Tỉnh táo đầu tư giữa 'cơn bão' thị trường chứng khoán

18/03/2020 13:47
18-03-2020 13:47:00+07:00

Tỉnh táo đầu tư giữa 'cơn bão' thị trường chứng khoán

Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, lần này để hỗ trợ nền kinh tế chống lại tác động của dịch Covid-19 ngân hàng trung ương khắp nơi liên tiếp tung ra các gói kích thích trị giá hàng chục tỉ đô la Mỹ.

* Vì sao các lãnh đạo thị trường chứng khoán nhất trí phản đối đóng cửa thị trường?

Thị trường chứng khoán đang dao động chủ yếu dựa trên nhịp đập thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới. Ảnh minh họa Thành Hoa

Gói hỗ trợ tài chính lớn nhất là của Trung Quốc với hơn 100 tỉ đô la Mỹ. Chính phủ Ý sau khi tuyên bố gói kích thích thứ nhất hơn 4 tỉ euro đã thông báo một gói hỗ trợ thứ hai, tổng cộng hai gói hơn 10 tỉ euro. Chính phủ Đức, từ trước đến nay thường xuyên không đồng tình với hỗ trợ tài chính, đang xem xét một gói trị giá tầm 13 tỉ euro. Mỹ cắt giảm lãi suất và giảm thuế đánh vào tiền lương thu nhập của người lao động. Nhật và Hàn Quốc cũng có các chính sách kích cầu.

Ở Việt Nam một gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỉ đồng đã được công bố, đi kèm là hàng loạt giải pháp khuyến mãi của hầu hết các ngân hàng. Trong hai tháng đầu năm nay, giải ngân cho đầu tư và phát triển của Việt Nam tăng tốc. Theo số liệu của Bộ Tài chính, giải ngân cho đầu tư và phát triển tăng 114,2% so với cùng kỳ dù mới hoàn thành 7,4% kế hoạch năm.

Có vẻ như dòng tiền rẻ bắt đầu được kích hoạt và chính phủ các nước đã sẵn sàng can thiệp ở mức sâu hơn nữa nhằm “cứu nguy” thị trường tài chính. Tuy vậy, cũng không thể bỏ qua một thực tế là dư địa cho các chính sách tài khóa cũng như tiền tệ không còn nhiều.

Nửa cuối tháng 3 và cả tháng 4 tới sẽ liên tục diễn ra đại hội đồng cổ đông thường niên của hàng ngàn doanh nghiệp.

Thông tin về hoạt động hai tháng đầu năm và tháng 3 cùng với quí 1 có thể được “bật mí” ít nhiều.

Trong khi đó, niềm tin của giới đầu tư đang bị tổn thương nghiêm trọng và thời gian để sự tổn thương này thể hiện sự gặm nhấm và phục hồi lại mới chỉ diễn ra quá ngắn.

Vào tháng 4 và tháng 7-2020, khi kết quả kinh doanh quí 1, quí 2 của doanh nghiệp niêm yết được công bố, thị trường sẽ còn bị thử thách nặng nề bởi lúc đó sẽ là những số liệu doanh thu, lợi nhuận giấy trắng mực đen, những khó khăn do tác động chồng chất của dịch cúm, của biến động giá nguyên liệu, năng lượng được phơi bày.

Trong trường hợp lạc quan, hoạt động của doanh nghiệp lấy lại phong độ từ nửa sau của năm, thì kết quả kinh doanh của năm nay chắc chắn cũng đã bị ảnh hưởng. Vấn đề còn lại chỉ là mức độ ảnh hưởng ra sao và doanh nghiệp nào có tiềm lực để quay lại đường đua sớm.

Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán lớn trao đổi với khách hàng rằng “thị trường đang tan nát” và khuyến cáo chưa nên giải ngân vội, tốt nhất quan sát kỹ lưỡng chuyển động của các cổ phiếu mạnh. Nói cách khác “tiền mặt là vua”.

Một số nhà đầu tư tìm đến những cổ phiếu đã điều chỉnh trên 50% thị giá so với đỉnh. Số khác mày mò nghiên cứu, sàng lọc những cổ phiếu mà thị giá hiện tại đang có khoảng cách lớn với giá trị sổ sách. Nhà đầu tư giá trị săm soi những doanh nghiệp không vay nợ ngân hàng, có khoản tiền và tương đương tiền cao. Mọi ưu thế của doanh nghiệp được đặt lên bàn để cân nhắc. Vẫn chưa đủ.

Yếu tố quyết định bây giờ là doanh nghiệp có đạt tiến độ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như trước khi xảy ra dịch cúm không. Nếu tiến độ sản xuất thay đổi thì tăng/giảm thế nào. Sự vận hành của dòng tiền chỉ ra hoạt động của doanh nghiệp đang ở mức độ cao hay thấp. Một khi dòng tiền thu về vẫn lớn hơn dòng tiền chi ra, nghĩa là doanh nghiệp vẫn cân đối được thu chi, vẫn có doanh thu thì khả năng lớn là vẫn gặt hái lợi nhuận.

Nhưng “một cánh én không làm nên mùa xuân”, một doanh nghiệp tốt cần được đặt trong bối cảnh chung của thị trường. Thị trường chung ít nhất phải kết thúc giai đoạn điều chỉnh và chuyển sang giai đoạn sàng lọc cổ phiếu, mới là điều kiện cần và đủ để một cổ phiếu tốt cất cánh.

Chứng khoán Việt Nam đang trong những ngày căng thẳng. Từ đầu năm đến nay VN-Index đã giảm 12,85%, chẳng những “thổi bay” những phần trăm tăng trưởng ít ỏi của năm ngoái và hiện chỉ số còn thấp hơn cả mức của cuối năm 2018. Thị trường đang dao động chủ yếu dựa trên nhịp đập thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới.

Nửa cuối tháng 3 và cả tháng 4 tới sẽ liên tục diễn ra đại hội đồng cổ đông thường niên của hàng ngàn doanh nghiệp. Thông tin về hoạt động hai tháng đầu năm và tháng 3 cùng với quí 1 có thể được “bật mí” ít nhiều.

Thay vì “ngắm nghía” bảng điện tử, nhà đầu tư nên chăng tham dự đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp và chất vấn ban lãnh đạo để tìm hiểu thông tin thực. Đó cũng là phương thức thực dụng để dọn đường an toàn cho sự trở lại thị trường khi thời điểm thích hợp đến. 

Thành Nam

TBKTSG







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 23/06

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/06: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra những ngày cuối tuần vừa qua trước giờ giao dịch: CEO Lê Văn Quang: Minh Phú...

VN-Index kém cạnh vàng, dầu

Trong 1 tháng trở lại đây (tính từ 20/06/2025), VN-Index tăng 4.09% lên mức 1,349.35, dầu thô tăng gần 19% lên 73.84 USD/thùng, giá vàng thế giới giao ngay tăng...

TCB, GAS và họ Vingroup dẫn sóng kéo VN-Index tăng trở lại

Tuần giao dịch 16-20/06 ghi nhận cả 2 chỉ số chính của thị trường bật tăng trở lại. VN-Index chốt tuần ở mức 1,349.35 điểm, tăng 2.57% so với cuối tuần trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 20/06: Khối ngoại "xả" ròng 3 phiên liên tiếp

Phiên cuối tuần 20/06, thị trường chứng kiến dòng tiền có diễn biến khá tương đồng giữa khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) và nhà đầu tư nước ngoài khi đều...

KPF rời sàn HOSE từ 26/06, giá cổ phiếu không bằng ly trà đá

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định hủy niêm yết đối với gần 60.9 triệu cp KPF của CTCP Đầu tư tài sản Koji từ ngày 26/06.

Chứng khoán Việt rất cần một Warren Buffett

Thị trường cần một tấm gương để định hình lại văn hóa.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 20/06

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

Vì sao VCBS định giá cổ phiếu MSN hơn 93,000 đồng/cp?

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan tiếp tục là điểm sáng với tiềm năng tăng trưởng nhờ...

20/06: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98