Mô hình chính quyền đô thị Đà Nẵng - Kỳ 2: Đà Nẵng được gì?

06/05/2020 14:42
06-05-2020 14:42:15+07:00

Mô hình chính quyền đô thị Đà Nẵng - Kỳ 2: Đà Nẵng được gì?

Để chọn mô hình chính quyền đô thị 1 cấp thành phố và 2 cấp hành chính quận, phường đề nghị thí điểm, Đà Nẵng đã tiến hành đánh giá thận trọng, đặc biệt là kinh nghiệm qua 7 năm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

* Mô hình chính quyền đô thị Đà Nẵng - Kỳ 1: Phù hợp với đô thị nhỏ gọn

Mô hình chính quyền đô thị Đà Nẵng - Kỳ 2: Đà Nẵng được gì?
Trong nhiều năm liền, Đà Nẵng luôn cải thiện chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính …Ảnh: Hoàng Sơn

Theo đánh giá, điều thuận lợi cho Đà Nẵng khi chọn mô hình chính quyền đô thị là trước khi lập lại HĐND cấp quận, huyện, phường vào năm 2016, Đà Nẵng đã có 7 năm (giai đoạn 2009 - 2016) thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và đã mang lại nhiều kết quả tích cực. 

Đà Nẵng có thời gian không tổ chức HĐND cấp huyện, quận, phường và chỉ tổ chức HĐND TP. Ảnh: Hoàng Sơn

Người dân, doanh nghiệp hài lòng

Đà Nẵng là 1 trong 10 địa phương được chọn làm thí điểm thực hiện không tổ chức HĐND tại 7 quận, huyện và 45 phường từ tháng 4.2009 đến tháng 5.2016.

Theo đánh giá của HĐND TP.Đà Nẵng, qua thí điểm không tổ chức HĐND, UBND các cấp chủ động, xây dựng và ban hành một số giải pháp chủ yếu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội bảo đảm duy trì được sự ổn định và phát triển tương ứng như thời kỳ còn HĐND.

UBND các huyện, quận, phường vẫn hoạt động ổn định trong tình hình mới, quyền làm chủ của người dân cơ bản vẫn được duy trì, HĐND các xã vẫn hoạt động bình thường.

Việc thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường giai đoạn 2009 - 2016 đạt kết quả tốt.

Hoạt động của chính quyền các cấp ổn định, thông suốt. Người dân và cộng đồng doanh nghiệp hài lòng với cách thức phục vụ của chính quyền trong việc cung cấp các dịch vụ công với tỉ lệ hài lòng do cơ quan, đơn vị tự khảo sát đều ở mức cao hàng năm, trên 80% - 98%.

Theo ông Phan Thanh Long, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Đà Nẵng, trong thời kỳ thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, TP.Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu và có chỉ số tốt về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính so với toàn quốc…

Trong 7 năm thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, phường, kinh tế - xã hội tại các địa phương của Đà Nẵng tiếp tục phát triển tốt. Ảnh: Hoàng Sơn

“Có thể nói, công tác chỉ đạo, điều hành của UBND cấp trên đối với cấp dưới xuyên suốt, cụ thể hơn, đảm bảo sự điều hành trực tiếp, nâng cao tính chủ động của cơ quan hành chính và trách nhiệm người đứng đầu”, ông Long nhận xét.

“Mệnh lệnh quản lý từ chính quyền TP xuống huyện, quận, phường không bị cắt khúc, không bị chậm triển khai vì bỏ qua được công đoạn chờ HĐND cấp dưới họp và ban hành văn bản thực hiện. Đây là ưu điểm vượt trội của mô hình tổ chức cơ quan hành chính khi không tổ chức HĐND”.

Không ảnh hưởng quyền làm chủ của người dân

Theo thông tin do Ban Pháp chế HĐND TP.Đà Nẵng cung cấp, để đánh giá kết quả thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, Sở Nội vụ Đà Nẵng đã tiến hành điều tra dư luận xã hội về “Kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường trên địa bàn TP.Đà Nẵng” với 500 phiếu khảo sát.

Trong giai đoạn thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường từ năm 2009 - 2016, Đà Nẵng vẫn giữ vững môi trường đầu tư và các chỉ số về phát triển kinh tế Ảnh: Hoàng Sơn

Theo kết quả, 84% số người tham gia được hỏi đồng ý về thực hiện chủ trương không tổ chức HĐND; 68,8% ý kiến cho rằng việc thực hiện không tổ chức HĐND không có ảnh hưởng gì đến việc đảm bảo quyền đại diện và quyền làm chủ của người dân vì đã có các kênh giám sát khác và 62,6% số người được hỏi đánh giá việc công khai, minh bạch các chế độ, chính sách đến nhân dân được tăng cường hơn.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát, đại đa số ý kiến được hỏi đều đánh giá tích cực sự chuyển biến trong hoạt động của bộ máy chính quyền khi thực hiện không tổ chức HĐND ở cả 3 tiêu chí gồm: tính ổn định trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính; tính tinh gọn của bộ máy cơ quan hành chính; tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành từ UBND TP đến UBND phường, xã.

Qua xem xét tỉ lệ đánh giá với từng tiêu chí thì tiêu chí về “tính tinh gọn bộ máy cơ quan hành chính” được đánh giá là có sự chuyển biến tích cực hơn, đáng kể, với mức 80,6%.

7 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, Đà Nẵng đã có nhiều kinh nghiệm quý báu để đề xuất mô hình chính quyền đô thị 1 cấp TP. Ảnh: Hoàng Sơn

“Như vậy, qua thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND đã tạo được sự đồng thuận của cán bộ, công chức viên chức và các tầng lớp nhân dân TP. Kết quả rõ nét là ở việc giảm biên chế và bộ máy trung gian, giảm một phần chi phí hành chính. Tính chủ động của bộ máy chính quyền được nâng cao, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính được chú trọng, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực vẫn tiếp tục duy trì tốt, kinh tế - xã hội tại các địa phương tiếp tục phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Với kết quả khả quan trong 7 năm thực hiện thí điểm là tiền đề thuận tiện cho việc thực hiện có hiệu quả đề án chính quyền đô thị”, ông Long nói thêm (còn tiếp).

Hoàng Sơn

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Có thể thí điểm vận hành thị trường carbon từ năm 2025

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình vận hành thị trường carbon, dự kiến sẽ thí điểm ngay từ năm 2025 với khoảng 100-200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực...

Gấp rút hoàn thiện nghị định mới về quản lý ODA, trình trước ngày 30/04

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định mới về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trình Thủ tướng trước...

Bạn đã hiểu hết về đầu tư công - động lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm hoàn thành kế hoạch và góp phần thúc...

Việt Nam thành lập Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên...

Hơn 77.000 tỷ đồng đầu tư Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2030

Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch sẽ được dành nguồn lực đầu tư và phát triển hệ thống các khu bến cảng nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng kinh tế...

Một hũ yến giá chỉ 9.000 - 15.000 đồng, có yến thật không?

Tình trạng người người, nhà nhà làm yến sào, cơ sở sản xuất yến cho đối tác gia công tùy tiện khiến tình trạng hàng giả, hàng dỏm tràn lan

Bộ Công an yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án điện mặt trời tại Quảng Bình

Ngày 12/4, nguồn tin của phóng viên cho biết, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án điện mặt trời...

Bộ Công Thương có chỉ đạo 'nóng' gửi doanh nghiệp sau chính sách thuế của Mỹ

Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hội viên mở rộng, đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng...

Đối ngoại ngày càng trở thành trụ cột quan trọng trong phát triển của TPHCM

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiến tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2-9 và 80 năm Ngày thành lập...

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương ban hành khung giá phát điện cho các loại hình nguồn điện

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương ban hành khung giá phát điện phù hợp, hiệu quả cho các loại hình nguồn điện, để các nhà đầu tư có cơ...


TIN CHÍNH

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán thuế với Mỹ, doanh nghiệp thuỷ sản phải nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời tìm kiếm thị trường mới.




Hotline: 0908 16 98 98