Người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

04/04/2020 10:00
04-04-2020 10:00:00+07:00

Người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Bài viết thể hiện quan điểm của Pinelopi Koujianou Goldberg

Trong một số trường hợp, cho dù bạn cố gắng đến tận cùng và hy sinh bản thân hết mức nhưng vẫn không thể chống lại kẻ thù do chúng quá mạnh mẽ. Dịch Covid-19 đã được chứng minh là một kẻ thù như vậy và nếu không kịp thời có công nghệ mới thì cuộc chiến này đã thất bại ngay từ đầu.

Trình độ toán học càng cao thì chống dịch Covid-19 càng hiệu quả

Ở đây tôi không bàn đến những nỗ lực phi thường của các y tá, bác sĩ và nhân viên y tế trên khắp thế giới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cho dù bạn cố gắng đến tận cùng và hy sinh bản thân hết mức, nhưng vẫn không thể chống lại kẻ thù do chúng quá mạnh mẽ. Dịch Covid-19 đã được chứng minh là một kẻ thù như vậy, và nếu không kịp thời có công nghệ mới thì cuộc chiến này đã thất bại ngay từ đầu.

Việc ngăn chặn thành công dịch bệnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là nhờ vào những biện pháp mạnh tay của chính phủ. Bên cạnh đó, văn hóa đặt an toàn của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng.giúp ích rất nhiều. Tôi cũng muốn lưu ý thêm là học sinh của những quốc gia này khá nổi bật về kiến thức toán học. Trong bảng xếp hạng PISA 2019, Trung Quốc đứng thứ nhất trong môn toán với điểm số 591/600, Nhật Bản đứng thứ 6 và Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ 7. Ngược lại, Ý xếp ở vị trí thứ 31, Tây Ban Nha xếp thứ 34 và Hoa Kỳ đứng thứ 37.

Điểm PISA có thể có những thiếu sót và hạn chế nhưng chúng lại cung cấp dữ liệu sơ bộ về trình độ toán học của công dân các nước tham gia. Thực tế đã cho thấy các quốc gia có thứ hạng cao nhất đang có chiến lược ngăn chặn dịch Covid-19 hiệu quả nhất. Điều này cho thấy lý do chúng ta phải học giỏi môn toán và logic không phải chỉ để xin việc mà còn giúp đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, hiệu quả hơn trong cuộc sống.

Thành tích của Hàn Quốc thực sự gây ấn tượng. Tính đến buổi sáng ngày 03/04/2020, đất nước này có 9,976 trường hợp bị nhiễm và 169 người chết. Mặc dù có một khởi đầu tồi tệ, Trung Quốc cũng làm rất tốt với 81.589 ca nhiễm và 3,318 ca tử vong.

Tương phản với điều này, nước Ý có 115,242 trường hợp bị nhiễm và 13,915 ca tử vong. Tình hình ở Tây ban Nha cũng khá bi quan với 112,065 ca nhiễm và 10,348 ca tử vong.

Nguồn: OECD và Kompa Group

Tầm quan trọng của công nghệ trong thời dịch bệnh

Công nghệ đã thực sự trở thành chiến sĩ trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của dịch Covid-19. Ở đây, tôi không ám chỉ đến việc không có phòng chăm sóc đặc biệt (ICU - Intensive Care Unit) và mặt nạ phòng độc, người bệnh nặng sẽ không có cơ hội. Tôi muốn nói đến các công nghệ mới dựa trên dữ liệu giúp cho chính phủ theo dõi người nhiễm bệnh, liên hệ với họ và cách ly sớm. Những công nghệ mới này là mục tiêu của các chỉ trích trong thời gian gần đây về quyền riêng tư. Hiện tại, khi nó giúp chúng ta bảo vệ cuộc sống, những công nghệ mới này xứng đáng được khen ngợi.

Sự đóng góp của công nghệ đối với việc kiểm soát đại dịch không chỉ có theo dõi và cách ly. Khi Mỹ và các nước ở châu Âu tiến tới phong tỏa gần như hoàn toàn và gây ra những hậu quả tai hại cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, công nghệ mới mang đến một tia hy vọng.

Nhiều công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, đã phải đóng cửa văn phòng và yêu cầu nhân viên làm việc từ xa. Họ cung cấp cho nhân viên các giải pháp công nghệ như điện toán đám mây, phần mềm hội nghị trực tuyến… để làm việc. Điều này không chỉ đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế mà còn đem lại những kết quả tích cực không thể đo lường được. Ví dụ, tình trạng kẹt xe đã không còn. Thời gian mà người tham gia giao thông phải tiêu tốn trước kia, thì giờ đây họ có thể dành nó cho công việc và gia đình. Các buổi hội nghị trực tuyến sẽ là chuẩn mực mới, ô nhiễm môi trường giảm đáng kể, hao phí thời gian được hạn chế…

Tương tự như vậy, các nhà giáo dục gần như ở mọi cấp độ đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp trực tuyến để thay thế cho việc giảng dạy trực tiếp trong lớp học. Trước đây, việc đóng cửa trường học có nghĩa là mất đi thời gian học tập nhưng công nghệ đang cho phép sinh viên tiếp tục việc học của mình. Cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ thúc đẩy quá trình đó.

Chắc chắn sẽ có những thách thức trong quá trình thích nghi với việc chuyển đổi từ chương trình giảng dạy trực tiếp sang học trực tuyến. Nhưng với làn sóng các trường đại học đang thử nghiệm ồ ạt, chúng ta đương nhiên sẽ thấy sự đổi mới và cải thiện nhanh chóng về hiệu quả của việc học từ xa. Một khi học sinh trở lại lớp học, thì nên tiếp tục tận dụng những đổi mới này, không những ở các nước phát triển mà còn cả ở các nước đang phát triển.

Trong lĩnh vực bán lẻ, các nền tảng kỹ thuật số có thể lấp đầy khoảng trống khi siêu thị cháy hàng hoặc trong thời gian hạn chế đi lại khiến việc mua sắm trực tiếp là không thể. Phim ảnh và âm nhạc trực tuyến, trò chuyện qua video và các phương tiện truyền thông đại chúng đã cung cấp các phương pháp để giảm bớt sự cô lập, duy trì kết nối và giữ gìn sức khỏe tinh thần trong khi người dân bị hạn chế đi lại.

Theo những cách khác nhau, đại dịch đang thúc đẩy các xu hướng công nghệ hiện có và phát hiện ra những lợi ích quan trọng mà chúng ta nên nắm lấy. Tuy nhiên, chúng ta cũng có khả năng phải đối mặt với một số khó khăn.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khơi gợi lại căng thẳng giữa quyền riêng tư và hệ thống giám sát công cộng. Trong những năm gần đây, chúng ta thường gặp phải cuộc tranh luận này liên quan đến các nền tảng công nghệ sử dụng thông tin cá nhân của người dùng để cung cấp tin tức và quảng cáo nhằm những mục đích riêng của mình. Tuy nhiên, các loại công nghệ tương tự đã được sử dụng để xác định những người bị nhiễm hoặc dễ bị tổn thương nhất với dịch bệnh.

Tất nhiên, sự căng thẳng liên quan đến quyền riêng tư không phải mới. Việc mong muốn bảo vệ bí mật cá nhân vô tình làm ngăn cản các nhà nghiên cứu y tế và bác sĩ lâm sàng trong việc khai thác toàn bộ dữ liệu sức khỏe của bạn để đạt được kết quả điều trị tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp từ phía các nhà quản lý thì xu hướng công nghệ chắc chắn sẽ tạo ra người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Các cửa hàng truyền thống sẽ mất thị phần do sự cạnh tranh của nền tảng kỹ thuật số và bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng khi quá trình cách ly, đóng cửa bắt buộc. Mặc dù tăng cường làm việc từ xa, giảm đi công tác và học trực tuyến sẽ tăng năng suất cho một số người nhưng có rất nhiều người khác bị ảnh hưởng nặng nề trong phương kế sinh nhai.

Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta cũng luôn phải hỗ trợ cho các cá nhân, công ty hoặc toàn bộ cộng đồng bị tổn thương bởi dịch bệnh. Nếu có một điều tích cực trong cuộc khủng hoảng hiện nay, thì đó là điều chúng ta đã thực sự nhận thấy được kiến thức toán học, khoa học và công nghệ chính là vũ khí tốt nhất của nhân loại.

Nguồn: Freepik

Giới thiệu về tác giả Pinelopi Koujianou Goldberg

Pinelopi Koujianou Goldberg tốt nghiệp Đại học Freiburg năm 1986 và nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Stanford vào năm 1992.

Mang hai quốc tịch Hy Lạp và Mỹ, bà Goldberg là nữ Tổng biên tập đầu tiên của tờ American Economic Review, một trong những tạp chí có ảnh hưởng nhất về kinh tế học.

Bà đang là Giáo sư về kinh tế của Đại học Yale. Trước khi làm việc tại Đại học Yale, bà Goldberg đã từng giảng dạy tại Khoa Kinh tế của hai trường đại học danh tiếng là Đại học Princeton và Đại học Columbia.

Bà là Phó Chủ tịch cao cấp, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB). Bà từng là chuyên gia cao cấp tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economics Research - NBER) và Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Centre for Economic Policy Research - CEPR).

Nguồn: World Bank

Phòng Tư vấn Vietstock (Theo Project Syndicate)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P Global: Nguy cơ vỡ nợ quốc gia tăng cao trong thập kỷ tới

S&P cảnh báo tình trạng vỡ nợ thường xuyên hơn trong thập kỷ tới trong bối cảnh các nước gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ ngoại tệ - do nợ công tăng và lãi suất...

Giải Nobel Kinh tế 2024 có giá trị như thế nào?

Bằng cách xem xét những hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau, Daron Acemoglu , Simon Johnson và James A. Robinson đã chứng minh mối quan hệ giữa các thể chế xã...

IMF: Nợ công toàn cầu sẽ đạt 100,000 tỷ USD vào cuối năm 2024

Theo phân tích mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công toàn cầu dự kiến sẽ đạt 100,000 tỷ USD, tương đương 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vào cuối...

Mỹ cân nhắc siết chặt xuất khẩu chip AI của Nvidia và AMD

Trong một động thái mới nhất của cuộc chiến công nghệ toàn cầu, chính quyền Biden đang cân nhắc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu chip AI tiên tiến của Nvidia và các công...

Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Theo báo cáo ngày 13/10, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, cao hơn so với mức 4,7% trước...

Trung Quốc tính huy động 846 tỷ USD để giải cứu kinh tế?

Trung Quốc đang cân nhắc một kế hoạch huy động 6,000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 846 tỷ USD) thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ siêu dài hạn trong 3 năm...

Bộ ba đoạt Nobel Kinh tế 2024: Acemoglu, Johnson và Robinson

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2024 cho ba nhà kinh tế học xuất sắc: Daron Acemoglu, Simon...

Trung Quốc nhận thêm tin đáng ngại về xuất khẩu

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng yếu hơn dự báo trong tháng 9, từ đó kìm hãm đà phục hồi thương mại vốn là điểm sáng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều...

Tính đột phá và giá trị khoa học là những yếu tố quyết định giải Nobel Kinh tế

Theo chuyên gia Magnus Henrekson từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp ở Stockholm (Thụy Điển), có thể dự đoán người thắng giải Nobel Kinh tế dựa trên mối quan tâm...

Trung Quốc đối mặt áp lực giảm phát ngày càng lớn

Áp lực giảm phát của Trung Quốc ngày càng tăng trong tháng 9, với giá tiêu dùng vẫn yếu và giá sản xuất tiếp tục giảm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98