường khi các chỉ số đang lao dốc trở lại. Hiện tại, VN-Index đã giảm hơn 2 điểm và HNX-Index giảm gần 1 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 211 mã tăng điểm và 265 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 đã nghiêng về bên bán khi số mã tăng là 8, trong khi số mã giảm đã là 17.

Ở chiều tăng điểm, phiên chiều nay ngoài VCB còn có sự góp mặt của SAB khi cả hai đều tăng hơn 1% và góp hơn 1 điểm vào VN-Index. Tuy nhiên, với sức ép mạnh đến từ sắc đỏ của hàng loạt các mã như VIC, VHM, BID, VPB, chỉ số đã lao dốc dần và rơi khỏi mốc tham chiếu.

Sắc đỏ đã và đang mở rộng trong nhóm chứng khoán khi toàn nhóm chỉ có vài mã tăng điểm. Điểm sáng nhất trong nhóm nằm ở ORS khi mã này tiếp tục tăng trần sau thông tin TPBank sẽ mua 4 triệu cp trong đợt chào bán riêng lẻ của Chứng khoán Tiên Phong. Trong khi đó, hàng loạt các mã như FTS, MBS, CTS, HCM điều chỉnh hơn 1%.

Trong bối cảnh thị trường dần tiêu cực hơn, dòng tiền đã được tái kích hoạt ở nhiều cổ phiếu nhóm Mid Cap và Small Cap, điển hình là bộ đôi ASMIDI. Cả đã “chạy” trở lại trong phiên chiều nay sau nhiều phiên rung lắc liên tiếp và hiện đang tăng ở mức lần lượt là 5.5% và 3.1%. CMX, TDC cũng là những trường hợp tương tự.

Trong tuần 07-11/10, có 14 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt (tỷ lệ 0.5% đến 200%) và 4 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu. Song số mã có biến động mạnh chỉ có hai, đó là WCS (đứng đầu trong những mã trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 200%) và SHA ( đứng đầu trong những mã trả cổ tức bằng cổ phiếu ở tỷ lệ 100:10). Kịch bản của cả hai khá tương đồng khi được một lượng cầu lớn chảy vào, qua đó giúp mã thu hẹp đà giảm và dao động quanh tham chiếu.

Chăm sóc sức khỏe hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.74%. Ngược lại, vật liệu xây dựng hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.94%.

Phiên sáng: Tiếp tục giằng co

Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0.01%, đạt mức 987.58 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.91 điểm và đạt mức 104.25 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 211 mã tăng điểm và 265 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 11 mã tăng, 16 mã giảm và 3 mã đứng giá.

Trụ chính mang lại sắc xanh của VN-Index trong sáng nay là VCB, theo sau đó là VNM và SAB và đã giúp kéo chỉ số tăng hơn 1 điểm. Ở chiều giảm điểm, VPB cùng với bộ đôi họ Vingroup là VHM, VIC là những tác nhân chính kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Nhóm ngân hàng có diễn biến không mấy khởi sắc trong phiên sáng nay. VCB và STB là những cổ phiếu nổi bật của ngành khi đều xuất hiện sắc xanh và tăng gần 1.5%. Việc STB đã công bố thông tin lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 2,491 tỷ đồng và tăng 89.5% so với cùng kỳ năm trước giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tích cực hơn về cổ phiếu này. Ngược lại, TCB, BID và TPB đều nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Sự bi quan đang bao trùm trên phần lớn cổ phiếu của nhóm chứng khoán. Cụ thể như SHS, VNDBVS đều giảm từ mức 1.1% đến gần 2.5%. Ngược lại, AGRTVB xuất hiện sắc xanh nhưng sắc xanh không quá 1%.

Cùng chiều với diễn biến của nhóm chứng khoán, nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng có một phiên sáng khá ảm đạm. NTC, SZLTIP đều xuất hiện sắc đỏ với mức giảm lần lượt là 1.1%, 2.7% và 1%.

Nông - lâm - ngư hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 0.65%. Ngược lại, vật liệu xây dựng hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.32%.

Khối ngoại bán ròng hơn 42 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu DIG và VRE trên sàn HOSE. VCS và PVS hiện đang là 2 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Rung lắc quanh mốc tham chiếu

Sự cân bằng giữa lực cung và lực cầu hiện là nguyên nhân đằng sau sự giằng co khó chịu của thị trường. Độ rộng thị trường cũng thể hiện sự phân hóa với 192 mã tăng và 215 mã giảm điểm.

Độ rộng trong rổ VN30 đã dần cân bằng khi số mã tăng là 13 mã tăng, trong khi số mã giảm đã là 12. VCB với sắc xanh hơn 1% tiếp tục là trụ chính của thị trường và giúp kéo VN-Index tăng gần 1 điểm. Theo sau VCB là các mã GAS, VNM, PLX, SAB. Ở chiều ngược lại, ngoài VHM vẫn là tác nhân chính tạo sức ép tới chỉ số.

Sự phân hóa đang diễn ra trên khắp các nhóm ngành của thị trường, điển hình như công nghệ thông tin, bất động sản dân dụng, thủy sản. Song các điểm sáng trong từng nhóm vẫn được tìm thấy, ví dụ như LDG và IJC với mức tăng hơn 2% của nhóm bất động sản dân dụng; IDI, ACL tăng hơn 1% và CMX tăng trần của nhóm thủy sản, hay TTN bứt phá hơn 4% ở nhóm công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điểm chung của các nhóm này ở nằm ở dòng tiền khi thanh khoản của các mã này đều nằm ở mức thấp so với những phiên trước.

Ngân hàng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.57%, Song nếu so về số mã tăng/giảm trong nhóm thì lại khá đồng đều với 7 mã tăng và 6 mã giảm. VCB, LPBVBB là những gương mặt tăng hơn 1% trong nhóm, trong khi KLB là mã sụt giảm mạnh nhất gần 5%.

Ngược lại, vật liệu xây dựng hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.99%.

Tăng nhẹ đầu phiên

Thị trường mở phiên với sự thận trọng từ nhà đầu tư khi các chỉ số thị trường đang giằng co quanh mốc tham chiếu.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 191 mã tăng và 130 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 đang nghiêng về bên mua khi cả rổ có 14 mã tăng, 5 mã giảm và 9 mã đứng giá.

VCB với sắc xanh 1% hiện là lý do chính giúp VN-Index mở phiên với sắc xanh trên mình. Nhiều khả năng việc VCB đã công bố thông tin lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17,592 tỷ đồng, tăng gần 51% so với cùng kỳ, đạt gần 86% kế hoạch năm 2019 đã giúp tâm lý nhà đầu tư lạc quan hơn về cổ phiếu. Tuy nhiên, việc tham gia giải ngân trong giai đoạn này, theo góc nhìn kỹ thuật, vẫn là một quyết định đầy rủi ro.

Các mã GAS, CTG, VRE cũng góp phần lan tỏa sự tích cực tới thị trường. Ở chiều giảm điểm, VHM là tác nhân chính kìm hãm đà tăng của VN-Index.

Mở phiên, nhóm dầu khí cho thấy diễn biến khá khởi sắc với hàng loạt các mã hiện sắc xanh, điển hình như PVB tăng hơn 2%, BSR, OIL dao động quanh mốc 1%.

Diễn biến chỉ số HNX-Index có phần trái chiều với VN-Index khi hiện sắc đỏ sau phiên ATO, với nguyên nhân chính đến từ VCS khi mã này sụt giảm gần 6% sau một nhịp tăng hơn 30% từ đầu tháng 09/2019 tới nay.

Sản phẩm cao su hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.57%. Ngược lại, vật liệu xây dựng hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.93%.

Lý Hỏa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (59)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhịp đập Thị trường 26/04: Tâm lý dè chừng vẫn đang hiện diện

Đà tăng của VN-Index dừng lại với hơn 3 điểm tăng sau khi đã bị thu hẹp vào cuối phiên sáng. Đồng thời khối ngoại duy trì việc bán ròng cho thấy tình hình vẫn chưa...

Thị trường chứng quyền 26/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư thiếu ổn định

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/04/2024, toàn thị trường có 30 mã tăng, 93 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 3.2...

Chứng khoán phái sinh ngày 26/04/2024: Hiện tượng phân hóa đang diễn ra

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 25/04/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch liên tục suy giảm và nằm...

Vietstock Daily 26/04/2024: Tâm lý thận trọng bao trùm

VN-Index giảm nhẹ đồng thời hình thành mẫu hình nến High Wave Candle. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể và duy trì dưới mức trung bình 20...

Nhịp đập Thị trường 25/04: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất MWG, nhóm ngân hàng gây thất vọng

Kết phiên ngày 25/04, VN-Index tiếp tục dừng quanh mốc 1,205 điểm. Khối ngoại có phiên thứ 4 liên tiếp bán ròng, lần này đạt 200 tỷ đồng.

Thị trường chứng quyền 25/04/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04/2024, toàn thị trường có 120 mã tăng, 15 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 25/04/2024: Triển vọng phục hồi đang quay lại

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 24/04/2024. VN30-Index bật tăng mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến thân dài sau khi test...

Vietstock Daily 25/04/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu

VN-Index tăng mạnh đồng thời hình thành những phiên tăng giảm xen kẽ trong thời gian gần đây, cho thấy tình trạng giằng co vẫn chưa dừng lại. Hiện tại, chỉ báo...

Nhịp đập Thị trường 24/04: Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 28 điểm

Thị trường tiếp tục tích cực trong phiên chiều khi sắc xanh lan rộng ở nhiều nhóm ngành. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2.4%), lên mức 1,205.61...

Thị trường chứng quyền 24/04/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04/2024, toàn thị trường có 24 mã tăng, 111 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98