'Bầu' Đức liên quan gì tới đại án BIDV?

27/03/2020 15:48
27-03-2020 15:48:00+07:00

'Bầu' Đức liên quan gì tới đại án BIDV?

Ông Đoàn Nguyên Đức khai được ông Hà mời tham gia dự án chăn nuôi bò tại tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi khảo sát thì ông Đức quyết định chỉ hỗ trợ ông Hà chứ không tham gia dự án.

* Con trai Trần Bắc Hà rửa tiền 10,4 triệu USD qua Lào thế nào?

* Đề nghị truy tố 12 bị can trong đại án Trần Bắc Hà

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, lợi dụng chức vụ Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà trực tiếp làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh để xúc tiến đầu tư, đề nghị chấp thuận dự án chăn nuôi bò tại tỉnh Hà Tĩnh, cấp đất và áp dụng chính sách ưu đãi. Nhưng sau đó, Trần Bắc Hà dùng 3 cá nhân không có năng lực tài chính, không có kinh nghiệm nuôi bò để thành lập công ty "sân sau" là công ty Bình Hà.

"Bầu" Đức cho rằng mình chỉ hỗ trợ chứ không tham gia vào dự án nuôi bò của công ty Bình Hà.

Trong khi công ty Bình Hà là công ty mới thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh tế phát sinh, thuộc doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để cấp tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV, không đủ điều kiện cấp tín dụng, hồ sơ pháp lý không đầy đủ, phương án kinh doanh và phương án trả nợ không hiệu quả nhưng ông Trần Bắc Hà vẫn đồng ý cấp tín dụng cho công ty Bình Hà với tổng số tiền 2.687 tỷ đồng.

Công ty Bình Hà làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn không đúng mục đích và để các cổ đông thông qua các nhà thầu chiếm đoạt, chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV và tiền bán bò. Tổng dư nợ đến tháng 11/2018 là 1.459 tỷ đồng, trong đó không có khả năng thu hồi hơn 890 tỷ đồng.

Liên quan tới dự án chăn nuôi bò trên, cơ quan điều tra xác định ông Đoàn Nguyên Đức ("bầu" Đức) là người liên quan.

Theo lời khai của ông Đức, khoảng cuối năm 2014, trên cơ sở đề nghị của ông Trần Bắc Hà, ông Đức đón và chỉ đạo nhân viên Hoàng Anh Gia Lai dẫn đoàn công tác của tỉnh Hà Tĩnh, do ông Võ Kim Cự (lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh) làm trưởng đoàn và một số nhân viên dưới quyền, tham quan trang trại chăn nuôi bò của Hoàng Anh Gia Lai tại tỉnh Gia Lai.

Đến đầu năm 2015, ông Hà gọi điện mời ông Đức ra Hà Tĩnh tham dự cuộc họp do UBND tỉnh tổ chức, để kêu gọi Hoàng Anh Gia Lai đầu tư dự án chăn nuôi bò. Cuộc họp do ông Võ Kim Cự chủ trì, có sự tham dự của đại diện các sở, ban ngành và ông Trần Bắc Hà cùng một số lãnh đạo cao cấp của BIDV. Tại cuộc họp tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư vào dự án nuôi bò tại tỉnh Hà Tĩnh do ông Trần Bắc Hà tài trợ còn ông Đức chỉ cần tham gia không cần phát biểu cũng như không cần cam kết.

Sau cuộc họp này, ông Đức có về tổ chức cuộc họp HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để bàn và đánh giá việc tham gia đầu tư dự án. Tuy nhiên, sau khi khảo sát các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai thấy địa bàn các huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh - nơi tỉnh Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư, Hoàng Anh Gia Lai nhận thấy khu vực này không đủ điều kiện để chăn nuôi bò.

Sau buổi làm việc trên khoảng 1-2 tháng, ông Hà nhờ ông Đức giới thiệu người có năng lực và kinh nghiệm để quản lý giúp khi thành lập công ty để đầu tư dự án. Lúc này, ông Đức giới thiệu ông Đinh Văn Dũng (trước là nhân viên cũ của Hoàng Anh Gia Lai). Sau đó, ông Đức gọi ông Dũng đi Hà Tĩnh gặp Trần Duy Tùng (con trai ông Hà) để hỗ trợ làm dự án. Sau khi giới thiệu, cha con ông Hà làm việc với ông Dũng thế nào, thực hiện dự án ra sao ông Đức không biết và không tham gia.

Khi công ty Bình Hà được thành lập để thực hiện dự án nuôi bò giống, bò thịt (bò Úc), nhưng do không có giấy phép nhập khẩu bò do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp và không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu bò nên Trần Duy Tùng (con trai Trần Bắc Hà) có đặt vấn đề với ông Đức, nhờ Hoàng Anh Gia Lai hỗ trợ nhập khẩu bò trong giai đoạn đầu. Ông Đức chỉ đạo bà Nguyễn Thị Kim Chi (Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), thông qua hai công ty con của tập đoàn là công ty cổ phần bò sữa Tây Nguyên và công ty cổ phần chăn nuôi Gia Lai - đứng ra nhập khẩu bò giúp công ty Bình Hà trong giai đoạn đầu.

Sau này, công ty Bình Hà nhập khẩu trực tiếp. Đến khi một số lò mổ của Việt Nam vi phạm tiêu chuẩn Escas về giết mổ bò và bị cấm nhập khẩu bò (trong đó có công ty Bình Hà) thì công ty Bình Hà ký hợp đồng mua bò với hai công ty trên của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Còn việc mua bán như thế nào thì ông Đức không biết và không tham gia.

Xuân Duy

Dantri







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Ngân hàng nào đang cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất?

Bước sang tháng 5, trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ thì một số nhà băng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà.

Bộ Công an sẽ tham gia xử lý tình trạng sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ...

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98