Corona 'hút' cạn ngân sách Trung Quốc

18/02/2020 09:30
18-02-2020 09:30:00+07:00

Corona 'hút' cạn ngân sách Trung Quốc

Ngân sách cạn kiệt, các tỉnh thành của Trung Quốc đang đối mặt với sự sụp đổ kinh tế vì virus corona. Nguyên nhân một phần bởi sự suy giảm tài chính công đã diễn ra từ trước khi dịch bệnh bùng phát.

* Lao đao vì Covid-19, Trung Quốc vẫn thề đạt mục tiêu kinh tế thế kỷ

* Trung Quốc hạ lãi suất cứu nền kinh tế

* Vì virus corona, các công ty đa quốc gia sẽ định hình lại chuỗi cung ứng rời xa Trung Quốc mãi mãi?

Cố gắng đạt các mục tiêu tài chính được đặt ra trước khi dịch Corona bùng phát là rất khó khăn và không hợp lý (Nguồn: SCMP)

Hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc đại lục dự kiến ​​ngân sách năm 2020 thấp hơn nhiều so với tăng trưởng thu nhập trung bình của địa phương, theo công bố của các tỉnh thành trước khi dịch viêm phổi do virus Corona mới bùng phát vào tháng 1. Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh này, cũng dự kiến nguồn thu ngân sách sẽ giảm.

Điều đó khiến Chính phủ Trung Quốc càng phải nỗ lực để khiến chính sách tài khóa có thể hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế sau hậu quả của dịch bệnh, có thể là bán trái phiếu và cho vay nợ. Chính quyền các cấp cũng đang suy tính lại các kế hoạch cho năm nay khi các nhà máy và doanh nghiệp trên cả nước vẫn đóng cửa im lìm, điều này liên quan trực tiếp đến các khoản thu thuế.

Ông Louis Kuijs, người đứng đầu về nghiên cứu kinh tế châu Á tại Oxford Economics, Hong Kong, cho biết: “Phải giảm áp lực hiện tại về việc tăng trưởng kinh tế bởi cố gắng đạt các mục tiêu tài chính được đặt ra trước khi dịch bệnh nổ ra là rất khó khăn và không hợp lý”.

Vào cuối tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã cam kết đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Liu Kun viết trên một tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ sẽ giảm thuế doanh nghiệp và cắt giảm chi phí không cần thiết của Chính phủ.

Trong số 28 tỉnh đã công bố ngân sách năm 2020, số dư ngân sách ngày càng tệ là điều hiển nhiên có thể nhìn thấy. Các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải dự kiến thu ngân sách tương đương với mức như năm 2019 và các khu vực có nền kinh tế mạnh như Sơn Đông và Trùng Khánh cũng chỉ dự kiến ​​tăng trưởng khoảng 1%. Tỉnh An Huy, ở miền trung Trung Quốc, dự báo sụt giảm 17,5% trong khi tỉnh Hồ Bắc ban đầu nghĩ rằng thu nhập của mình sẽ chỉ giảm khoảng 13%.

Theo Bloomberg, dù thu ngân sách của Trung Quốc năm nay chưa được công bố, nhưng doanh thu năm ngoái thấp hơn dự báo ban đầu.

Việc thu ngân sách năm nay bị thâm hụt ở mức độ nào do virus Corona là rất khó nói. Mặc dù dịch SARS bùng phát vào năm 2002-2003 có tác động kinh tế nhỏ hơn nhiều so với dịch Corona này, nguồn thu của Chính phủ Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng ngay lập tức trong quý đầu năm 2003 và vẫn tiếp tục giảm đến hết năm.

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003. (Nguồn: Bloomberg)

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã giữ mục tiêu thâm hụt chính thức dưới 3%, một phần thông qua chính sách “thắt lưng buộc bụng”, như một động thái để ngăn chặn việc vay quá mức khi quốc gia này đang chống lại nợ nần trên nhiều “mặt trận”.

Tuy nhiên, dấu hiệu của chính sách tài khóa chủ động hơn đã xuất hiện. Bộ Tài chính cho phép chính quyền địa phương bán số nợ trị giá hơn 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 258 tỷ USD) trước khi ngân sách hàng năm được phê duyệt. Bộ cũng đã công bố cắt giảm thuế mục tiêu để giúp các công ty và hộ gia đình bị virus tấn công, miễn một phần phí bảo hiểm xã hội hoặc nợ thuế.

Hồng Vân

Dantri







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98