Những giáo sư bỗng thành triệu phú nhờ thuốc Covid-19

25/07/2020 15:10
25-07-2020 15:10:00+07:00

Những giáo sư bỗng thành triệu phú nhờ thuốc Covid-19

Ba giáo sư Đại học y Southampton vừa có bước nghiên cứu đột phá trong điều trị Covid-19 và lập tức trở thành triệu phú trên giấy tờ.

Gần 20 năm trước, các giáo sư Ratko Djukanovic, Stephen Holgate và Donna Davies phát hiện những người mắc bệnh hen suyễn và phổi mãn tính thiếu một loại protein gọi là interferon beta, giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Họ phát hiện có thể tăng đề kháng của bệnh nhân trước virus nếu thay thế protein bị thiếu.

Ba người lập công ty Synairgen để biến những phát hiện của họ thành phương pháp điều trị. Công ty lên sàn chứng khoán năm 2004 nhưng sau khi hợp đồng với AstraZeneca về điều trị bệnh nhân hen nhiễm virus thất bại, giá cổ phiếu tụt dốc.

Tuy nhiên, vài năm sau, khi Covid-19 ập tới, bất kỳ phương pháp điều trị tiềm năng nào cho các triệu chứng khó thở đều được săn đón.


Giáo sư Ratko Djukanovic (phải), tiến hành nội soi phế quản năm 2015. Ảnh: Guardian.

Richard Marsden, giám đốc điều hành Synairgen, cho biết công ty đã tham gia sâu vào thử nghiệm sử dụng thuốc interferon beta giúp người viêm phế quản mạn tính hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính.

"Nhưng khi Covid-19 xuất hiện vào tháng 1, chúng tôi mới nhận ra mình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh loại virus này", ông nói. "Vì vậy, chúng tôi đã xin phép thử nghiệm lâm sàng vào tháng 2 và tháng 3, với dự đoán virus sẽ tấn công nước Anh và quả đúng thế. Thử nghiệm diễn ra khi bệnh nhân bắt đầu tràn vào bệnh viện".

"Chiến lược của nCoV là can thiệp vào hệ thống miễn dịch và ức chế beta interferon, vì vậy, nếu đưa protein này quay lại cơ thể, chúng ta sẽ thấy hiệu quả rõ rệt".

Kết quả thử nghiệm ban đầu công bố tuần này, cho thấy các bệnh nhân Covid-19 nhập viện sử dụng một công thức đặc biệt của thuốc interferon beta gọi là SNG001, được đưa trực tiếp vào đường thở thông qua máy phun sương, có khả năng hồi phục cao gấp hai tới ba lần những người dùng giả dược.

Nghiên cứu trên 101 người cho thấy bệnh nhân giảm 79% khả năng tiến triển thành bệnh nghiêm trọng và tình trạng khó thở cũng giảm rõ rệt. Sau khi kết quả lâm sàng được công bố, sáng ngày 21/7, cổ phiếu Synairgen lập tức tăng vọt và tới trưa, nó đã tăng 540%, lên 204 điểm.

Từ trái qua phải: Ratko Djukanovic, Donna Davies và Sephen Holgate, những người sáng lập Synairgen. Ảnh: Guardian.

Djukanovic, 65 tuổi, giáo sư dược, chứng kiến 0,56% cổ phần của ông trong công ty tăng giá trị trong một ngày từ 300.000 bảng Anh lên 1,6 triệu bảng (2,046 triệu USD).

Còn 0,59% cổ phần thuộc của giáo sư Holgate, 73 tuổi, chuyên ngành miễn dịch học, tăng lên 1,7 triệu bảng (2,17 triệu USD). Giáo sư Davies, 67 tuổi, người sáng lập thứ ba của công ty, chuyên về hô hấp tế bào và sinh học phân tử, cũng giữ lượng cổ phần tương tự thông qua một công ty khác.

Tới nay, cổ phiếu của Synairgen đã tăng hơn 3.000% khi thị trường đóng cửa hôm 24/7. Marsden, người nắm 0,3% cổ phần, nhận định cổ phiếu tăng là "hợp lý".

"Đây là bước đột phá trong điều trị bệnh nhân Covid-19", ông nói. "Đây là kết quả thử nghiệm lâm sàng tốt nhất có thể rồi".

Ông cho rằng nCoV đã gây ra "rắc rối tài chính lớn", khi các nền kinh tế toàn cầu tạm 'đóng băng' để làm chậm quá trình lây lan virus. "Nếu thành công, chúng tôi đã giúp đỡ mọi người về mặt điều trị, nhưng có thể đánh giá đây cũng là một sản phẩm thương mại rất thành công".

Ông nói rằng thật khó để đánh giá loại thuốc này có giá trị như thế nào, nhưng nó có thể giúp khởi động lại môi trường làm việc bình thường.

"Tác động của virus tới kinh tế thế giới là gì? Nếu một loại thuốc có hiệu quả như dữ liệu cho thấy, thì loại thuốc này thực sự có giá trị", ông nói. "Mọi người hay dùng từ 'chưa từng có' để mô tả về nó. Chúng ta cần một từ mạnh mẽ hơn".

Marsden cho hay ba nhà khoa học rất vui mừng về khoản tiền lớn kiếm được nhưng với họ, phần thưởng thực sự là "cảm thấy đủ may mắn khi được chứng kiến phát minh của mình được đưa ra thị trường".

"Đây là một bước đi dài", ông nói. "Với họ, không có gì vui hơn khi nhìn thấy loại thuốc mình tạo ra được điều trị cho bệnh nhân và tác dụng phụ của nó là kiếm tiền về cho mình. Với một người giỏi giang và tìm ra thứ hữu ích, họ xứng đáng nhận phần thưởng tiền bạc".

Mark Brewer, nhà phân tích tại FinnCap, bên môi giới chứng khoán của Synairgen, nhận định giá cổ phiếu còn có thể tăng nữa.

"Chúng tôi đặt mục tiêu nâng giá lên 360 điểm nhưng nhận định có thể sẽ tăng cao hơn dựa theo nội dung đã thảo luận với các nhà quản lý", Brewer nói.

Giá cổ phiếu của Synairgen tăng 3.000% từ đầu năm tới nay. Đồ họa: Guardian.

Trụ sở của Synairgen vẫn nằm trong bệnh viện đa khoa Southampton. Công ty đang trình bày những phát hiện của mình cho các cơ quan y tế khắp thế giới để được đồng ý đưa thuốc ra thị trường trong giai đoạn tới. Việc công bố một loại thuốc mới thường mất nhiều tháng, nhưng chính phủ các nước hứa sẽ thúc đẩy nhanh quá trình này để quá trình xét duyệt thuốc trị Covid-19 sớm thông qua.

Công ty đang mở rộng thử nghiệm trên những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhẹ hơn tại nhà.

"Thử nghiệm trên bệnh nhân nằm viện mang lại kết quả tốt khiến chúng tôi ngạc nhiên", Marsden nói. "Bây giờ, chúng tôi có thể sớm đưa nó tới những bệnh nhân chưa trở nặng tới nỗi phải nhập viện".

Synairgen đã đặt hàng công ty dược Rentschler bắt đầu sản xuất, với mục tiêu sản xuất được hơn một triệu liều để sẵn sàng cho đợt bùng dịch thứ hai vào mùa đông. thuốc có thể trao cho các nhân viên y tế và nhóm những người dễ bị tổn thương trước làn sóng thứ hai hoặc những loại virus mới.

"Hãy tưởng tượng nếu chúng tôi làm việc này 5 năm trước, có thể loại thuốc này đã sớm nằm đầy trong kho dự trữ chính phủ", Marsden nói. "Và khi nCoV xuất hiện ở Vũ Hán, chúng tôi có thể đưa nó cho tất cả nhân viên y tế bị phơi nhiễm trên tàu du lịch hoặc ở bất kỳ nơi nào khác".

Hồng Hạnh

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98