Virus corona bào mòn cả ngành hàng điện tử Trung Quốc và thế giới

06/02/2020 08:50
06-02-2020 08:50:29+07:00

Virus corona bào mòn cả ngành hàng điện tử Trung Quốc và thế giới

Tỉnh Hồ Bắc sản xuất 1/3 số màn hình OLED cho truyền hình, smartphone và máy tính bảng cho toàn Trung Quốc. Virus corona bùng phát đã đe dọa chuỗi cung ứng và kinh doanh của các nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới.

* Hàng loạt 'đại gia' công nghiệp bị gián đoạn sản xuất vì nCoV

* Kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng hơn thời dịch SARS

* Vắng khách Trung Quốc, du lịch thế giới gặp họa

Virus corona bào mòn cả ngành hàng điện tử Trung Quốc và thế giới - Ảnh 1.
Do dịch virus corona, Apple buộc phải đóng cửa 42 cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc đến ngày 9-2 - Ảnh: AFP

Sau năm 2019 nhiều khủng hoảng, năm 2020 được hứa hẹn sẽ mang đến điềm lành cho giới kinh doanh smartphone, máy vi tính, truyền hình và các linh kiện sản xuất cần thiết. Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã phá đám tất cả.

Doanh số smartphone sẽ giảm 2%

Dịch virus corona hoành hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung.

Trong khi đó, Trung Quốc là mắt xích chính trong chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới.

Trung Quốc sản xuất 70% điện thoại thông minh và 55% màn hình truyền hình trên thế giới. Nhiều tay trùm điện tử có xuất phát điểm ở Trung Quốc.

Năm 2019, Tập đoàn BOE Technology (Trung Quốc) đã vươn lên đứng đầu thế giới về năng lực sản xuất màn hình phẳng. Đây là lần đầu tiên BOE qua mặt LG và Samsung của Hàn Quốc.

Theo báo Les Echos (Pháp), chất lượng cơ sở hạ tầng, nguồn lao động giá rẻ lâu dài phong phú cũng như sự hiện diện của các nhà sản xuất ở cùng một nơi (hiệu ứng phân nhóm) đã biến Trung Quốc trở thành tác nhân chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất điện tử ngay cả khi một số nhà cung cấp như Foxconn chuyển sang Ấn Độ.

Chính vì thế mà thế giới điện tử nhìn về Trung Quốc với thái độ lo lắng.

Công ty phân tích thị trường Strategy Analytics (Mỹ) đánh giá do virus corona, doanh số điện thoại thông minh trên toàn cầu sẽ giảm 2% trong năm 2020 so với dự báo trước đó. Tại Trung Quốc con số này giảm đến 5%.

Trong lĩnh vực sản xuất màn hình tinh thể lỏng, Công ty IHS Markit (Anh) ước tính tỉ suất sử dụng nhà máy có thể giảm 10% và thậm chí đến 20%.

Virus corona bào mòn cả ngành hàng điện tử Trung Quốc và thế giới - Ảnh 2.
Trung Quốc sản xuất 70% điện thoại thông minh và 55% màn hình truyền hình trên thế giới - Ảnh: LP

Nhiều ông lớn đóng đô ở Hồ Bắc

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp chưa từng thấy để ngăn chặn dịch bệnh virus corona. Nhiều thành phố đã bị cách ly toàn bộ, trong đó có thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Trong khi đó, thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc là địa bàn của hai ông lớn về bộ nhớ flash (bộ nhớ có thể xóa và ghi lại), chiếm 5% sản xuất toàn cầu theo đánh giá của Tập đoàn Susquehanna (Mỹ).

Tỉnh Hồ Bắc còn là nơi sản xuất 1/3 sản lượng màn hình OLED cho truyền hình, điện thoại thông minh và máy tính bảng của toàn Trung Quốc.

Công ty Cáp và sợi quang Dương Tử (YOFC) của Trung Quốc, một trong những ông lớn về sợi quang trên thế giới đặt trụ sở ở Vũ Hán.

Còn Quảng Đông - tỉnh đứng thứ ba về ca nhiễm virus corona là nơi đặt hội sở của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Huawei và DJI.

Trong bối cảnh đó, nhà phân tích Bill Ray tại Công ty tư vấn Gartner (Mỹ) nhận xét: "Quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã tác động đến một số công ty".

Virus corona bào mòn cả ngành hàng điện tử Trung Quốc và thế giới - Ảnh 3.
Tỉnh Hồ Bắc bị cách ly trong khi Hồ Bắc sản xuất 1/3 số lượng màn hình OLED cho truyền hình, smartphone và máy tính bảng toàn Trung Quốc - Ảnh: GETTY IMAGES

Thế giới nhìn về Trung Quốc

Hiện nay giới sản xuất điện tử đang nhìn vào các nhà máy Trung Quốc. Từ Huawei đến Samsung, SK Hynix hay LG Display, các doanh nghiệp đều bảo đảm các dây chuyền sản xuất tiếp tục chạy tối đa.

Song một số ông lớn khác như Foxconn, TSMC hay BOE thừa nhận tình trạng thiếu linh kiện bắt đầu tác động đến tiến độ sản xuất.

Một nhà sản xuất smartphone lớn của Trung Quốc giải thích với báo Les Echos: "Tại Bắc Kinh, nhà máy của chúng tôi đóng cửa đến ngày 9-2 nhưng chúng tôi vẫn lạc quan. Kho của chúng tôi  còn đủ, các cửa hàng vẫn mở cửa và các nhà cung cấp sẽ ưu tiên cung cấp cho các nhà sản xuất lớn. Bao nhiêu đó khiến chúng tôi cảm thấy tương đối an toàn".

Dù vậy IHS Markit dự báo nạn thiếu hụt có thể xảy ra, nhất là thiếu màn hình và giá sẽ tăng từ 3 USD đến 5 USD.

Thời gian "ủ bệnh" của virus corona trên thị trường công nghệ cao có thể kéo dài. Dịch bệnh cuối cùng rồi sẽ được kiểm soát nhưng hậu quả sẽ tồi tệ hơn khi các công ty trong lĩnh vực này cứ chơi ván bài "mỗi người vì mình".

Để khắc phục tình trạng thiếu hàng, các công ty có thể đặt hàng tăng gấp đôi so với nhu cầu thực tế, từ đó giá sẽ bị đẩy lên và người tiêu dùng lãnh đủ.

HOÀNG DUY LONG

Tuổi trẻ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98