Đến lượt Google nhảy vào lĩnh vực ngân hàng

14/11/2019 20:30
14-11-2019 20:30:00+07:00

Đến lượt Google nhảy vào lĩnh vực ngân hàng

Google trở thành tên tuổi lớn mới nhất trong làng công nghệ công bố sản phẩm tài chính mới cho người dùng - lần này là các tài khoản vãng lai.

Công ty này cho biết có kế hoạch hợp tác với các ngân hàng và công đoàn tín dụng ở Mỹ để cung cấp các tài khoản vãng lai "thông minh".

Họ cho biết dịch vụ này, được ra mắt thông qua Google Pay, sẽ cho phép người dùng thêm các công cụ phân tích của Google vào những sản phẩm ngân hàng truyền thống.

Động thái trên diễn ra sau khi Facebook, Uber, Apple và Amazon đưa ra các dịch vụ thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán và cho vay.

Mặc dù có các sản phẩm và kế hoạch khác nhau nhưng những gã khổng lồ công nghệ bước vào thế giới ngân hàng đều có chung động lực cơ bản: Làm cho họ “không thể thiếu được” đối với người dùng, Gerard du Toit, đồng sở hữu tại công ty tư vấn Bain & Co, nhận định.

"Tất cả họ đang cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người dùng và giành chiến thắng cho hệ sinh thái và nền tảng của họ", ông nói.

Thẻ tín dụng và các khoản vay kinh doanh của Amazon nhằm mục đích thúc đẩy mảng kinh doanh thương mại điện tử; trong khi Uber Money đang cung cấp thẻ tín dụng, tài khoản ghi nợ và các công cụ theo dõi tiền để phục vụ các hoạt động taxi của công ty này.

Facebook cho biết dịch vụ Facebook Pay sẽ bổ sung cho các công cụ nhắn tin của họ.

Cả Google lẫn Apple - cặp đôi đã hợp tác với bộ phận người tiêu dùng mới của Goldman Sachs, Marcus về thẻ tín dụng như một phần của dịch vụ Apple Pay và Wallet - đều muốn làm cho iPhone và Android trở nên “thiết yếu”.

Đặt chân vào các dịch vụ tài chính cũng sẽ cung cấp thông tin Google và Facebook cho doanh nghiệp quảng cáo của họ, giúp theo dõi những quảng cáo nào dẫn đến mua hàng, ông du Toit phân tích.

Các động thái bước vào lĩnh vực ngân hàng có thể làm tăng thêm những cuộc tranh luận về các gã khổng lồ công nghệ, vốn đã đối mặt với những điều tra liên quan đến cạnh tranh, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.

Một số quan chức cũng bày tỏ lo lắng về những lỗ hổng trong giám sát tài chính khi hoạt động phát triển xảy ra bên ngoài ngân hàng truyền thống. Và trong những ngày gần đây, New York tuyên bố sẽ điều tra Apple, sau những cáo buộc thẻ tín dụng của họ dựa trên thuật toán "phân biệt giới tính".

Ông du Toit cho biết những lo ngại về quản lý cho thấy "có con ruồi trong súp" đối với các công ty công nghệ.

"Họ sẽ phải rất cẩn thận", ông nói.

Quan hệ đối tác

Trong nhiều trường hợp, các công ty công nghệ đang làm việc với những ngân hàng truyền thống - dấu hiệu cho thấy họ ý thức được các vấn đề tiềm ẩn, ông nói.

Google cho biết các đối tác tại Mỹ, Citigroup được cho là nằm trong số đó, sẽ bắt đầu cung cấp các tài khoản vào năm 2020.

"Chúng tôi tin rằng bí quyết quản lý và tài chính của các đối tác là sự bổ sung tuyệt vời cho kinh nghiệm của chúng tôi trong việc xây dựng những công cụ và công nghệ hữu ích cho người dùng", Google nói trong một tuyên bố.

Tụt hậu so với Trung Quốc

Amazon đã cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ kể từ năm 2011 và ra mắt thẻ tín dụng của họ cùng với JP Morgan Chase vào năm 2017.

Nhưng ở một số phương diện, sự nhộp nhịp đó trong năm nay là dấu hiệu cho thấy Mỹ đã bị “trễ tiệc”.

Tại Trung Quốc và một số quốc gia khác, các công ty công nghệ đã nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực ngân hàng, do được thúc đẩy bởi nhu cầu lấp đầy những khoảng trống của ngành tài chính truyền thống để lại, tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp của họ, dù đó là công ty thương mại điện tử hay công ty giao hàng thực phẩm.

Tuy nhiên, tại Mỹ, nhu cầu đó ít cấp bách hơn, một phần nhờ vào sự phổ biến của thẻ tín dụng và các "giải pháp đủ tốt" khác, ông du Toit nói.

Các dịch vụ thanh toán công nghệ lớn được cung cấp bởi AntChat của Alibaba và WeChat của Tencent hiện chiếm khoảng 16% GDP của Trung Quốc, so với chưa đến 1% ở Mỹ, theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), một tổ chức được 60 ngân hàng trung ương trên thế giới ủng hộ.

"Các công ty công nghệ ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng bởi vì họ tin rằng họ có thể cung cấp giải pháp tốt hơn về mặt vật chất cho khách hàng", ông nói.

Tháng trước, khi bảo vệ lợi ích của công ty trước Quốc hội Mỹ trong việc phát triển tiền điện tử Libra, CEO Facebook, Mark Zuckerberg, đã nêu ra mối đe dọa từ sự cạnh tranh của Trung Quốc.

"Tôi cho rằng cơ sở hạ tầng tài chính ở Mỹ đã lỗi thời", ông nói.

"Thí nghiệm Darwin"

Khi các công ty công nghệ bắt đầu tận dụng tầm phổ biến rộng lớn của họ, mối quan hệ khách hàng chặt chẽ và các tập hợp dữ liệu khổng lồ, các ngân hàng "đã giật mình tỉnh giấc" trước mối đe dọa này, dẫn đến các mối cộng tác và kế hoạch "bằng mặt nhưng không bằng lòng" không hề dễ dàng khác, ông du Toit nói.

Với các công ty công nghệ đã vượt ra khỏi phạm vi thẻ tín dụng, những ngân hàng khu vực sẽ bị bỏ lại phía sau; trong khi các công ty công nghệ tài chính nhỏ hơn bị buộc phải rời khỏi cuộc chơi hoặc bị mua lại, ông du Toit nói.

"Đôi khi tôi mô tả đây là một thí nghiệm khổng lồ của Darwin về những vụ hợp tác khác nhau của các ngân hàng và những 'ông lớn' công nghệ. Sẽ có một số đột biến thành công và những đột biến thất bại", ông nói.

Mặc dù những nỗ lực xây dựng Google Pay trước đây của Google không đạt được nhiều sức hút ở Mỹ, nhưng công ty này đã phát triển được mảng kinh doanh thanh toán quan trọng ở Ấn Độ, nơi một cuộc khảo sát của Bain & Co cho thấy hơn một nửa số người được hỏi trả lời đã sử dụng nền tảng này trong 12 tháng qua .

"Tôi sẽ không loại trừ chúng", ông du Toit nói.

Nhã Thanh (Theo BBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98