Các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc 'bào mòn' 80% lợi nhuận quý 2 của NVB

23/07/2020 11:01
23-07-2020 11:01:52+07:00

Các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc 'bào mòn' 80% lợi nhuận quý 2 của NVB

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (HNX: NVB), lợi nhuận trước và sau thuế 6 tháng đầu năm của Ngân hàng vẫn tăng 13% và 12% so với cùng kỳ, dù chi phí dự phòng tăng 57% và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc gấp 4.3 lần cùng kỳ.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong quý 2/2020 và 6 tháng đầu năm của NVB khá khả quan.

Trong riêng quý 2, dù thu nhập lãi thuần của NVB giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 244 tỷ đồng, nhưng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 63%, lên mức hơn 11 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư báo lãi gấp 107 lần cùng kỳ, ghi nhận hơn 48 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng báo lãi gần 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 2 tỷ đồng.

Kỳ này, cả chi phí hoạt động (giảm 24%) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (giảm 29%) của NVB đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc Ngân hàng lại gấp 3.3 lần cùng kỳ lên mức 100 tỷ đồng, chiếm đến 80% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do đó, làm cho lợi nhuận trước và sau thuế trong quý 2 của NVB chỉ còn hơn 8 tỷ đồng và hơn 6 tỷ đồng, tăng 14% và 11% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, hoạt động chính của Ngân hàng đem về hơn 480 tỷ đồng lãi thuần, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ lại tăng đến 90%, báo lãi gần 20 tỷ đồng.

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư báo lãi gần 74 tỷ đồng, gấp 7.6 lần cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng báo lãi hơn 4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nửa đầu năm đạt hơn 189 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ.

Dù chi phí hoạt động giảm nhẹ 10% so với cùng kỳ (379 tỷ đồng), nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của NVB lại tăng đến 57% (36 tỷ đồng), đồng thời khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc Ngân hàng tăng lên mức 130 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế nửa đầu năm của Ngân hàng chỉ còn 23 tỷ đồng và 18 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 125 so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2020, NVB đặt kế hoạch lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 150 tỷ đồng, như vậy kết thúc quý 2, NVB đã vượt được kế hoạch này.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2020 của NVB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 của NVB

Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của NVB giảm 11% so với đầu năm, chỉ còn 71,386 tỷ đồng, chủ yếu do tiền, vàng gửi tại TCTD khác (giảm 76%) và cho vay các TCTD khác (giảm 94%) giảm mạnh. Cho vay khách hàng của NVB chỉ tăng nhẹ 3% so với đầu năm, đạt 38,862 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tăng nhẹ 5% so với đầu năm, đạt 62,065 tỷ đồng. Tiền gửi và vay các TCTD khác giảm mạnh 93%, chỉ còn gần 829 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối tăng 24% so với đầu năm, đạt gần 96 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính của NVB tính đến 30/06/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 của NVB

Trong kỳ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của NVB âm đến 10,673 tỷ đồng, trong khi kỳ trước chỉ âm 1,864 tỷ đồng, chủ yếu là do chi phí lãi và các khoản tương tự đã trả (âm 2,312 tỷ đồng) và giảm các khoản tiền gửi và vay các TCTD (âm 11,585 tỷ đồng).

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm đến 159 tỷ đồng chủ yếu do mua sắm tài sản cố định (12.8 tỷ đồng) và tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác (150 tỷ đồng).

NVB lại tiếp tục không công bố thuyết minh báo cáo tài chính, do đó không rõ con số nợ xấu của Ngân hàng là bao nhiêu.

Hàn Đông

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín dụng đang chảy mạnh vào bất động sản

Mặt bằng lãi suất thấp, “room” tín dụng cao khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng. Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản, là động lực tăng trưởng nhưng chưa "quá...

Giao dịch thị trường mở trầm lắng, lãi suất qua đêm giảm mạnh

Trong tuần từ 16-23/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng nhẹ trên thị trường mở (OMO) khi giao dịch trên kênh mua kỳ hạn trầm lắng.

Giá USD ngân hàng vượt 26.300 đồng, cao nhất từ trước đến nay

Tỷ giá USD hôm nay 24/6/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng cao chưa từng có, vượt 26.300 đồng/USD ở chiều...

TPHCM đã hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp

Kết quả thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khu vực 2 đến nay đã ký kết cho vay gần 350 nghìn tỷ đồng, tăng 6.35%...

Chính sách tiền tệ trước rủi ro xung đột quân sự

Kinh tế thế giới vốn đã bất ổn do chính sách thuế quan khó lường của Mỹ, nay kết hợp với xung đột quân sự ở Trung Đông, khiến nguy cơ suy thoái kinh tế và lạm phát...

SHB SAHA – Bước tiến mới của SHB trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn chuyển đổi số toàn diện, bám sát hai trụ cột quan trọng “Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm” và “Hiện đại hóa công...

Tín dụng cho người trẻ - Phân khúc mới dẫn sóng bất động sản phục hồi?

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, thị trường bất động sản (BĐS) trong nước bước vào chu kỳ điều chỉnh sau nhiều năm tăng trưởng nóng. Chính...

Treo bảng “Điểm mua bán ngoại tệ” tại mỗi đơn vị giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro

Một việc làm nhỏ, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả và ý nghĩa toàn diện, các TCTD cần quan tâm và quán triệt thực hiện trong toàn hệ thống.

Những điểm cần lưu ý đối với nhóm ngân hàng quy mô nhỏ

Kết quả kinh doanh quý 1 và mức tăng trưởng cổ phiếu từ đầu năm cho thấy một diễn biến đáng chú ý: Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ - vốn ít được nhắc tới trong các cuộc...

Tăng trưởng tín dụng bất động sản thế nào để tránh vòng lặp

Trong bối cảnh bên ngoài còn nhiều bất định, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức cao, trên 8%. Để đạt được mục tiêu này, ngoài thúc đẩy đầu tư công thì...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98