Thất bại của Intel đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị lĩnh vực bán dẫn của Mỹ?

25/07/2020 14:40
25-07-2020 14:40:25+07:00

Thất bại của Intel đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên thống trị lĩnh vực bán dẫn của Mỹ?

Quyết định cân nhắc thuê ngoài sản xuất của Tập đoàn Intel báo trước về sự kết thúc của một kỷ nguyên mà trong đó, Intel và Mỹ thống trị lĩnh vực bán dẫn trên thế giới. Động thái này có thể không chỉ tác động tới Thung lũng Silicon mà còn ảnh hưởng tới thương mại và địa chính trị toàn cầu.

CEO Intel Bob Swan

Công ty có trụ sở tại Santa Clara (California) này đã là nhà sản xuất chip lớn nhất trong gần 30 năm vừa qua khi sở hữu thiết kế tốt nhất cùng với nhà máy tối tân – nhiều trong số này vẫn đang đặt tại Mỹ.

Hầu hết nhà sản xuất chip khác của Mỹ đã đóng cửa hoặc bán các nhà máy nội địa từ vài năm trước, đồng thời thuê ngoài các công ty khác để sản xuất linh kiện, hầu hết ở châu Á. Intel vẫn kiên cường không thay đổi chiến lược, cho rằng làm vậy sẽ cải thiện mọi mặt của hoạt động và tạo ra thiết bị bán dẫn tốt hơn. Chiến lược này hiện đang trên bờ vực nguy hiểm, khi mà các nhà máy của Intel không thể bắt kịp với quy trình sản xuất sản phẩm 7 nanomet mới nhất.

Sau khi Giám đốc điều hành Bob Swan cho biết Intel đang cân nhắc thuê ngoài sản xuất, cổ phiếu Công ty liền “cắm đầu” 16% trong ngày 24/07, giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020 – thời điểm thị trường chứng khoán rơi rụng vào những ngày đầu của dịch Covid-19.

“Chúng tôi xem động thái sai lầm trên là một thất bại đáng kinh ngạc với một công ty từng nổi tiếng vì những bước đi hoàn hảo, đồng thời có thể đặt dấu chấm hết cho sự thống trị điện toán của Intel”, Chris Caso, Chuyên viên phân tích tại Raymond James, viết trong một báo cáo nghiên cứu ngày 24/07.

Ông Swan cho rằng nơi sản xuất thiết bị bán dẫn không quan trọng đến thế. Tuy nhiên, việc sản xuất chip nội địa đã trở thành ưu tiên quốc gia của Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số chính trị gia và chuyên gia an ninh quốc gia tại Mỹ có thể xem việc chuyển bí quyết kỹ thuật này ra nước ngoài là một sai lầm tiềm ẩn nhiều mối nguy ngại.

“Chúng tôi đã chứng kiến nước Mỹ dễ bị tổn thương đến mức nào”, John Cornyn, Thượng nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa, cho biết trong tháng 6/2020, khi các nhà làm luật Mỹ đề xuất khoản tài trợ và tín dụng thuế trị giá 25 tỷ USD cho việc củng cố hoạt động sản xuất thiết bị bán dẫn trong nước.

Những con chip Xeon của Intel vận hành máy tính và trung tâm dữ liệu hỗ trợ cho việc thiết kế các nhà máy điện hạt nhân, tàu vũ trụ và máy bay phản lực, đồng thời giúp Chính phủ nhanh chóng nhận được thông tin tình báo và các thông tin quan trọng khác.

Nhiều trong số chip xử lý này được sản xuất tại các nhà máy ở Oregon, Arizona và New Mexico. Nếu Intel thuê ngoài để sản xuất, nhiều khả năng Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC) sẽ là tổ chức được chọn vì đây đang là công ty chuyên về sản xuất thuê ngoài hàng đầu thế giới. Công ty này có trụ sở tại Tân Cương – một trong những thành phố Đài Loan thân cận nhất với Trung Quốc.

“Với động thái mới nhất, chúng tôi tin rằng Intel chẳng thể nào bắt kịp hoặc vượt qua TSMC trong ít nhất là nửa thập kỷ tới, nếu không muốn nói là mãi mãi”, Chris Rolland, Chuyên viên phân tích tại Susquehanna, cho biết trong báo cáo. Ông nghĩ Intel nên bán nhà máy cho TSMC, mặc dù cho rằng điều đó khó lòng xảy ra.

Nhà đầu tư rời bỏ Intel, chuyển sang TSMC

Trong vài năm qua, Intel đã chi hàng chục tỷ USD để nâng cấp nhà máy và tất cả người tiền nhiệm của ông Swan đều xem những nhà máy này là một lợi thế then chốt giúp công ty vượt mặt phần còn lại của ngành. Với vai trò nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, Intel tận hưởng lợi thế kinh tế từ quy mô và thu hút những kỹ sư và nhà khoa học kỳ cựu nhất.

Sự trỗi dậy của điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác đã làm thay đổi mọi thứ. Intel có thử sức trong lĩnh vực chip cho thiết bị di đông, nhưng chưa bao giờ dồn toàn lực cho mảng này. Thay vào đó, họ ưu tiên cho mảng PC và chip server hơn. Khi doanh số điện thoại thông minh nhảy vọt, các nhà sản xuất điện thoại sử dụng chip xử lý của các công ty như Qualcomm hoặc tự thiết kế ra, như Apple. Và các nhà máy của TSMC đang sản xuất những linh kiện này.

Trong khi Intel sản xuất hàng trăm triệu chip mỗi năm, thì TSMC sản xuất hơn 1 tỷ chip mỗi năm. Điều này giúp công ty Đài loan có thêm kinh nghiệm để cải thiện nhà máy, từ đó giúp các kỹ sư của TSMC vượt mặt kỹ sư Intel về mặt thi hành kỹ thuật.

Ngày 24/06, ông Swan cho biết các sản phẩm của Intel vẫn tốt nhất, mặc dù xảy ra nhiều sự gián đoạn sản xuất. Thế nhưng, bằng việc mở ra cánh cửa dẫn tới hoạt động thuê ngoài, CEO Intel đang đe dọa đến một trong những pháo đài cuối cùng trong sự dẫn đầu công nghệ của Mỹ.

“Bằng cách thuê ngoài công ty sản xuất công nghệ tiên tiến hàng đầu, giả dụ là TSMC, Intel sẽ từ bỏ nguồn lợi thế cạnh tranh chính của họ trong 50 năm qua”, ông Caso của Raymond James cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98