Doanh nghiệp dầu khí vẫn chưa thể thoát khỏi vũng bùn trong quý 2

10/08/2020 08:45
10-08-2020 08:45:45+07:00

Doanh nghiệp dầu khí vẫn chưa thể thoát khỏi vũng bùn trong quý 2

Giá dầu thất thường khiến doanh nghiệp ngành dầu khí liên tiếp gặp khó trong 2 quý đầu năm 2020. Việc cách ly xã hội xuất hiện trong tháng 4 đã đánh tan hy vọng sớm hồi phục của lĩnh vực kinh doanh vàng đen.

Ngành dầu khí chứng kiến cú vấp chân lịch sử trong quý 1/2020, kết quả kinh doanh đi xuống rõ rệt, thậm chí có những doanh nghiệp còn phải báo lỗ tới hàng ngàn tỷ đồng như Petrolimex (PLX) hay Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR). Nguyên nhân đến từ việc giá dầu thế giới liên tục xuống thấp, trong khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thế cục kéo dài và bi đát hơn sang tháng 4. Giá dầu thô WTI giao tháng 5 có lúc ghi nhận âm gần 40 USD/thùng, kết hợp hoàn hảo với việc giãn cách toàn xã hội. Dù có hồi phục trong tháng 5 và tháng 6 tiếp theo, song ngành dầu khí vẫn không thể thoát khỏi đà suy yếu.

Theo thống kê của Vietstock, 23 doanh nghiệp dầu khí trong quý 2/2020 đã tạo ra 85,443 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,191 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 38% 78% so cùng kỳ. Có 4 đơn vị tăng trưởng lãi, 8 đơn vị sụt giảm lãi, 4 đơn vị chuyển lỗ thành lãi và 7 đơn vị thua lỗ.

Kết quả kinh doanh quý 2/2020 của các doanh nghiệp ngành dầu khí. Đvt: Tỷ đồng

Tiếp tục chịu tác động kép

Thực tế ghi nhận 16/23 doanh nghiệp dầu khí có doanh thu sụt giảm so với quý 2/2019. Điều này là do nhu cầu tiêu thụ cùng xu hướng giá xăng dầu suy giảm. Trong khi đó, tất cả các khâu từ khai thác, dịch vụ hỗ trợ, phân phối sản phẩm… đều chịu tác động không nhỏ bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tổng Công ty Khí Việt Nam (HOSE: GAS) cho biết giá dầu Brent bình quân quý 2/2020 giảm 57% so cùng kỳ, làm cho giá bán các sản phẩm của Công ty giảm tương ứng, dẫn đến lãi ròng giảm xuống mức 1,714 tỷ đồng (thấp nhất trong 14 quý). Trên thị trường, giá dầu bắt đầu giảm từ đầu tháng 2, liên tục giảm sâu trong tháng 3, 4 và ghi nhận thấp nhất trong hơn hai thập niên qua kể từ lần giá dầu chạm đáy vào cuối năm 1999. Giá dầu Brent trung bình 6 tháng đầu năm khoảng 40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá kế hoạch (60USD/thùng).

Đvt: USD/thùng

Tình hình cũng chẳng mấy khả quan đối với Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX). Hoạt động kinh doanh của PLX chịu nhiều tác động về giá dầu cũng như cung cầu thị trường; sự sụt giảm nhu cầu trong giai đoạn giảm giá và sức ép nguồn cung trong giai đoạn tăng giá đối với thương nhân đầu mối đóng vai trò chủ đạo trên thị trường như PLX. Trong khi đó, kết quả các công ty con, công ty liên kết của PLX cũng mang sắc màu không tươi sáng (kinh doanh nhiên liệu hàng không thua lỗ, kinh doanh sản phẩm hóa dầu/gas lợi nhuận giảm 20-30%,…).

Theo đó, dù không trích lập dự phòng lớn như quý 1, lãi ròng quý 2/2020 của PLX vẫn giảm 43% so cùng kỳ, còn đạt 677 tỷ đồng.

Về phần Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT), đã phải thực hiện giảm giá tất cả các loại hình dịch vụ để chia sẻ khó khăn với khách hàng. Điều này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của PVT sụt giảm 17% và 2% trong quý 2.

Việc có 2.4 giàn khoan thuê (cùng kỳ không có giàn khoan thuê) là động lực tăng trưởng 46% doanh thu của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD). Mặc dù đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng tăng 9%, nhưng hiệu suất sử dụng lại thấp hơn (78% so với 90% trong quý 2/2019). Ngoài ra, do ảnh hưởng dịch Covid-19, Công ty phải gia tăng chi phí hoạt động của các giàn khoan liên quan đến hoạt động tại nước ngoài (như chi phí nhận sự, chi phí đổi ca,…). Theo đó, PVD vẫn sụt giảm 46% lãi ròng so với quý 2 năm trước.

Xét về tỷ lệ sa sút lợi nhuận thì CTCP CNG Việt Nam (HOSE: CNG) và CTCP Vật tư Xăng Dầu (Comeco, HOSE: COM) dẫn đầu với 99% và 98%, chủ yếu do giảm 15% và 49% doanh thu trong quý 2.

7 doanh nghiệp thua lỗ

Xuất nhập khẩu Petrolimex (HOSE: PIT) chịu mức giảm doanh thu lớn nhất với 60%. Trong quý 2, các thị trường của Công ty giảm sức mua mạnh, có thời điểm còn bị hạn chế xuất khẩu. Tại Ấn Độ, các chính sách giới nghiêm làm cho hàng hóa nhập vào nước này của PIT bị tồn đọng tại cảng, gây phát sinh nhiều chi phí, lãi vay và khiến PIT lỗ khoảng 1 tỷ đồng.

Nhóm thua lỗ kỳ này còn có PVC, TDG, PPY, PSH và nổi cộm nhất là BSR.

Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) cho biết nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm khiến tình trạng cung vượt quá cầu xảy ra với thị trường dầu mỏ thế giới. Dù giá dầu sau đó phục hồi trở lại, nhưng việc giảm mạnh trong tháng 4 kéo theo giá xăng dầu trong nước thời gian này cũng giảm mạnh.

Việc thừa cung còn khiến các nhà máy lọc dầu trong khu vực và trên thế giới giảm giá bán nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho và gây sức ép cạnh tranh lớn với xăng dầu sản xuất trong nước. BSR ghi nhận doanh thu giảm 51% và lỗ ròng 1,894 tỷ đồng trong quý 2/2020, theo đó con số lỗ lũy kế từ đầu năm nâng lên mức 4,234 tỷ đồng.

Những tia sáng nhỏ

Số ít đơn vị tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2 gồm: POS, PVS, OILPGC. CTCP Dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình Dầu khí Biển PTSC (UPCoM: POS) ghi nhận mức tăng 165% lãi ròng trong quý 2 nhờ tăng doanh thu gấp đôi cùng kỳ. Điều này chủ yếu do doanh thu vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, tháo dỡ công trình biển gấp 3 lần quý 2 năm trước.

Dù kết quả quý 2 tăng trưởng đến từ việc ghi nhận giảm chi phí quản lý và giảm khoản lỗ do đánh giá lại tài sản của Công ty TNHH Khảo sát Địa lý PTSC CGGV nhưng Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) cho thấy sự hồi phục sau quý đầu năm giảm lãi đến 70%.

Hay như Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL, UPCoM: OIL) đã tiết giảm các khoản chi phí trong quý 2, giúp lãi ròng đạt 177 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ bất chấp việc doanh thu giảm tới 46%. Trước đó, OIL báo quý 1 lỗ 423 tỷ đồng.

Điểm thêm những nét màu sáng trong bức tranh kinh doanh quý 2 năm nay là 4 đơn vị chuyển lỗ thành lãi, gồm PXS, PCG, PVGPVB. CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (HNX: PVB) có lãi trong quý 2 do vẫn duy trì thực hiện các dự án đã ký kết, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn cùng kỳ năm 2019 (thua lỗ 18 tỷ đồng).

Rõ ràng các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm vàng đen vẫn đang gặp vô vàn khó khăn. Những nút thắt tưởng chừng sắp được tháo ra thì rủi ro từ làn sóng dịch Covid thứ 2 lại đang nhen nhóm ập tới.

Xuân Nghĩa

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (20)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn FIT đặt mục tiêu lập kỷ lục doanh thu nhưng… không chia cổ tức

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2025, CTCP Tập đoàn F.I.T (HOSE: FIT) đặt ra mục tiêu tăng trưởng sau năm phục hồi tốt. Tuy nhiên với lý do đang trong thời kỳ mở rộng, Doanh...

Tổng Giám đốc SHS: Tự doanh Công ty đã bắt đáy các cổ phiếu trong rổ VN30

Tại phần thảo luận trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) diễn ra vào chiều ngày 10/04/2025, Tổng Giám đốc Nguyễn Chí...

ĐHĐCĐ SHS: Dừng phương án chào bán cổ phiếu tỷ lệ 1:1, lãi trước thuế 325 tỷ đồng trong quý 1/2025

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào chiều ngày 10/04/2025 nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng. Trong đó nổi bật là...

Khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài 6%, Eximbank muốn tăng lợi nhuận 24% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 với các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi...

ĐHĐCĐ TPC: Mua lại 30% cổ phiếu quỹ, ông Phạm Trung Cang lên làm Chủ tịch hứa có cổ tức 2025

Ngày 10/04, CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 với nhiều nội dung quan trọng được thông qua, trong đó nổi bật là kế hoạch mua lại tối...

Giữa làn sóng thuế quan Mỹ và hàng giá rẻ, Chủ tịch Cô Gia Thọ khẳng định Thiên Long vẫn đứng vững

Tình hình thương chiến leo thang ảnh hưởng nhất định đến công tác chuẩn bị nguyên vật liệu, tiếp cận thị trường và M&A của Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG). Đặc biệt...

MB dự chia cổ tức 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt, bán vốn MCredit, góp vốn dưới 5,000 tỷ vào MBV

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 với các tờ trình kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ, chia cổ tức và một số...

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đặt kế hoạch lãi hơn 3 ngàn tỷ đồng

Năm 2025, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất đạt 4.4 ngàn tỷ đồng, lãi trước thuế 3 ngàn tỷ đồng.

Tập đoàn Nhà nước doanh thu triệu tỷ đồng chính thức đổi tên

Quyết định ngày 09/04 từ Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng quốc gia Việt Nam. Dù vậy, tên...

Chủ tịch GC Food: Lợi nhuận quý 1/2025 gấp đôi cùng kỳ, Mỹ không phải thị trường trọng điểm

Sáng ngày 10/04, CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhằm trình kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận...


Hotline: 0908 16 98 98