Ấn Độ ngừng mua 2,8 tỷ USD thiết bị điện từ Trung Quốc

04/07/2020 09:27
04-07-2020 09:27:36+07:00

Ấn Độ ngừng mua 2,8 tỷ USD thiết bị điện từ Trung Quốc

Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ Raj Kumar Singh tuyên bố quốc gia Nam Á sẽ ngừng nhập khẩu thiết bị điện của Trung Quốc sau cuộc đụng độ chết người tại biên giới.

* Hàng hóa Trung Quốc tắc nghẽn tại cảng Ấn Độ

* Quyết tẩy chay hàng Trung Quốc, Ấn Độ chấp nhận thiệt hại kinh tế?

Theo Bloomberg, trong cuộc họp với quan chức ngành điện các bang, Bộ trưởng Singh khẳng định Ấn Độ có đủ năng lực sản xuất mọi thiết bị điện. Ông yêu cầu chính quyền các địa phương mua thiết bị điện sản xuất trong nước, thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thống kê của Bộ Năng lượng Ấn Độ cho thấy Trung Quốc xuất khẩu 2,8 tỷ USD thiết bị điện sang Ấn Độ trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019. Trong quãng thời gian này, Ấn Độ mua sắm tổng cộng 9,5 tỷ USD thiết bị điện để phục vụ các dự án điện truyền thống.

Giá gổ phiếu của Bharat Heavy ELectricals, nhà sản xuất thiết bị điện lớn nhất Ấn Độ, tăng 5,3% sau tuyên bố của Bộ trưởng Singh.

Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề nghị doanh nghiệp nước này mua hàng từ các nhà cung cấp nội địa để thúc đẩy phục hồi kinh tế và tạo công ăn việc làm sau quãng thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Căng thẳng biên giới Ấn - Trung càng thúc đẩy các nỗ lực của chính phủ Ấn Độ.

Căng thẳng biên giới Ấn - Trung ảnh 1
Người dân Ấn Độ mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

"Một quốc gia dám xâm nhập vào lãnh thổ của chúng ta, giết binh lính của chúng ta, mà chúng ta lại tạo công ăn việc làm cho quốc gia đó. Đó là điều không thể chấp nhận được", Bộ trưởng Singh nhấn mạnh.

Ông Singh cho biết để kiểm tra thiết bị điện sạch nhập khẩu, chính phủ Ấn Độ sẽ sử dụng hàng rào thuế quan thay vì ra lệnh cấm. Ước tính 80% tấm pin điện mặt trời bán tại Ấn Độ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ngoài ra, Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ giải thích nguy cơ tấn công mạng là lý do khác buộc nước này phải lựa chọn nhà cung cấp cẩn thận. "Chúng tôi sẽ kiểm tra thiết bị nhập khẩu từ các quốc gia khác để xem chúng có chứa phần mềm độc hại độc hại hay không. Hệ thống điện lực rất nhạy cảm và rất dễ bị tấn công mạng", ông nhấn mạnh.

Tháng 10/2019, một nhà máy điện hạt nhân Ấn Độ bị tấn công bằng mã độc. Vài tháng sau, chính phủ Ấn Độ công bố dự thảo hướng dẫn vận hành các mạng lưới điện, yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp an ninh mạng nghiêm ngặt.

Thanh Hoa

ZING





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98