Trục xoay mảng khu công nghiệp của PC1

20/03/2025 09:16
20-03-2025 09:16:21+07:00

Trục xoay mảng khu công nghiệp của PC1

Nhận thấy tình hình năng lượng không có nhiều thuận lợi trước quy hoạch 8, bên cạnh khả năng thu hồi công nợ từ EVN, lãnh đạo PC1 cách đây ba năm đã xoay trục khi xác định mảng bất động sản khu công nghiệp sẽ trở thành chiến lược dài hạn của Công ty kể từ sau đại dịch COVID-19.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, lãnh đạo CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) đề cập đến thị trường bất động sản công nghiệp đang trên đà phát triển, có sức hút đầu tư lớn nguồn vốn trong và ngoài nước. Đây cũng là năm Tập đoàn thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới.

Nắm lần lượt các doanh nghiệp KCN

Lãnh đạo PC1 cũng lần đầu chia sẻ việc chọn CTCP Western Pacific (WP) - chủ đầu tư khu công nghiệp Yên Phong IIA Bắc Ninh 159ha, bởi những lợi thế mà WP đã có trong phát triển BĐS KCN những năm gần đây, quỹ đất tiềm năng, nhân sự, đội ngũ đào tạo, bằng cấp, kinh nghiệm quản lý, vận hành các dịch vụ logistics, cảng thủy, vận hành kho thông minh, kinh nghiệm hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Ngay trong 2022, PC1 tự tin mảng BĐS KCN bắt đầu có lợi nhuận. Đồng thời đưa ra kế hoạch huy động 1,200 tỷ đồng từ trái phiếu để có nguồn vốn đầu tư vào WP. Đầu tháng 04/2022, WP trở thành công ty liên kết của PC1 sau khi Công ty hoàn tất mua 7 triệu cp từ các cổ đông hiện hữu và góp thêm 11.5 triệu cp phát hành mới, nâng tỷ lệ sở hữu lên 30.08% WP.

Tháng 11 cùng năm, PC1 mua toàn bộ cổ phần của Công ty NAIV (trụ sở tại Singapore) qua đó trở thành đối tác liên doanh, sở hữu 70% vốn CTCP Phát triển Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng (NHIZ, vốn điều lệ hơn 880 tỷ đồng), chủ đầu tư KCN Nomura quy mô 153ha tại Hải Phòng.

Nguồn: PC1

Western Pacific sở hữu những khu công nghiệp nào?

Bước sang 2023, PC1 thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế không nhiều thuận lợi của ngành năng lượng khi quy hoạch điện 8 vẫn trong giai đoạn chờ đợi ban hành. Tình hình tài chính của EVN gặp khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, kế hoạch thu hồi công nợ. Hoạt động phụ tải điện tăng trưởng thấp, một số vùng thậm chí tăng trưởng âm.

Doanh nghiệp xác định mục tiêu đến 2033 sẽ nâng quỹ đất KCN lên 1,500ha.

Sau nhịp giá FIT (Feed-in Tariffs) vào của năng lượng tái tạo năm 2021, lãnh đạo PC1 nhận thấy cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này giãn ra một nhịp 5 năm. Do đó tập đoàn đã điều chỉnh chiến lược tập trung sang BĐS KCN với khoản đầu tư vào WP, được coi là bước ngoặt. PC1 hướng đến những địa phương có lợi thế cạnh tranh và thu hút FDI thuộc top đầu.

“Chủ trương đầu tư 10 năm tối thiểu 1,500ha, hoàn toàn khả thi, thậm chí có phần khiêm tốn”, là những gì lãnh đạo PC1 nói trước cổ đông về câu hỏi xoay quanh con số 1,500ha. Đại diện PC1 cho hay các dự án mà Tập đoàn đang tiếp cận và làm việc có tổng diện tích trên 1,000ha.

Bên cạnh đó, KCN Nomura tại Hải Phòng dự kiến doanh thu 650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 110-120 tỷ đồng mỗi năm.

Chưa dừng ở đó, Tập đoàn muốn bành trước quỹ đất KCN ở khu vực phía Nam thông qua thương vụ mua 36% cổ phần CTCP Kho bãi Phú Bình, lãnh đạo cho biết chỉ là bước đầu. Tập đoàn dự kiến mua tối thiểu 55% cổ phần để thực hiện các dự án ở Vũng Tàu với quy mô khoảng 300ha/dự án.

Lãnh đạo cũng tự tin khi cho biết dự án Yên Phong (Bắc Binh) của WP đang có giá thuê 158-160 USD/m2, cao hơn kế hoạch ban đầu và dự kiến cuối 2023 bàn giao khách hàng đầu tiên.

Công ty còn trình lên Chính phủ 2 KCN Đồng Văn V và VI. KCN Yên Lư (Bắc Giang) quy mô 230ha bên cạnh cụm công nghiệp Yên Lệnh (Hà Nam) đang triển khai đầu tư để chuẩn bị khởi công.

Năm 2024, PC1 góp 405 tỷ đồng vào Công ty KCN Quốc tế Hải Phòng theo hình thức chào bán riêng lẻ. Doanh nghiệp này đang thực hiện dự án Nomura 2 và tỷ lệ sở hữu của PC1 là hơn 99%.

Một lần nữa, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, PC1 nhấn mạnh về những thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư các ngành nghề. Trong đó, ưu tiên hàng đầu hiện nay tập trung nguồn lực cho BĐS KCN và BĐS dân dụng tầm nhìn đến 2030, đầu tư theo hướng xanh và thông minh. Hạ tầng KCN là chiến lược dài hạn của PC1, giai đoạn 2024-2025 Công ty tập trung hướng đến tổng thầu hàng đầu về hạ tầng KCN, tham gia dự án do chính Công ty đầu tư và dự án FDI bên ngoài.

Ưu tiên thứ hai là khối tổng thầu EPC cho các dự án lớn ở Việt Nam và nước ngoài. Thứ ba với mức độ vừa phải là đầu tư khoáng sản và triển khai đầu tư phải đảm bảo chắc chắn từng bước. Thứ tư là lĩnh vực phát điện, lĩnh vực đầu tư xuyên suốt hướng đến dài hạn, đang nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Còn lại là lĩnh vực khác sẽ phát triển phù hợp theo định hướng.

Tính tới cuối 2024, trong mảng BĐS KCN, PC1 đã nắm 70% vốn Công ty Phát triển Khu công nghiệp Nhật Bản – Hải Phòng, 99% vốn CTCP KCN Quốc tế Hải Phòng; 36% vốn CTCP Kho bãi Phú Bình, 30.08% vốn WP tương ứng lần lượt giá trị 68.4 tỷ đồng và 1,250 tỷ đồng.

Mặt khác, tính cuối năm 2024, PC1 có 2 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 1,200 tỷ đồng, sẽ đáo hạn vào năm 2027. Đây là trái phiếu để huy động vốn đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần WP và bổ sung vốn lưu động. Trái phiếu chiếm khoảng 15% tổng nợ vay dài hạn của Tập đoàn và được bảo đảm bằng cổ phiếu PC1 của một số cá nhân và cổ phiếu CTCP Thủy điện Trung Thu và CTCP Đầu tư Năng lượng Miền Bắc do PC1 sở hữu.

Tổng tài sản, nợ phải trả của PC1 giai đoạn 2021-2024

BOX: 

Được biết, KCN Nomura 2 ngay cạnh Nomura 1 và diện tích 197ha theo mô hình KCN sinh thái, thông minh. Hồi cuối năm 2024, dự án đã được Phó Thủ tướng ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu và nhà đầu tư đối với Công ty KCN Quốc tế Hải Phòng.

Trong năm 2024, nhóm WP đã trở thành nhà đầu tư của 3 KCN gồm KCN Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 (Bắc Giang), KCN Đồng Văn 5 và 6. Cụ thể, KCN Yên Lư phần mở rộng giai đoạn 1 quy mô gần 120ha vốn hơn 1.5 ngàn tỷ đồng thuộc về WP. KCN Đồng Văn V giai đoạn 1 với diện tích 238ha, vốn hơn 2.9 ngàn tỷ đồng thuộc về CTCP Hạ tầng Hà Nam - doanh nghiệp do WP nắm 51% và công ty thành viên cũng như Chủ tịch WP Phạm Thị Bích Huệ nắm số cổ phần còn lại. Còn KCN Đồng Văn VI diện tích 250ha, vốn gần 3,000 tỷ đồng thuộc về CTCP Cảng Quốc tế Hà Nam – doanh nghiệp do WP nắm 36% và Chủ tịch WP nắm 49%.

Dịch chuyển kết quả kinh doanh sang KCN ra sao?

2024 chứng kiến PC1 đạt mức doanh thu cao kỷ lục, vượt hơn 10 ngàn tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu có sự dịch chuyển dần từ năm 2021 tới nay khi mảng truyền thống là xây lắp và thiết bị ngành diện giảm dần giá trị cũng như tỷ trọng đóng góp, thay vào đó là sự gia tăng của mảng sản xuất công nghiệp; khai thác, vận hành KCN và bán khoáng sản.

BĐS KCN chính thức mang doanh thu về từ năm 2022, sau 3 năm đến nay đóng góp tổng cộng 993 tỷ đồng doanh thu và 300 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận của mảng này tăng dần từ 18% (năm 2022) lên 22% (2023) và 25% (2024). So với các mảng khác như bán điện, chuyển nhượng BĐS hay cho thuê BĐS đầu tư thì thấp hơn khoảng một nửa, tuy nhiên lại cao hơn mảng xây lắp và thiết bị ngành diện, sản xuất công nghiệp.

 

 

Nguồn: Người viết tổng hợp

Thu Minh

FILI

- 08:14 20/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ thường niên 2025 lần 1 của LDG bất thành, tỷ lệ tham dự chưa đến 13%

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã không thể tiến hành khi sau gần 2 tiếng khai mạc, tại thời điểm 15h ngày 23/04/2025, tỷ lệ cổ đông tham dự...

Chủ tịch BAF nói về mục tiêu 10 triệu heo thương phẩm: Cạnh tranh là tất yếu, phải làm thật nhanh

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức vào sáng ngày 23/04, ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) đã giải đáp thắc mắc của cổ đông...

Vĩnh Hoàn hạ kế hoạch kinh doanh sát thềm đại hội thường niên

Nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất nước Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) vừa công bố bản cập nhật tờ trình ĐHĐCĐ thường niên, theo đó điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh năm 2025.

Chứng khoán HDS kỳ vọng lãi ngàn tỷ, tăng vốn lên 4,000 tỷ

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán (HDS) đã diễn ra vào sáng ngày 22/04 tại TPHCM, thông qua nhiều mục tiêu quan trọng, nổi bật trong đó là lãi sau thuế...

Đối mặt thách thức, BSR phấn đấu tăng lợi nhuận 70%

Sáng ngày 23/04, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (HOSE: BSR) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.

ĐHĐCĐ PV Drilling: Cổ tức tiền mặt sau 10 năm, thị trường khoan dầu khí Việt Nam sẽ sôi động trong 5 năm tới

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) cho biết, giai đoạn 2025-2030 sẽ là thời kỳ sôi...

Vì sao F88 được vinh danh với Giải thưởng “Gắn kết nhân viên” tại HR Excellence 2025?

Không phải mức lương hay phúc lợi hào nhoáng, chính sự đồng hành, lắng nghe và văn hóa nhân văn đã giúp F88 tạo nên mức độ gắn kết cao trong nội bộ – yếu tố then...

ĐHĐCĐ PAN: Dù kịch bản xấu nhất, thuế quan cũng không ảnh hưởng lớn lên lợi nhuận

Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng tin tưởng PAN Group sẽ tiếp tục phát triển ổn định và mạnh mẽ trong năm 2025, bất chấp những biến động kinh tế toàn cầu. Ngành nông nghiệp...

Long Hậu lãi quý 1 hơn 110 tỷ, thực hiện 75% kế hoạch năm

Nhờ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu tăng mạnh trong quý đầu năm giúp CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) có lợi nhuận ròng hơn 110 tỷ...

May Việt Tiến đặt mục tiêu lợi nhuận 330 tỷ, dự báo nhiều đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG), mục tiêu kinh doanh Công ty mẹ được đề cập với doanh thu 9,800 tỷ đồng và lãi trước...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98