Nhiều quỹ đầu tư tìm doanh nghiệp Việt rót vốn

31/10/2020 10:46
31-10-2020 10:46:33+07:00

Nhiều quỹ đầu tư tìm doanh nghiệp Việt rót vốn

Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chưa thể qua được

Ngày 30-10, đại diện gần 300 doanh nghiệp (DN) và khoảng 17 ngân hàng (NH), quỹ đầu tư đã tham dự hội thảo "Hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19" do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức, để kết nối, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu về vốn.

Theo ITPC và USAID, có rất nhiều cơ hội để DN mở rộng kết nối với các quỹ đầu tư, NH cả trong và ngoài nước..., giúp việc tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Khi bài toán về vốn được tháo gỡ, DN sẽ tự tin hơn để duy trì, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Bà Tina Phan, Giám đốc khu vực Đông Dương - Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông (Trung Quốc), cho biết có rất nhiều kênh, nhiều cách để DN tiếp cận các dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Chẳng hạn, Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông là cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư sẵn sàng kết nối DN Việt với các nhà đầu tư nước ngoài.

"Hồng Kông đang có một chương trình tìm nguồn hàng vào mùa thu. Hiện các chuỗi cung ứng, hậu cần đang bị tắc nghẽn do dịch bệnh, DN không thể ra nước ngoài tìm kiếm nguồn hàng nên sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến và DN Việt có thể tham gia để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dự án..." - bà Tina Phan gợi ý.

Nhiều quỹ đầu tư tìm doanh nghiệp Việt rót vốn - Ảnh 1.
Đại diện các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi thông tin về các chương trình vay vốn bên lề hội thảo

Theo ông Phan Thanh Lộc, Giám đốc điều hành Công ty Vietnam Investment Group (VIG), dù dịch Covid-19 khiến hoạt động đầu tư bị gián đoạn nhưng không ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư lâu dài ở Việt Nam. VIG đang có một quỹ khoảng 600 triệu USD chọn đầu tư vào những DN tiềm năng, có khả năng phát triển bùng nổ. Ngoài việc mang theo dòng vốn đầu tư, quỹ sẵn sàng hỗ trợ về chiến lược, cử nhân sự đồng hành cùng DN.

"Chúng tôi tập trung vào những DN có khả năng phát triển lâu dài, ổn định, có chiến lược bài bản, sau đó quỹ sẽ hỗ trợ gia tăng thị phần, sinh lời. Có điều, phần lớn DN Việt chỉ quan tâm khi được gọi vốn, sau đó tiền rót về thì... quên những cam kết trước đây với nhà đầu tư. Quỹ đầu tư đã chấp nhận rủi ro bỏ tiền và không cần tài sản bảo đảm nên rất mong muốn cùng đồng hành phát triển với DN" - ông Phan Thanh Lộc chia sẻ.

Ông Alex Downs, chuyên viên đầu tư Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD), cho hay DFCD đang có khoảng 160 triệu USD để đầu tư vào các DN. Với thị trường Việt Nam, quỹ quan tâm vào những DN có dự án tốt liên quan khả năng chống chịu, biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. DN có thể được hỗ trợ, tư vấn giúp tiếp cận vốn hoặc DFCD sẽ cùng NH thương mại, định chế tài chính khác đầu tư tạo ra giá trị lớn hơn cho cộng đồng DN...

"Đang có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chưa thể qua được. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới" - ông Jack Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Mazars Việt Nam, nhấn mạnh.

Dù vậy, một trong những vướng mắc với nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu DN Việt Nam là họ thấy những công ty có sổ sách, báo cáo tài chính chưa theo chuẩn quốc tế hay có tới 2-3 sổ sách kế toán. Mazars Việt Nam sẽ hỗ trợ DN làm báo cáo theo tiêu chuẩn để nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư quan tâm xúc tiến những bước tiếp theo trong quá trình gọi vốn.

"Nhiều DN Việt có tâm lý gọi vốn xong rồi không tập trung phát triển nữa. Còn với nhà đầu tư ngoại, khi rót hàng triệu USD, họ sẽ đi kèm điều kiện phải đạt yêu cầu về lợi nhuận, doanh thu, mở chuỗi... Nếu đạt mới rót thêm tiền, còn không sẽ có nguy cơ bị đổi giám đốc điều hành hoặc nhà đầu tư ngoại cử người tham gia hội đồng quản trị DN để can thiệp" - ông Jack Nguyễn lưu ý.

Phải minh bạch về thuế, kế toán

Dưới góc độ DN thương mại, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối khách hàng DN - NH TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), cho rằng để tiếp cận vốn, DN cần có phương án kinh doanh tốt và giúp NH "bớt mang tiếng" là đòi tài sản bảo đảm. Phương án kinh doanh hiệu quả, minh bạch thông tin về tài chính từ báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán, chất lượng quản trị kinh doanh, nguồn nhân lực... là những yếu tố để NH xem xét cho vay, bên cạnh tài sản bảo đảm.

Đặc biệt, trong xu hướng hội nhập và DN tham gia kết nối vào các chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng cho tập đoàn đa quốc gia hiện nay cũng là giải pháp giúp DN vay vốn dễ hơn. Nếu là nhà cung cấp cho các nhãn hàng lớn của nước ngoài, NH có thể xem hợp đồng đầu tư, những khoản phải thu đã hình thành là phương án kinh doanh hiệu quả và xem xét cho vay. "NH không thể cho vay với một DN có vài sổ sách về thuế, kiểm toán hoặc không hiểu rõ tình hình tài chính" - ông Trần Hoài Phương giải thích.

THÁI PHƯƠNG

Người lao động





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chi tiết đề án thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt đề án thành lập khu thương mại tự do.

EVN và tỉnh Phú Thọ phối hợp chuẩn bị thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 13/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ về công tác chuẩn bị đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Những cơ sở để ngành cao su mang về 11 tỉ USD năm sau

Dù gặp nhiều thách thức về thời tiết cực đoan, yêu cầu khắc khe từ thị trường nhưng ngành cao su vẫn đặt kỳ vọng phát triển mạnh mẽ năm 2025.

TPHCM triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2024

UBND TPHCM kỳ vọng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024 sẽ mang lại những đóng góp tích cực trong việc cải cách...

Gia tăng số mặt hàng tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng trưởng cao hơn khu vực FDI và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực nội...

Những trở ngại kìm hãm sự phát triển của cụm cảng biển Cái Mép

Những trở ngại về cơ chế, chính sách hải quan sẽ khiến cho mục tiêu khu cảng Cái Mép trở thành cảng trung chuyển quốc tế khó thành hiện thực, nguy cơ lãng phí lớn...

Gay cấn vụ mua bán cổ phần tại một trường đại học ở TP HCM

Sau cùng, nguyên đơn đã được tòa án công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của 5.106 cổ phần tại Trường Đại học C.

Kế hoạch chi tiết thi hành Luật Điện lực, chờ "cải cách" lớn về giá điện

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1544 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Điện lực.

'Đại bàng' tỷ USD dồn dập đến Việt Nam, dự báo gì cho kinh tế?

Dưới thời ông Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi trong chính sách của Mỹ, qua đó tác động mạnh tới thế giới. Các chuyên gia đưa dự báo bất ngờ ngay sau những tín...

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Bộ Công Thương đề xuất 10 việc cần làm ngay

Việc phát triển nguồn điện hạt nhân sẽ đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98