Nỗi lo "kỳ tích" GDP 9 tháng

04/10/2019 15:35
04-10-2019 15:35:00+07:00

Nỗi lo "kỳ tích" GDP 9 tháng

GDP 9 tháng cao nhất gần một thập kỷ, nhưng hạn chế của xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, đầu tư công... có thể là trở ngại cho tăng trưởng sắp tới.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, theo Tổng cục Thống kê. Với đặc thù nền kinh tế có độ mở cao, trong bối cảnh dòng chảy thương mại quốc tế ngày một phức tạp, kết quả này được giới phân tích đánh giá là "kỳ tích". Nhưng "kỳ tích" này đồng thời cũng đặt ra câu hỏi: "Động lực nào đã dẫn dắt đà tăng trưởng của nền kinh tế?". Nhìn sang các nước khác, kinh tế Ấn Độ chỉ tăng 5%, Trung Quốc tăng trưởng kinh tế thấp nhất 30 năm, còn Singapore mới đây đã hạ dự báo cả năm về 0%.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, kết quả này là "có cơ sở" khi những động lực dẫn dắt đà tăng đã có sự chuyển dịch. "Sự thay đổi của dòng chảy thương mại rõ ràng đã có những tác động, động lực hiện nay không phải là xuất khẩu như giai đoạn trước, thay vào đó là đầu tư và tiêu dùng nội địa. Nhưng đó là chuyện của hiện tại, năm sau sẽ thách thức hơn và tăng trưởng có thể sẽ không còn giữ được mức cao", TS Cấn Văn Lực nhận xét.

Công nhân làm việc trong một nhà máy ôtô tại Hải Dương. Ảnh: Phuong Nguyen

Nếu chia bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm thành hai mảng màu sáng và tối, thì ở gam màu kém tích cực hơn là sự tăng trưởng chậm lại của xuất khẩu, hoạt động sản xuất công nghiệp dù duy trì đà tăng nhưng không cao như cùng giai đoạn nhiều năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng ước đạt gần 383 tỷ USD, với xuất khẩu đạt hơn 194 tỷ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hơn 8% là mức tăng cao nếu so với dự báo của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đưa ra ngày 1/10, thương mại toàn cầu có thể chỉ tăng 1,2% trong năm nay. Nhưng nếu so với cùng kỳ hai năm gần nhất, tỷ lệ này đã giảm mạnh, 9 tháng năm 2018 xuất khẩu tăng 15,8%, trước đó một năm tỷ lệ này đạt trên 20%.

Bộ Công Thương, các công ty chứng khoán bắt đầu đề cập đến khả năng suy giảm xuất khẩu, khi thương chiến Mỹ - Trung quá nhanh so với những dự báo trước đó. "Làn sóng siêu toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự dịch chuyển sản xuất tới các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, các nước này đang đối mặt với 'làn gió ngược' khi thương mại quốc tế hình thành xu hướng giảm trong 2 năm vừa qua", nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định.

Trong những thị trường chủ chốt, Trung Quốc là cái tên đáng chú ý. Nhập siêu từ thị trường này đạt gần 28 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính do sự giảm sút của hoạt động xuất khẩu. "Những quy định mới về hạn chế nhập tiểu ngạch khiến xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh", ông Nguyễn Trung Tiến, Vụ trưởng Thống kê thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê) nói. Theo các chuyên gia, động thài này khiến Trung Quốc không còn là "thị trường dễ tính" với doanh nghiệp Việt và tác động là điều khó tránh.

Với những thị trường khác, tốc độ tăng trưởng dù duy trì nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu của sự khó khăn. Riêng với Mỹ, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của Tổng thống Donald Trump khiến kết quả tích cực có thể phản tác dụng. Bloomberg trong bài viết mới đây nói "Việt Nam có thể mắc kẹt giữa những xung lực đối lập từ thương chiến", dù trước đó hãng tin này gọi Việt Nam là "người chiến thắng".

Khía cạnh thứ hai là công nghiệp chế biến - chế tạo. 9 tháng đầu năm, ngành này tăng 11,37%, là động lực quan trọng nhất giúp GDP tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất, SSI Research gọi đây là "kết quả bất ngờ" bởi một số chỉ tiêu có sự không trùng khớp. 

Theo nhóm nghiên cứu, cấu phần đóng góp chính cho sự tăng trưởng của công nghiệp chế biến - chế tạo là công nghiệp điện tử, với mức tăng 14,6%, chủ yếu do khu vực sản xuất điện thoại. "Dẫu vậy, có sự không trùng khớp giữa chỉ số công nghiệp với tăng trưởng sản lượng điện thoại. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu điện thoại quý III cũng chỉ có chút ít cải thiện", báo cáo SSI Research viết.

Gam màu tối thứ ba trong bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm là đầu tư công. Vốn đâu tư từ nguồn ngân sách 9 tháng chỉ tăng 4,8%, mức thấp nhất giai đoạn 5 năm gần đây và bằng chưa tới một nửa mức tăng của năm 2018. "Nút thắt đầu tư công đang là một nguyên nhân khiến tăng trưởng chậm lại", SSI Research nhận định. Còn TS Cấn Văn Lực thì cho rằng đây là yếu tố phải "cải thiện ngay" nếu muốn giữ tốc độ tăng kinh tế.

Công nhân làm việc tại dự án đường sắt trên cao. Ảnh: Reuters

Khi xuất khẩu chậm lại, thương chiến bắt đầu có tác động, gam màu sáng với sự duy trì của khu vực tiêu dùng trong nước, đầu tư và doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục đã bù đắp cho sự sụt giảm. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng hơn 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, kết quả này chỉ thấp hơn cùng giai đoạn năm 2018 nhưng cao hơn ba năm trước đó 2015-2017. Nếu loại trừ yếu tố giá, tốc độ tăng đạt khoảng 9,2%. 

"Trong khi xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ dòng chảy thương mại toàn cầu, tiêu dùng trong nước là điểm sáng giúp cân bằng lại đà giảm", TS Cấn Văn Lực nói.

Về khía cạnh đầu tư, làn sóng chuyển dịch - điều đã được dự báo khi thương chiến leo thang - vẫn còn "hiệu nghiệm". Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng giảm về số đăng ký nhưng tăng về vốn thực hiện. Con số thực hiện ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì ở mức cao, tăng hơn 82%.

Doanh nghiệp tăng cao kỷ lục cũng được đánh giá là gam màu sáng trong bức tranh tổng thể. 9 tháng đầu năm có hơn 102.000 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế hơn 3 triệu tỷ đồng. Khảo sát của cơ quan thống kê, quá nửa số doanh nghiệp được hỏi "đánh giá xu hướng sẽ tốt lên", trong khi chỉ có 12% đánh giá là kém tích cực.

Dù vậy, trong bối cảnh những yếu tố không chắc chắn ngày một gia tăng, những dự báo đã trở nên thận trọng hơn dù kinh tế 9 tháng cao nhất gần một thập kỷ. Dự báo về tăng trưởng cả năm, các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,8% như mục tiêu từ đầu năm của Chính phủ. Nhưng sang năm 2020, nhiều ý kiến cho rằng "tình thế có thể không tích cực như hiện tại". 

"Thương chiến leo thang, chủ nghĩa bảo hộ thương mại nổi lên đã có những tác động nhất định, ví dụ như xuất khẩu. Nhưng tất cả đều thấy rằng, từ nay đến hết năm và năm tới, thách thức sẽ lớn hơn. Chính vì thế mà năm tới, vấn đề tăng trưởng nên được cân nhắc ở mức thấp hơn, có thể trong khoảng 6,5-6,7%", TS Cấn Văn Lực nói.

Minh Sơn

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98