Yếu tố nào giúp Việt Nam lọt vào 'mắt xanh' của làn sóng dịch chuyển đầu tư sau dịch?

26/06/2020 11:27
26-06-2020 11:27:11+07:00

Yếu tố nào giúp Việt Nam lọt vào 'mắt xanh' của làn sóng dịch chuyển đầu tư sau dịch?

Tại báo cáo mới nhất trong chuỗi bài về tác động của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và những đề xuất mở cửa lại nền kinh tế, nhóm chuyên gia kinh tế VinaCapital đưa ra những yếu tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến mới cho các nhà sản xuất trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dưới đây là những chia sẻ của ông Don Lam, Sáng lập viên – Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital.

Tạp chí Ecomomist cho biết doanh nghiệp nước ngoài sẽ lưu ý tới cách thức mà các quốc gia kiểm soát dịch bệnh như một yếu tố trong việc cân nhắc vị trí nhà máy sản xuất của họ trong tương lai.

Có thể thấy, không phải quốc gia nào cũng đủ sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp nước ngoài như Việt Nam.

Hiện nay, có gần 200 doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới, và hầu hết quốc gia được chọn đặt nhà máy sản xuất đều có chi phí đầu vào cho sản xuất như đất đai và lao động thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển.

Các nhà hoạch định chính sách của doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tiếp cận “hình phễu” để loại trừ các quốc gia không phù hợp cho việc mở rộng sản xuất của họ. Phương pháp này sẽ bao gồm các yếu tố như sau:

Yếu tố loại trừ đầu tiên là bất ổn về chính trị cơ sở hạ tầng kém phát triển. Các quốc gia không đáp ứng được ngưỡng tối thiểu về sự ổn định của 2 điều này sẽ bị loại trừ khỏi danh sách cần cân nhắc.

Tiếp theo là số lượng và chất lượng cũng như chi phí phải trả của lực lượng công nhân trong các nhà máy và đội ngũ quản lý cấp trung.

Và yếu tố cuối cùng là nguồn cung ứng điện năng ổn định.

Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng đồng thời tất cả yếu tố trên, nên luôn nằm trong danh sách các quốc gia được cân nhắc lựa chọn đặt nhà máy mới của doanh nghiệp nước ngoài.

Còn theo Bộ tiêu chí EPIC (Globla Supply Chain Readiness Index), gần đây đánh giá Việt Nam cao hơn Indonesia, Phillipines và Thái Lan, nhưng thấp hơn Malaysia. Việc đánh giá này không chú trọng vào mức lương thấp mà nhấn mạnh vào tầm quan trọng của quy mô và sức hấp dẫn của thị trường trong nước – theo đó Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn với tổng dân số gần 100 triệu người và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu.

Những yếu tố và tiêu chuẩn trên vừa đề cập khiến Việt Nam trở thành điểm đến thu hút với nhiều doanh nghiệp quốc tế, ngay cả trước thời điểm đại dịch Covid-19.

Một ví dụ điển hình cho làn sóng đầu tư mới cho Việt Nam chính là Apple. Apple và một số nhà cung ứng đối tác như GoerTek và Foxconn đã có nhiều động thái trong vấn đề sản xuất nhiều hàng hóa hơn từ Việt Nam.

Năm 2015, báo Wall Street Jounal cho biết một số lãnh đạo của Apple đã đề nghị công ty dịch chuyển một phần việc sản xuất sang Việt Nam. Bài báo cũng cho rằng đề nghị này đã bị coi nhẹ, và điều này lý giải cho sự leo thang của của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến Apple lập tức thay đổi chiến lược về cơ sở sản xuất.

Một số thông tin mới đây cho hay tai nghe Studio – một sản phẩm của Apple – sẽ được sản xuất đầu tiên tại Việt Nam, thay vì Trung Quốc.

Apple cũng bắt đầu tìm kiếm nhân sự cho  một số vị trí tại Việt Nam. Những động thái này cho thấy công ty đang bắt đâu khuyến khích các đối tác cung cấp linh kiện của mình phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Apple không phải công ty duy nhất đang mở rộng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Trước đó, Samsung cũng đã dịch chuyển phần nhiều hàng sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó, Panasonic thông báo sẽ chuyển việc sản xuất một số đồ gia dụng từ Thái Lan sang Việt Nam.

Rõ ràng là sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào làn sóng chuyển đổi này để có thể khai thác tiềm năng của Việt Nam.

Hàn Đông ghi

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...

Hơn 120 website, ứng dụng thương mại điện tử bị 'khai tử'

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp rà soát chéo với cơ quan thuế, qua đó chấm dứt hoạt động của hơn 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện...

TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trong số hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 935,3 triệu USD; vốn đầu tư trong nước đạt 45.437 tỷ...

Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Kiến tạo niềm tin bền vững thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cốt lõi: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở đâu trong bức tranh phát triển quốc gia? Và đâu là những điều kiện cần để khu vực này...

Bỏ thuế khoán có giúp hộ kinh doanh muốn thành doanh nghiệp?

Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc...

Đề xuất không tổ chức quốc tang với 4 chức danh cán bộ cấp cao có vi phạm

Bộ VH-TT-DL đề xuất 4 chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao thay vì quốc tang.

Quốc hội yêu cầu báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Trung ương

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với việc sửa đổi Luật Báo chí, báo chí cần chủ động nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, bám sát nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98