Doanh nghiệp dầu khí lên kế hoạch kinh doanh ra sao trước giá dầu lao dốc?

29/04/2020 13:00
29-04-2020 13:00:00+07:00

Doanh nghiệp dầu khí lên kế hoạch kinh doanh ra sao trước giá dầu lao dốc?

Câu chuyện giá dầu lao dốc bất thường trong đầu năm 2020 đang đe dọa tính ổn định sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí. Hầu hết doanh nghiệp đều đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với con số lợi nhuận đi lùi đáng kể. Mặt khác, nguồn cung khí trong nước suy yếu dự báo gây không ít thách thức đối với nhóm kinh doanh khí trong thời gian tới.

Kế hoạch kinh doanh của một số doanh nghiệp dầu khí trong năm 2020. Đvt: Tỷ đồng

“Ông lớn” Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) vẫn giữ thói quen đặt kế hoạch thận trọng và kết quả vượt mức vào cuối năm. Tuy nhiên, con số lãi sau thuế năm 2020 đi lùi tới 45% khiến chúng ta không khỏi nghi ngại về khả năng tăng trưởng của Công ty này.

Phía GAS nhận định sẽ gặp những thách thức không nhỏ trong năm nay. Bên cạnh diễn biến bất thường của giá dầu, chi phí bảo dưỡng sửa chữa ngày càng tăng theo số năm vận hành công trình khí. Đáng lưu tâm là tình trạng nguồn khí trong nước thấp, trong khi nguồn khí mới bổ sung chưa được kịp thời hoặc sản lượng nhỏ, cùng với việc không còn thuận lợi về giá, cũng như chi phí đầu tư hay các thủ tục như trước.

GAS định hướng tập trung tham gia sản xuất ống và chuẩn bị công tác bọc ống cho dự án Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 2), Lô B - Ô Môn. Ngoài ra sẽ triển khai cấp sớm LNG ngay khi được phê duyệt và chuẩn bị thị trường tiêu thụ LNG. Song, ban lãnh đạo GAS cũng nhìn nhận thực tế rằng, việc phát triển thị trường LNG vào thời điểm như hiện tại sẽ không hề đơn giản.

Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của GAS
Nguồn: BCTN 2019 của GAS

Một công ty con của GASPhân phối khí áp thấp Dầu khí Việt Nam (HOSE: PGD) cũng đau đầu khi nguồn cung khí trong nước bắt đầu suy giảm. Theo PGD, sự cạnh tranh từ các nguyên liệu thay thế duy trì ở mức cao cũng sẽ tạo nhiều thách thức với các doanh nghiệp dầu khí trong dài hạn.

DỊCH VỤ LÀM WEBSITE QUAN HỆ CỔ ĐÔNG, WEBSITE IR

💡 Thiết kế, lập trình miễn phí

💡 Triển khai trong 7 ngày

💡 Nội dung cập nhật 24/7

>> Click ngay

Một điểm đáng chú ý đối với PGD là từ ngày 10/1/2020, Saibu Gas Co.Ltd đã trở thành cổ đông lớn với 21% vốn. Saibu Gas là đơn vị khí đốt lớn thứ 4 tại Nhật Bản, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí đô thị, LNG. PGD kỳ vọng việc Saibu Gas trở thành cổ đông lớn sẽ mang lại nhiều triển vọng tích cực cho hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, PDG vẫn lên kế hoạch lãi sau thuế năm 2020 sụt giảm 13% so với thực hiện năm trước, ở mức 204 tỷ đồng.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE: PVD) cho rằng, bên cạnh rủi ro ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Công ty cũng có thể đối mặt với việc mất thị phần và lợi thế cạnh tranh. Thực tế, các đối thủ nước ngoài đang cạnh tranh hết sức quyết liệt, trong khi các công ty lớn có xu hướng tự đứng ra cung cấp dịch vụ. Một rủi ro khác là biến động tỷ giá hối đoái/lãi suất, đặc biệt trong tình hình khó lường như hiện tại.

Trước tình hình đó, Công ty dự kiến sẽ duy trì 1-2 giàn khoan sở hữu hoạt động trong nước trong năm nay. PVD dự kiến mang về 4,680 tỷ đồng doanh thu và 68 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 7% và giảm gần 61% so với năm 2019. Đây cũng là doanh nghiệp bi quan nhất về kế hoạch kinh doanh 2020.

PVD sẽ duy trì 1-2 giàn khoan trong nước thời gian tới

Giá dầu thô giảm những tưởng sẽ giúp cho nhóm doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển như Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) được hưởng lợi. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2020, theo quy định mới tất cả tàu phải sử dụng nhiên liệu hàng hải với hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0.5% (so với mức giới hạn cũ là 3.5%). Điều này đẩy giá nhiên liệu có lưu huỳnh thấp lên cao hơn 30-50% và tác động tiêu cực trong ngắn hạn lên PVT.

Hơn nữa, việc cách ly xã hội, nhu cầu thị trường xuống thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của PVT. Do đó mà năm 2020, PVT lên kế hoạch lãi ròng giảm phân nửa so với kết quả năm 2019.

Trong khi đó, nếu xét theo doanh thu tuyệt đối năm 2019 thì Tổng Công ty Dầu Việt Nam (UPCoM: OIL) xếp trên cả GAS với 79,872 tỷ đồng.

Còn cho năm 2020, OIL dự kiến doanh thu đạt 52,200 tỷ đồng, giảm 35% so với năm trước nhưng lãi sau thuế ước đạt 376 tỷ đồng, tăng trưởng 8%. Theo đó, OIL là doanh nghiệp dầu khí hiếm hoi “tự tin” đặt kế hoạch tăng lãi trong năm 2020.

OIL cho biết sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu bán lẻ dưới nhiều hình thức và nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh. Số tiền dự chi vào mức 305 tỷ đồng, bằng 95% thực hiện trong năm 2019.

Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh của OIL có thể càng khó đạt khi mà ngay trong quý đầu năm, Công ty này đã phải báo lỗ tới 423 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu quý 1/2020 của OIL cao “ngất ngưỡng” với 17,686 tỷ đồng, song biên lãi gộp thấp khiến Công ty chỉ thu được hơn 64 tỷ đồng lãi gộp. Thêm vào đó, do việc giá bán lẻ xăng dầu trong nước 15 ngày đầu tháng 4/2020 thấp hơn giá gốc hàng tồn kho tại ngày 31/3/2020, Công ty mẹ của OIL đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho số tiền 275 tỷ đồng.

*GAS đặt kế hoạch lãi sau thuế 2020 giảm 45%

*Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, PV OIL lỗ ròng 423 tỷ đồng trong quý 1/2020

*ĐHĐCĐ PGD: Đầu tư 4 dự án mới trong năm 2020

*ĐHĐCĐ PGS: Khó khăn bủa vây, tái cấu trúc là bắt buộc

Duy Na

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh lỗ sau thuế 164 tỷ đồng

Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh lỗ sau thuế 164 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, cùng kỳ Công ty lỗ hơn 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ phải trả tăng lên 2,590 tỷ đồng, gấp 36...

UBCKNN phạt nặng các doanh nghiệp không công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành loạt quyết định xử phạt các doanh nghiệp do vi phạm công bố thông tin.

Tân Liên Phát Tân Cảng kinh doanh ra sao nửa đầu năm?

CTCP Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng lỗ sau thuế hơn 4 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024. Dù thua lỗ nhưng kết quả này đã cải thiện so với khoản lỗ 129...

BKAV Pro tiếp nối chuỗi giảm lợi nhuận, nửa năm đạt chưa đầy 2.7 tỷ đồng

Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Phần mềm Diệt Virus BKAV (BKAV Pro) của doanh nhân Nguyễn Tử Quảng chỉ...

LEC “ôm” thêm lỗ sau soát xét bán niên

Từ mức lỗ ròng bán niên chỉ hơn 8 tỷ đồng ở BCTC hợp nhất tự lập, CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (HOSE: LEC) lỗ ròng hơn 30 tỷ đồng hậu soát xét.

Dự án bất động sản hơn 70.5 triệu USD của Dệt may Thành Công được tái khởi động sau thập kỷ "ì ạch"

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) dự kiến điều chỉnh tổng vốn đầu tư của Dự án Thành Công Tower thành gần 1,732 tỷ đồng (hơn 70.5 triệu...

MIC khẩn trương tạm ứng chi trả bồi thường hơn 900 vụ tổn thất do bão Yagi

Trước những thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi gây ra, Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC, HOSE: MIG) đang khẩn trương tạm ứng chi trả bồi thường cho khách hàng với...

VNG làm rõ: Ông Lê Hồng Minh vẫn đương nhiệm Tổng Giám đốc

CTCP VNG (UPCoM: VNZ) mới đây đã công bố giải trình liên quan đến việc bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc Công ty đối với ông Wong Kelly Yin Hon.

Nam Land ngụp lặn trong thua lỗ, tiếp tục nợ lãi trái phiếu

Báo cáo tình hình tài chính bán niên 2024 cho thấy Nam Land nối dài tháng ngày kinh doanh bết bát khi tiếp tục lỗ sau thuế hơn 45 tỷ đồng.

BAF nhận chuyển nhượng 2.8 triệu cp tại Sản xuất Rừng Xanh, lại có kế hoạch tăng vốn

HĐQT CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) vừa mới thông qua về việc nhận chuyển nhượng 2.8 triệu cổ phần, chiếm 40% vốn điều lệ của CTCP Sản xuất Rừng Xanh.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98