Covid-19 châm ngòi cho một quả bom hẹn giờ mang tên 'nợ' ở Trung Quốc

09/04/2020 10:55
09-04-2020 10:55:00+07:00

Covid-19 châm ngòi cho một quả bom hẹn giờ mang tên 'nợ' ở Trung Quốc

Trung Quốc sẽ phải đưa ra một lựa chọn vô cùng khó: Hoặc là chịu đựng một cú sốc chưa từng có đối với nền kinh tế hoặc thực hiện một hành động kích thích kinh tế lớn và có nguy cơ gây hậu quả bùng nổ.

* Dân Trung Quốc ồ ạt tiêu tiền trở lại

* Gần nửa triệu công ty Trung Quốc đóng cửa

Việc đề xuất chi tiêu kích thích kinh tế của Bắc Kinh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm đống nợ khổng lồ mà Trung Quốc đang gánh, mức nợ này đạt 310% tổng sản phẩm quốc nội vào cuối năm ngoái.

Sự bùng phát của virus corona đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, với sự tăng trưởng kinh tế chậm kỷ lục trong hai tháng đầu năm 2020.

Nhưng có một mối nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn đối với nền kinh tế lớn Trung Quốc, đó là: Covid-19 sẽ trở thành chất xúc tác khiến nhiều vấn đề bất cập kéo dài. Trung tâm của những vấn đề này là rủi ro gia tăng trong các hệ thống tài chính ngân hàng, rủi ro này được tạo ra bởi mức nợ cao đã tích lũy trong suốt thập kỷ qua tại Trung Quốc.

Sự bùng phát này chắc chắn không thể xảy ra vào thời điểm tồi tệ hơn bây giờ. Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc không chỉ gánh chịu mỗi khoản nợ này mà còn phải gánh chịu cả những hậu quả của nó như sự suy giảm cơ cấu ổn định (điển hình là năm ngoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 6,1%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ).

Giờ đây, ngay tại thời điểm đất nước có thể xem xét việc chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế thì một đại dịch to lớn lại hoành hành, điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ kiếm được ít tiền hơn rất nhiều so với bình thường.

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy doanh thu tài chính giảm 9,9% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009. Doanh thu thuế chung giảm 11,2%, do doanh thu thuế giá trị gia tăng giảm 19% - đây là nguồn thu nhập tài chính chính của đất nước. Nguyên nhân của những sự sụt giảm này là do chính phủ đã đề nghị cắt giảm đáng kể mức thuế để đối phó với đại dịch.

Trong khi đó, sự leo thang của đại dịch ở phần còn lại của thế giới sẽ chỉ đè nặng lên tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập cá nhân của Trung Quốc. Đổi lại, điều này chắc chắn sẽ kéo giảm doanh thu của chính phủ trong những tháng tới.

Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế, việc đề xuất chi tiêu kích thích kinh tế của Bắc Kinh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm đống nợ khổng lồ mà Trung Quốc đang gánh, mức nợ này đạt 310% tổng sản phẩm quốc nội vào cuối năm ngoái. Nhiều nền kinh tế đã trải qua mức nợ như vậy và họ đã phải chịu một sự cố tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 60% trong số 72,5 nghìn tỷ USD nợ của thị trường mới nổi.

Một chiến dịch giảm nợ được thực hiện năm 2018 đã làm giảm núi nợ của Bắc Kinh trong năm đó. Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc lại thực hiện kích thích định hướng tín dụng trở lại để hỗ trợ tăng trưởng và chống lại các tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Trong khi mối đe dọa virus corona ở Trung Quốc đã rút xuống nhưng mọi hy vọng về việc nền kinh tế sẽ phục hồi sớm đều vỡ tan như bong bóng vì Covid-19 vẫn đang xé toạc các nền kinh tế phát triển lớn trên thế giới - về cơ bản, đó là các khách hàng và đối tác thương mại của Trung Quốc. Nhu cầu từ nước ngoài giảm mạnh sẽ tạo ra một làn sóng chấn động thứ hai tấn công nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Trung Quốc.

Bảng cân đối kế toán của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi cả 2 vấn đề, đó là doanh thu sụt giảm và nhu cầu chi tiêu tăng vọt. Nợ công ty gia tăng, các khoản vay của chính quyền địa phương gia tăng và việc gia tăng các khoản cho vay không có hiệu quả của các ngân hàng thương mại là ba yếu tố có thể phá hủy hệ thống tài chính và ngân hàng mong manh của Trung Quốc.

Tỷ lệ nợ doanh nghiệp phi tài chính trên GDP đã tăng từ 93% trong năm 2009 lên 153% vào năm ngoái, một trong những mức cao nhất trên thế giới. Viện Tài chính Quốc tế cảnh báo rằng Trung Quốc là động lực chính của nợ doanh nghiệp phi tài chính toàn cầu. Trái phiếu vỡ nợ của Trung Quốc cũng đạt kỷ lục trong năm 2018 và 2019.

Trong khi đó, các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc sẽ tăng vọt do kích thích điều hướng cơ sở hạ tầng nhiều hơn. Điều này sẽ khiến đống nợ của Trung Quốc tăng cao hơn – tổng các khoản nợ Trung Quốc đã có giá trị lên tới 40 nghìn tỷ nhân dân tệ - chiếm khoảng 40% GDP đất nước năm ngoái.

Các ngân hàng thương mại Trung Quốc cũng phải đối mặt với một thử thách nghiêm trọng vì nợ xấu có khả năng tăng lên. Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã là một quả bom hẹn giờ, với việc nhà nước phải bước vào để giải cứu một chuỗi những khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Một báo cáo ổn định tài chính do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố vào cuối năm ngoái đã nói rằng, có khoảng 586 trong số gần 4.400 tổ chức tín dụng mang rủi ro cao. Dữ liệu từ Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc cho thấy đã có sự gia tăng ổn định trong số dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại kể từ giữa năm ngoái, kết quả của việc Bắc Kinh thu hẹp chiến dịch giảm đòn bẩy tài chính.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: hoặc là chịu đựng sự sụt giảm nghiêm trọng trong tăng trưởng kinh tế hoặc thực hiện gói kích thích lớn và có nguy cơ kích nổ quả bom hẹn giờ mang tên “Nợ”.

Và thường thì các nhà hoạch định kinh tế của Trung Quốc hay có thói quen thực hiện các chính sách gia tăng đòn bẩy tài chính (tăng nợ ) mỗi khi tăng trưởng kinh tế chậm lại. Sở dĩ Trung Quốc luôn có một sự tự tin rằng họ sẽ xử lý được các khoản nợ khổng lồ bởi họ có một thứ vũ khí tài chính mà họ luôn tự hào, đó chính là: kho dự trữ ngoại hối trị giá 3,1 nghìn tỷ USD.

Tất cả các tín hiệu đều cho thấy đây là những gì Bắc Kinh sẽ làm một lần nữa, bất chấp rủi ro. Các thông tin rò rỉ cho thấy Bắc Kinh đã sửa đổi ngân sách năm 2020 để tăng mức trần thâm hụt lên 3,5% GDP từ mức ban đầu là 3% để tài trợ cho kích thích lớn này. Các nhà phân tích cho rằng thâm hụt tài khóa thực tế có thể tăng cao hơn nhiều so với năm ngoái bao gồm cả việc vay và chi tiêu ngoài ngân sách.

Thật vậy, trong một cuộc họp Trung Quốc vào ngày 27 tháng 3, Bộ chính trị Trung Quốc đã đề nghị tăng quy mô gói kích thích, với lời kêu gọi tăng tỷ lệ thâm hụt tài khóa, tăng phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt và tăng hạn ngạch trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương ban hành.

Các nhà hoạch định chính sách cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại chấp nhận ngưỡng cao hơn cho các khoản nợ xấu, với hy vọng giữ cho hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị sụp đổ. Chính phủ Trung Quốc cũng đã tăng tốc phát hành trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu đặc biệt gần như tăng gấp ba lần so với năm ngoái với 950 tỷ nhân dân tệ trong hai tháng đầu năm 2020.

Dự kiến nợ Trung Quốc sẽ tăng đáng kể trong những tháng tới, giống như trong tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó. Tuy nhiên, Bắc Kinh nên cẩn thận bởi lần này các biện pháp tài khóa sẽ bị hạn chế.

Trung Quốc cần hết sức thận trọng: một loại virus tài chính có thể rất độc hại, dễ lây lan và gây chết người giống như một loại virus sinh học nếu nó được phép lây lan.

Thùy Dung (Theo SCMP)

Dantri







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98