Doanh nhân dìu nhau vượt khó hậu dịch

29/05/2020 06:59
29-05-2020 06:59:55+07:00

Doanh nhân dìu nhau vượt khó hậu dịch

Doanh nghiệp Việt kêu gọi đoàn kết, nắm chặt tay nhau cùng vượt khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.

Doanh nhân dìu nhau vượt khó hậu dịch
Giai đoạn hậu dịch COVID-19, các doanh nghiệp tích cực tham gia các buổi hội chợ, kết nối cung cầu để tìm kiếm khách hàng. Ảnh: An Hiền

Ngày 28-5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2020.

Cải thiện mẫu mã, tham gia nhiều hội chợ để bán hàng

Có mặt tại hội nghị, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, đại diện cho Hội Mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Nội), chia sẻ về quá trình phát triển cũng như cách vượt qua khó khăn mà làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng này đang áp dụng. Theo đó, ông Tĩnh cho biết làng nghề mây tre đan Phú Vinh đang có bước phát triển rất tốt. Mấy năm gần đây, sản phẩm của làng nghề đã được nhiều khách hàng quốc tế như Thái Lan, Myanmar, Ý, Pháp... đến đặt hàng về bán.

Nhờ sự phát triển này mà nghề mây tre đan đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, khi đang thuận lợi như vậy thì dịch COVID-19 xuất hiện gây ra hàng loạt khó khăn, đơn cử như nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt, lực lượng lao động cũng thiếu trầm trọng.

“Chúng tôi phải đóng cửa toàn bộ các xưởng sản xuất. Lao động làng nghề đang từ 200.000 đồng/ngày thì nay giảm chỉ còn 30.000-40.000 đồng/ngày, đời sống của người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn” - ông Tĩnh chia sẻ.

Trước những khó khăn chồng chất, ngay sau khi Hà Nội hết giãn cách xã hội, làng nghề mây tre đan Phú Vinh ngay lập tức mở cửa sản xuất để kịp thời phục hồi. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch, các bạn hàng quốc tế quen thuộc trước đây từ châu Âu, châu Á lại không thể sang đặt hàng nên lại gặp khó khăn cho đầu ra. “Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi cố gắng thay đổi mẫu mã, tham dự nhiều hội chợ… để tìm đầu ra cho sản phẩm. Hy vọng làng nghề sẽ sớm phục hồi, phát triển mạnh mẽ trở lại” - ông Tĩnh cho biết.

Ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cổ phần May 10, cũng chia sẻ về câu chuyện của công ty mình. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty cũng như nhiều đơn vị khác bị đứt nguồn cung cấp vật tư sản xuất. Đến giữa tháng 4, công ty lại đối diện với mối nguy lớn hơn là bị “đứt cầu”.

“Dù hết sức khó khăn nhưng tập thể công ty vẫn tìm mọi cách để vượt qua. Chúng tôi rất cám ơn các cơ quan chức năng đến thời điểm này đã khống chế được đại dịch. Đối với ngành may mặc, chúng tôi thấy Việt Nam (VN) là một trong những nước mở cửa sớm nhất, là lợi thế so với nhiều đối thủ trong ngành, nhất là ở các nước ASEAN” - ông Long chia sẻ.

Ngoài thị trường xuất khẩu, đại diện Công ty May 10 cho rằng thị trường trong nước với 100 triệu dân cũng là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) cần liên kết lại để có thể cùng sử dụng các dịch vụ của nhau. “Theo thống kê, riêng trong ngành dệt may nếu có sự hợp tác tốt thì các DN sẽ không phải mất chi phí đầu tư thêm nhưng vẫn tăng được năng lực và sự đáp ứng đối với khách hàng lên 30%” - ông Long nói.

Giai đoạn hậu dịch COVID-19, các doanh nghiệp tích cực tham gia các buổi hội chợ, kết nối cung cầu để tìm kiếm khách hàng. Ảnh: An Hiền

Cần bắt chặt tay nhau

Ông Nguyễn Xuân Phú, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các DN vừa và nhỏ TP Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE, chia sẻ trong tháng 4 vừa rồi, gần như người dân không có nhu cầu, nhiều DN phải đóng cửa. Mảng xuất khẩu của SUNHOUSE có thời điểm dường như ở con số 0. Do đó, hiện nay công ty chỉ còn trông chờ vào thị trường tiêu thụ nội địa.

Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay là sự kết nối giữa các DN VN còn rất lỏng lẻo. “Trước khi vào dự hội nghị này, tôi đã đi tham quan các gian hàng triển lãm ở bên ngoài và thấy rằng cũng có nhiều đơn vị khác, trong đó có cả DN quốc phòng sản xuất đồ gia dụng. Nếu các DN bắt tay nhau, một bên nắm được thị trường, thương hiệu và một bên có năng lực sản xuất cùng kết nối lại thì chắc chắn chúng ta có thể tạo được ra những loại hàng hóa có giá cạnh tranh” - ông Phú nhấn mạnh.

Cùng ngày, tại hội nghị trực tuyến “Xúc tiến thương mại giày dép VN - Mỹ hậu COVID-19” do Bộ Công Thương và Thương vụ Đại sứ quán VN tại Mỹ tổ chức, ông Vũ Bá Phú, Cục Xúc tiến thương mại, nhận định: Mặc dù xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng trong quý I vừa qua nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch, các hợp đồng đàm phán của quý II và quý III-2020 của nhiều công ty Việt chưa thể chốt được do lượng tiêu thụ tại Mỹ trên đà suy giảm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo sau khi khống chế được dịch, nhu cầu mặt hàng giày dép tại thị trường Mỹ sẽ tăng cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ các DN giày dép cần thúc đẩy xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ.

Thông tin tại hội nghị cho hay các DN Mỹ đang đi theo xu hướng yêu cầu các DN đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh để có thể lựa chọn, chứ không phải đưa ra mẫu sẵn để các DN Việt làm như trước đây.

Bộ Công Thương cho hay ngay cả trong bối cảnh những tháng đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ đến các nền kinh tế trên toàn cầu thì Mỹ vẫn là thị trường lớn giúp kim ngạch xuất khẩu của VN có được sự tăng trưởng.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, bốn tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch thương mại VN - Mỹ đạt gần 25 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của VN sang Mỹ đạt hơn 20 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 4,8 tỷ USD

AN HIỀN

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Gia tộc duy nhất phá vỡ quy luật 'giàu không quá 3 đời' nhờ chiến lược 3 không

Là một trong số ít gia tộc Á Đông phá vỡ định luật 'giàu không quá 3 đời' nhờ chiến lược 3 không: 'Không bỏ gốc - Không ngừng học - Không đánh mất danh dự', gia tộc...

Để việc đăng ký thành lập doanh nghiệp “dễ như mở tài khoản ngân hàng”

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt...

Bi kịch tỷ phú huyền thoại: Từ 'bát cơm vàng' đến cái giá 178 nghìn tỷ đồng đổi lấy mạng sống

Từng là huyền thoại chốn thương trường với khối tài sản hàng chục tỷ nhân dân tệ, Viên Bảo Cảnh đã bước lên đỉnh cao giàu sang từ đáy cùng cực của nghèo khó.

Nữ doanh nhân tỷ phú lừng danh bất ngờ 'ngã ngựa' giữa đỉnh cao

Từng là biểu tượng khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực an ninh mạng, nữ doanh nhân Vương Cẩn - người được mệnh danh là 'nữ hoàng công nghệ Tứ Xuyên', đối mặt bước...

Tesla ‘bốc hơi’ 152 tỷ USD sau màn đấu khẩu giữa ông Trump và Elon Musk

Cổ phiếu của Tesla đã giảm 14% vào ngày 5/6 sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa rút các hợp đồng chính phủ đối với các công ty của CEO Elon Musk, làm leo thang...

Tại sao ông trùm ngân hàng Jamie Dimon luôn bi quan về nền kinh tế?

Jamie Dimon càng lo lắng thì ngân hàng của ông càng hoạt động xuất sắc.

Truy nã cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Huỳnh Phước vì tham ô tài sản và rửa tiền

Cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Huỳnh Phước bị Công an tỉnh Đắk Lắk truy nã về tội tham ô tài sản và rửa tiền.

Elon Musk cảm ơn Trump và tuyên bố rời công việc Chính phủ

Khi nhiệm kỳ chính thức tại Chính phủ sắp kết thúc, Elon Musk đã gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Donald Trump vào ngày 28/05 vì “đã trao cơ hội cắt giảm chi tiêu lãng...

Công ty liên quan vợ chồng Đoàn Di Băng liên tục vướng lùm xùm

Công ty liên quan đến vợ chồng Đoàn Di Băng tiếp tục vướng vào rắc rối do có dấu hiệu bán mỹ phẩm có vấn đề.

Cho vay khoản tiền tương đương 8,75 tỷ không cần thế chấp, canh bạc ngỡ dại dột lại đưa người đàn ông thành siêu tỷ phú

Canh bạc đầu tư ấy lại chính là bước ngoặt lịch sử của người đàn ông này, xây dựng một đế chế trị giá hơn 9.000 tỷ NDT (khoảng 31,5 triệu tỷ đồng).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98