Nhật Bản xem xét gói kích thích kinh tế mới trị giá hơn 929 tỷ USD

25/05/2020 13:18
25-05-2020 13:18:00+07:00

Nhật Bản xem xét gói kích thích kinh tế mới trị giá hơn 929 tỷ USD

Gói kích thích trên được đưa ra sau kế hoạch chi tiêu kỷ lục trị giá 1.100 tỷ USD mà Nhật Bản triển khai hồi tháng trước nhằm giảm nhẹ tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.

* Nhật Bản lần đầu giảm phát trong 3 năm

* Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm

* Nhật Bản rơi vào suy thoái

Người dân mua hàng trong siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản ngày 6/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tờ Nikkei (Nhật Bản) ngày 25/5 đưa tin nước này đang xem xét một gói kích thích mới trị giá hơn 929 tỷ USD chủ yếu bao gồm các chương trình cứu trợ tài chính cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Gói kích thích trên thuộc ngân sách bổ sung thứ hai cho tài khóa hiện tại bắt đầu vào tháng 4 vừa qua và được đưa ra sau kế hoạch chi tiêu kỷ lục trị giá 1.100 tỷ USD mà Nhật Bản triển khai hồi tháng trước nhằm giảm nhẹ tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.

Theo Nikkei, trong ngân sách bổ sung thứ hai trị giá 100.000 tỷ yen (929,45 tỷ USD), 60.000 tỷ yen để mở rộng các chương trình cho vay dành cho các doanh nghiệp thông qua các thể chế tài chính tư nhân và liên kết với nhà nước.

Bên cạnh đó, 27.000 tỷ yen nữa sẽ được dành cho các chương trình cứu trợ tài chính khác, trong đó có 15.000 tỷ yen cho một chương trình mới nhằm “bơm” vốn cho các công ty đang gặp khó khăn.

Ngoài ra, gói ngân sách lần này còn bao gồm tiền trợ cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp trả tiền thuê và lương cho nhân viên khi ngừng hoạt động kinh doanh.

Dự kiến, Chính phủ Nhật Bản sẽ họp để thông qua ngân sách trên vào ngày 27/5 tới.

Đây sẽ là nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang có nguy cơ rơi vào đợt sụt giảm sâu nhất trong lịch sử thời hậu chiến, khi dịch COVID-19 đã làm tê liệt các doanh nghiệp và hoạt động chi tiêu tiêu dùng.

Nhật Bản đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở hầu hết các khu vực trên cả nước và dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp trong ngày 25/5 để xem xét có nên đưa ra quyết định tương tự với các khu vực còn lại hay không, trong đó có cả thủ đô Tokyo.

Bộ trưởng Tài chính Taro Aso nhận định kinh tế Nhật Bản đang trong tình trạng vô cùng khó khăn và nước này cần thoát khỏi tình hình hiện tại "sớm nhất có thể."

Kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái trong quý vừa qua, và giới phân tích dự báo nền kinh tế này sẽ còn giảm thêm 22% trong quý hiện tại bởi tác động của đại dịch COVID-19.

Tình hình này đã buộc chính phủ phải tăng nợ công, vốn đang ở mức gấp 2 lần GDP, để chi cho những kế hoạch chi tiêu lớn./.

Trần Quyên

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98