Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Yêu cầu tổng thầu Trung Quốc sang giải quyết

15/01/2020 16:33
15-01-2020 16:33:37+07:00

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Yêu cầu tổng thầu Trung Quốc sang giải quyết

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2A, Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh nhiều lần, đến nay vẫn chưa xác định chính thức thời gian hoàn thành dự án mặc dù đã bước sang năm 2020, sau gần 10 năm thi công.

* Phó thủ tướng yêu cầu sớm đưa Cát Linh - Hà Đông vào khai thác

* Hàng trăm nhân viên đường sắt Cát Linh - Hà Đông bỏ việc

* Kéo dài đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 20km

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Yêu cầu sếp Tổng Cục 6 đường sắt Trung Quốc sang giải quyết
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông không biết bao giờ mới đi vào khai thác thương mại?

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đưa dự án vào vận hành khai thác nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn; những sai phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật. 

Trước áp lực trì trệ của dự án, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã làm việc với Tổng giám đốc Tổng thầu Trung Quốc tại Hà Nội. 

Bộ Giao thông Vận tải cũng đã yêu cầu Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam làm việc và phải chỉ rõ những công việc tồn tại, hướng giải quyết, xác lập chi tiết thời hạn hoàn thành dự án.

Đồng thời, đề nghị tư vấn độc lập này có những đánh giá chặt chẽ cụ thể với Tổng thầu, yêu cầu khắc phục triệt để các tồn tại của dự án này nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, những khó khăn làm gia tăng chi phí của Tổng thầu từ việc cung cấp hồ sơ hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Tổng thầu bắt nguồn từ sai sót của Tổng thầu trong việc thỏa thuận với các nhà thầu phụ sản xuất, cung cấp vật tư thiết bị liên quan.

Đến nay, Tổng thầu chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng EPC đã ký kết và chủ đầu tư sẽ tiếp tục yêu cầu Tổng thầu thực hiện cũng như xử lý các chậm trễ, vi phạm cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05 km, gồm 12 ga và 1 khu Depot. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải, đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đường sắt.

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 8.770 tỷ đồng (552,86 triệu USD). Tổng mức đầu tư sau đó tăng lên 18.002 tỷ đồng (868 triệu USD). Trong đó, vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng là 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD).

Dự án khởi công từ tháng 10/2011 và kế hoạch hoàn thành, đưa vào khai thác thương mại năm 2015. Tuy nhiên, sau nhiều lần lùi tiến độ, đến nay, dự án vẫn chưa hẹn ngày về đích dù Bộ Giao thông Vận tải liên tiếp đưa ra các mốc thời gian vận hành khai thác và thất hẹn.

Không chỉ chây ỳ về tiến độ, tư vấn độc lập của Pháp còn đưa ra nhiều khuyến cáo về sự an toàn của tuyến đường sắt do Trung Quốc thực hiện. Trong khi đó, Tổng thầu Trung Quốc thừa nhận bị “mất giấy tờ” khi không cung cấp được đầy đủ trong hồ sơ dự án mà tư vấn Pháp yêu cầu. Và nếu muốn có, chỉ có cách “làm giả” mà thôi.

AN NHIÊN

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đà Nẵng hủy chủ trương đầu tư KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 – phần mở rộng

Lý do UBND TP. Đà Nẵng thu hồi là chưa đảm bảo về thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư; chưa đảm bảo về trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh đối với phần...

Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ phương án đầu tư 2 đoạn tuyến cao tốc do VEC quản lý

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về phương án đầu tư 2 tuyến đường bộ cao tốc do VEC quản lý là Cầu...

Hà Nội đặt mốc khởi công đường vành đai 4 vào ngày 19/5

UBND TP Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đảm bảo khởi công đường vành đai 4 vào dịp 19/5.

Đề xuất mở rộng các tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn...

5 thách thức khi phát triển đô thị nén của TP HCM

Bài toán nguồn vốn, quỹ đất, thủ tục pháp lý và trên hết là công tác giải phóng mặt bằng đặt ra thách thức lớn cho kế hoạch phát triển đô thị nén của TP HCM.

Chậm nhất tháng 9-2025 sẽ khởi công cầu đường Nguyễn Khoái

Sở Giao thông công chánh TP.HCM cho biết sẽ khởi công dự án cầu đường Nguyễn Khoái chậm nhất vào tháng 9-2025.

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư khu công nghiệp 384ha kết nối cảng hàng không

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Đông Bắc Sân bay, Khu kinh tế Vân Đồn rộng gần 348ha nằm tại xã Đài Xuyên...

Chủ tịch TP Hà Nội "chốt" lịch phá dỡ toà nhà "hàm cá mập"

Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị phấn đấu hoàn thành phá dỡ tòa nhà "hàm cá mập", thu dọn mặt bằng trước ngày 30-4.

Thủ tướng: Không lùi tiến độ sân bay Long Thành, nếu chậm tiến độ thì thay người

Chiều 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra hiện trường một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm gồm sân bay quốc tế Long Thành, tuyến cao tốc Biên...

Thông tin mới về điều chỉnh chủ trương đầu tư đường bộ cao tốc kết nối Thủ đô

Chính phủ đồng ý điều chỉnh đầu tư mở rộng quy mô đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98