5 thách thức khi phát triển đô thị nén của TP HCM

24/03/2025 10:23
24-03-2025 10:23:00+07:00

5 thách thức khi phát triển đô thị nén của TP HCM

Bài toán nguồn vốn, quỹ đất, thủ tục pháp lý và trên hết là công tác giải phóng mặt bằng đặt ra thách thức lớn cho kế hoạch phát triển đô thị nén của TP HCM.

TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) là một nội dung mà TP HCM được trao cơ chế đặc thù trong Nghị quyết 98. Nếu triển khai tốt, mô hình này có thể trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp thành phố đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số và tạo hiệu ứng lan tỏa đến nhiều lĩnh vực khác.

Theo kế hoạch đề ra, đến năm 2035, TP HCM sẽ phát triển 335 km đường sắt đô thị và thí điểm phát triển 11 khu đô thị TOD. Tuy nhiên quá trình hiện thực hóa kế hoạch của thành phố đang gặp nhiều khó khăn, tốc độ triển khai chậm. Theo đánh giá của giới chuyên gia, nếu duy trì tốc độ hiện tại, thành phố có thể mất tới 100 năm để đạt được mục tiêu này.

Nhận diện những khó khăn mà TP HCM đang đối mặt khi phát triển mô hình TOD, Tiến sĩ Trần Du Lịch, cho rằng có 5 thách thức lớn cần giải quyết gồm: cơ chế, quy hoạch, ngân sách, nguồn lực và quỹ đất.

Cơ chế triển khai TOD hiện nay, theo đánh giá của ông Trần Du Lịch, phân mảnh và rời rạc, thủ tục pháp lý chồng chéo, đa khâu, liên đới nhiều sở, ban, ngành khiến quá trình phê duyệt thủ tục, phát triển dự án khó khăn.

Công tác quy hoạch của TP HCM khó xử lý, hiện trạng không khác gì một trang giấy đã bị vẽ lung tung, muốn điều chỉnh lại còn khó hơn vẽ mới.

Bất động sản khu Đông TP HCM với các cao ốc, chung cư, dự án... tháng 1/2025. Ảnh: Quỳnh Trần

Về cơ chế vốn và nguồn lực, hiện nay nguồn vốn vay làm TOD bị bó hẹp với quy định tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng. Trong khi đó, đặc thù phát triển TOD đòi hỏi quỹ đất lớn, thời gian dài, chi phí tốn kém. Ngoài ra, các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM đang áp dụng mô hình TOD chủ yếu qua nghiên cứu độc lập dựa trên kinh nghiệm và tài liệu của các nước đi trước, nhà nước chưa có khung tiếp cận chung và nghiên cứu riêng.

Cuối cùng, thách thức khó nhằn và tốn kém nhất để làm TOD là việc giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất. Ông Lịch nhận định giá đất TP HCM đang rất cao, dự kiến chi phí bồi thường, tạo lập quỹ đất sẽ rất lớn. Cùng với cơ chế vốn bó hẹp, tính khả thi và sức hấp dẫn của TOD đối với cả khu vực nhà nước và tư nhân bị giảm sút.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM, cho rằng công tác tạo lập quỹ đất là thách thức lớn nhất khi làm TOD. Thành phố đang có khoảng 64.000 ha đất có thể phát triển đô thị nén. Trong đó có 32.000 ha đất trống không ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng ít đến dân cư; 9.000 ha đất nông nghiệp, sản xuất có thể chuyển đổi công năng và 23.000 ha đất có dân cư hoặc các khu chức năng. Tỷ lệ đất cần giải phóng mặt bằng hiện khá lớn.

Đất xung quanh nhà ga metro thường được xem là "đất vàng", "đất kim cương" và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bất động sản. Dự án metro triển khai dài hạn, giới đầu cơ bất động sản thường lợi dụng thông tin để đi trước gom đất, thổi giá tăng cao gấp hàng chục lần, dẫn đến doanh nghiệp, nhà nước phải gánh chi phí bồi thường mặt bằng cao.

Đề ra giải pháp, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, nhà nước cần hoàn thiện cơ chế thực thi TOD thông suốt, đồng bộ, rút ngắn thời gian thủ tục. Giải pháp cho vấn đề này là thành lập hội đồng TOD chuyên trách mọi hoạt động liên quan đến phát triển đô thị TOD, với sự điều hành của lãnh đạo thành phố. TP HCM cũng cần xây dựng cơ chế đặc thù để tạo lập quỹ đất lớn, trao thẩm quyền trong việc hoán đổi, chuyển đổi chức năng, mục đích sử dụng đất nhằm đồng bộ quỹ đất phát triển đô thị dọc các trục giao thông lớn.

Về câu chuyện nguồn vốn, ông Đặng Huy Đông, Nguyên thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư, gợi ý cần thúc đẩy sự tham gia sâu hơn và rộng hơn của các doanh nghiệp trong nước khi phát triển đô thị TOD. Ông cho biết theo cơ chế trước đây, các nhà thầu Việt Nam chỉ ngồi ghế phụ, nhà thầu nước ngoài cầm trịch. Nhưng nếu thành phố mạnh dạn trao quyền, tạo cơ chế cho nhà thầu trong nước được phụ trách chính từng mảng theo thế mạnh đặc thù, không chỉ nhà thầu có thể nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn giúp cho chi phí triển khai đầu tư TOD giảm 30% so với trước đây.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Tùng, Phó nhóm TOD thuộc chương trình GCIP (thúc đẩy xây dựng các đô thị xanh bền vững), cho rằng cần tăng cường hợp tác công tư để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư TOD. Việc tận dụng chuyên môn và nguồn vốn từ khối tư nhân cũng là kinh nghiệm nhiều nơi thực hiện TOD thành công như Hong Kong, Thâm Quyến... Trong đó, nhà nước đưa ra những kiến tạo ban đầu, sau đó tư nhân phát huy kiến tạo đó để mang lại giá trị.

Ông Nguyễn Đắc Phước, Trưởng ban quản lý dự án 3, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, cũng đề xuất trong quá trình lập quy hoạch khu vực TOD, thành phố nên kết hợp việc lấy ý kiến và tham vấn từ người dân chịu tác động và nhà đầu tư tiềm năng có dự định phát triển dự án trong khu vực TOD. Điều này nhằm hướng tới mục tiêu đẩy nhanh quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đồng thời tăng khả năng tham gia của khối tư nhân trong quá trình phát triển đô thị TOD.

Về phát triển kế hoạch sử dụng nguồn quỹ đất hợp lý với các dự án đầu tư đô thị trong khu vực TOD, ông Phước đề xuất, sau khi quy hoạch khu vực TOD đã được phê duyệt, việc phát triển các dự án đô thị có thể triển khai theo 3 hình thức. Đầu tiên là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; tiếp đến là đấu giá quyền sử dụng đất với các lô đất sạch; cuối cùng sẽ sử dụng vốn ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng các dự án phát triển đô thị trong lớp lõi (200 m xung quanh các nhà ga).

Phương Uyên

Vnexpress

- 09:21 24/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nâng công suất sân bay Phú Quốc lên 18 triệu khách/năm, có nhà ga VIP đến năm 2030

Ngày 15/04, Bộ Xây dựng quyết định phê duyệt quy hoạch cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhu cầu sử dụng đất của cảng...

Phương án xây cầu gần 19.4 ngàn tỷ thay phà Cát Lái kết nối Đồng Nai và TPHCM

Phương án xây dựng cầu chiều dài gần 11.4km thay phà Cát Lái hiện hữu dự kiến tổng mức đầu tư gần 19.4 ngàn tỷ đồng, chia làm 4 dự án thành phần.

Đề nghị dừng lập quy hoạch đô thị khi sắp xếp xã, phường

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 - thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu...

Dự báo nguồn cung bất động sản công nghiệp tại 3 thành phố lớn

Avison Young Việt Nam dự báo nguồn cung tương lai của bất động sản công nghiệp tại TPHCM là 1,759ha, tập trung phần lớn tại Bình Chánh; Hà Nội 4,714ha được phân bổ...

TPHCM khởi công và khánh thành nhiều công trình chào mừng đại lễ 30/4

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TPHCM đồng loạt triển khai và tổ chức khởi công, thông xe kỹ thuật...

Thông tin mới về ‘siêu dự án’ đường sắt hơn 200.000 tỷ nối với Trung Quốc

Bộ Xây dựng đang xin ý kiến Dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài 461,5km với tổng vốn đầu tư hơn 200.000 tỷ đồng.

Cần Thơ giới thiệu khu công nghiệp 815ha cho Tập đoàn LH của Hàn Quốc

Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 4, nằm trong tổng thể quy hoạch khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh. Khu công nghiệp có quy mô 815ha được lãnh đạo TP Cần Thơ...

Bình Định duyệt đầu tư 3 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 160ha

UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư 3 cụm công nghiệp nằm trên địa bàn huyện Phù Cát, huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn với tổng diện tích gần 163ha, vốn...

Huế mời nhà đầu tư đề xuất KCN hơn ngàn tỷ tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

UBND TP. Huế thông báo mời đăng ký đề xuất đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp số 2 tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với...

Lâm Đồng thành lập cụm công nghiệp Đạ Oai hơn 40ha

Ngày 03/04, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định thành lập cụm công nghiệp (CCN) Đạ Oai tại xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai với diện tích gần 40.8ha, tổng vốn đầu tư hơn 172...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98