Chuyện khởi nghiệp gian nan của hãng vaccine Moderna

12/08/2020 21:04
12-08-2020 21:04:29+07:00

Chuyện khởi nghiệp gian nan của hãng vaccine Moderna

Moderna có số vốn quá ít để thu hút nhân tài và chịu nhiều ngờ vực với phương pháp sản xuất thuốc chưa từng có.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm qua (11/8), Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đạt thỏa thuận với công ty công nghệ sinh học Moderna trị giá 1,5 tỷ USD để sản xuất 100 triệu liều vaccine Covid-19. Moderna, hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba với một loại vaccine Covid-19 tiềm năng, có tên mRNA-1273.

Moderna là công ty do Noubar Afeyan đồng sáng lập và làm chủ tịch. Ông sinh ra tại Lebanon, trong gia đình có cha mẹ là người Armenia. Họ cùng gia đình di cư đến Canada khi còn niên thiếu. Sau khi học xong đại học, Afeyan đến Mỹ và lấy bằng Tiến sĩ sinh hóa tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông lập công ty đầu tiên ở tuổi 24 và điều hành nó trong 10 năm.

Trong thời gian này, ông còn thành lập hoặc đồng sáng lập thêm 5 công ty khác. Tổng cộng, Afeyan sở hữu hơn 100 bằng sáng chế và là đồng sáng lập của 38 công ty. Năm 2009, ông đồng sáng lập Moderna, đặt trụ sở tại Cambridge, Massachusetts.

Moderna hứng chịu nhiều ngờ vực từ khi mới thành lập, với phương pháp sản xuất thuốc chưa từng được kiểm chứng - sử dụng công nghệ mRNA, và nhiều năm qua vẫn chưa đưa ra thị trường sản phẩm nào. Afeyan khi lập công ty cũng chỉ có 2 triệu USD, không đủ giúp họ thu hút các nhà khoa học hàng đầu đến làm việc.

CEO Moderna Stéphane Bancel. Ảnh: WSJ

Năm 2011, Afeyan tìm đến Stéphane Bancel - một kỹ sư lão luyện từng làm lãnh đạo tại hãng dược phẩm Eli Lilly và bioMerieux. "Tôi nhìn thấy ở ông ấy sự mãnh liệt và tò mò", Afeyan nhớ lại.

Bancel thì đón nhận lời chào mời của Afeyan bằng sự nghi ngờ. "Tôi nhìn vào công nghệ của họ và nói rằng 'Bất khả thi'", ông nói. Dù vậy, ông vẫn nhận công việc sau khi được thuyết phục rằng phương pháp này sẽ có hiệu quả và Moderna có thể phát triển hàng trăm loại vaccine.

Bước ngoặt đến vào năm 2013, khi Bancel thuyết phục được đại gia dược phẩm AstraZeneca trả 240 triệu USD cho bản quyền các loại thuốc tạo ra từ nghiên cứu của Moderna. Moderna sau đó cũng hợp tác với Merck để phát triển vaccine ung thư và nhiều loại khác. Tháng 2/2018, Moderna huy động được 500 triệu USD từ Pictet Group, Arrowmark Partners, Viking Global Investors và nhiều nhà đầu tư khác.

Cơ sở sản xuất của Moderna tại Norwood, Massachusetts. Ảnh: WSJ

Dù vậy, đầu năm nay, Moderna vẫn là một cái tên vô danh, cho đến khi họ sản xuất ra loại vaccine Covid-19 được đánh giá rất tiềm năng và được đưa vào thử nghiệm với tốc độ nhanh chưa từng có. Moderna đang là cái tên dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất vaccine tại Mỹ, cạnh tranh với hàng loạt đại gia dược phẩm. Bill Gates cũng từng viết trên tờ Washington Post rằng ông "rất hào hứng" với mRNA.

"Nếu Moderna sử dụng các công nghệ phát triển vaccine truyền thống, hiện tại có lẽ công ty vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thậm chí không thể bắt đầu sản xuất như những gì đang đạt được", Bancel cho biết Business Insider vài ngày sau khi vận chuyển vaccine đến NIH để thử nghiệm.

Nhờ các tiến triển trong việc tạo ra vaccine Covid-19, cổ phiếu Moderna niêm yết trên sàn Nasdaq đã tăng hơn gấp 3 so với đầu năm. Hãng hiện có khoảng 820 nhân viên toàn thời gian, với vốn hóa thị trường 27 tỷ USD.

Moderna đang chạy đua với thời gian và sức ép để sản xuất vaccine. Dù vậy, suốt 9 năm qua, nhân viên Moderna cũng đã quen với văn hóa nghiêm túc và khắc nghiệt do Bancel tạo dựng. Ông luôn đưa ra những nhận xét phê bình nghiêm khắc và sắc bén dành cho cấp dưới. Các nhân viên hoặc là làm tốt lên hoặc là phải rời công ty dưới quyền điều hành của ông

Thách thức trong việc phát triển loại vaccine Covid-19 đầu tiên tại Mỹ cũng đồng nghĩa với việc Bancel và các đồng nghiệp càng phải chịu nhiều áp lực hơn. Một ngày thứ Bảy gần đây, các nhân viên sản xuất và nhóm nghiên cứu được yêu cầu tắt điện thoại và nghỉ ngơi một ngày sau khi làm việc không ngừng nghỉ trong vài tháng. Tuy nhiên, họ vẫn dành cả ngày để trao đổi email liên quan đến dự án, như thể đó là một ngày làm việc bình thường.

"Văn hóa của chúng tôi là không ngừng nỗ lực. Năng lực phản ứng nhanh chóng của Moderna đối với đại dịch coronavirus chính là thành quả khi chúng tôi đã làm việc chăm chỉ trong 9 năm", Bancel nói.

Thiên Linh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98