Lập sàn giao dịch tiền số: Bước đi cần thiết phát triển kinh tế, nhưng cần thận trọng

13/03/2025 10:09
13-03-2025 10:09:46+07:00

Lập sàn giao dịch tiền số: Bước đi cần thiết phát triển kinh tế, nhưng cần thận trọng

Nếu khung pháp lý quản lý tài sản số được thực hiện đúng cách, có thể là bước đệm quan trọng giúp Việt Nam tận dụng công nghệ blockchain và tài sản số để phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo ổn định tài chính và an ninh kinh tế quốc gia.

* Việt Nam cần sớm triển khai đồng tiền số do Chính phủ phát hành

* Thủ tướng: Đề xuất tiền số trong tháng 3

* Việt Nam sẽ thí điểm lập sàn giao dịch tiền số

Tài sản số là những tài sản tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, có thể giao dịch và lưu trữ trên nền tảng blockchain, bao gồm: Tiền mã hóa, tài sản mã hóa, NFT, chứng chỉ số khác… Các tài sản này được định danh, có thể trao đổi, mua bán trên các nền tảng trực tuyến, tạo ra thị trường tài chính mới.

Theo thống kê của Cổng thanh toán tiền điện tử TrippleA, Việt Nam đang đứng thứ 2 trong danh sách quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu tiền số cao nhất thế giới. UAE đứng đầu với tỷ lệ lên 34.4%, Việt Nam đạt tỷ lệ 21.2%, cao hơn Mỹ ở vị trí thứ ba (15.6%).

Trong bối cảnh kinh tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ, tài sản số, tiền số đang trở thành xu hướng đầu tư mới, đòi hỏi Việt Nam cũng phải đưa ra các khung pháp lý rõ ràng, cụ thể cho loại hình đầu tư này.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 vào chiều ngày 05/03, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ giao ngay trong tháng 3 sẽ báo cáo với Chính phủ để ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm xây dựng, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo, do doanh nghiệp được Nhà nước cho phép tổ chức. Từ đó, các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư ở Việt Nam có nơi để giao dịch, đầu tư, mua bán. Nhà nước sẽ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên thị trường này.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phân tích: tài sản số, tiền số, tiền ảo thực sự là vấn đề rất phức tạp và mới, không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra những khuôn khổ pháp lý khác nhau để quản lý tài sản ảo, tài sản số minh bạch, hướng tới việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế.

Tại Công điện mới nhất ngày 09/03/2025 của Thủ tướng Phạm Minh Chính về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phải trình hồ sơ Nghị quyết về quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa trước ngày 13/03/2025.

Trước vấn đề thành lập sàn giao dịch tiền số, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng đánh giá, để theo kịp thế giới, cơ sở pháp lý về tiền số của Việt Nam phải hoàn thiện. Bên cạnh đó, người dân và nhà đầu tư lĩnh vực này phải hiểu những rủi ro có thể xảy ra. Cuối cùng, muốn lập sàn giao dịch tiền số, phải có đủ cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất và phải có người chịu trách nhiệm, để khi có rủi ro xảy ra, chúng ta “có tóc mà nắm”.

Việc thành lập sàn giao dịch tài sản số ở Việt Nam là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế số, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Nếu có khung pháp lý rõ ràng, cơ chế quản lý chặt chẽ, chính sách bảo vệ nhà đầu tư hợp lý, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng thị trường tài sản số an toàn, minh bạch, hiệu quả. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp từ các bên, chuyên gia kinh tế, Nhà nước, nhà đầu tư.

Cần có lộ trình thận trọng

Ông Nguyễn Quang Huy - Trường đại học Nguyễn Trãi nhận định, việc thí điểm xây dựng sàn giao dịch tiền số là một bước đi quan trọng trong quá trình tiếp cận tài sản số và tài sản ảo một cách chính thức, có quản lý.

Hiện nay, giao dịch tiền số tại Việt Nam diễn ra chủ yếu trên các sàn quốc tế hoặc qua giao dịch không chính thức, thiếu sự bảo vệ từ pháp luật. Việc có sàn thí điểm sẽ giúp Chính phủ kiểm soát tốt hơn dòng tiền, tránh thất thu thuế, đồng thời đảm bảo minh bạch trong các giao dịch tài chính số. Bên cạnh đó, có thể giảm thiểu rủi ro lừa đảo, chiếm đoạt vốn rồi bỏ trốn cũng như các hoạt động phi pháp liên quan đến tiền số.

Khi có cơ chế rõ ràng, các nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư có thể tham gia thị trường thay vì chỉ có nhà đầu tư cá nhân, giúp thị trường trưởng thành hơn, giảm biến động quá mức. Các doanh nghiệp công nghệ blockchain, Fintech có thể phát triển mạnh hơn trong khuôn khổ hợp pháp.

Các quốc gia như Mỹ, Singapore, UAE đã có những quy định rõ ràng cho giao dịch tiền số. Việt Nam nếu không tham gia sớm, có thể mất cơ hội phát triển ngành công nghiệp blockchain và tài sản số. Việc thí điểm giúp Nhà nước có dữ liệu thực tế để điều chỉnh chính sách phù hợp thay vì phản ứng bị động trước sự phát triển của tiền số.

Khi có một sàn giao dịch được cấp phép, điều đó sẽ giúp ngăn chặn việc lợi dụng tiền số cho các mục đích bất hợp pháp.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích cũng đi kèm với rủi ro cần cân nhắc kỹ lưỡng. Chẳng hạn, nếu không kiểm soát chặt chẽ, dòng tiền có thể chảy mạnh vào tiền số thay vì các kênh đầu tư truyền thống như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, gây tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính chính thống. Có nguy cơ dòng tiền đầu cơ đổ vào tiền số thay vì phục vụ sản xuất, kinh doanh, làm suy giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Các sàn giao dịch tiền số là mục tiêu tấn công của hacker. Nếu hệ thống bảo mật không đủ mạnh, có thể xảy ra các vụ hack gây thiệt hại lớn. Một số dự án tiền số có thể được sử dụng để lừa đảo, huy động vốn trái phép.

Cuối cùng, cần có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống pháp luật và tài chính quốc tế. Nếu quy định chưa đồng bộ với các chuẩn mực quốc tế, việc quản lý tiền số có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong hợp tác chống tội phạm tài chính xuyên biên giới. Cần có sự phối hợp giữa Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Công an và các cơ quan liên quan để đảm bảo kiểm soát tốt thị trường.

Việc thí điểm sàn giao dịch tiền số tại Việt Nam là một bước đi cần thiết, nhưng cần thực hiện với lộ trình thận trọng. Ông Huy nêu một số kiến nghị đối với khung pháp lý sàn giao dịch tiền số:

  • Áp dụng mô hình sandbox để thử nghiệm giới hạn trong một phạm vi nhất định, có kiểm soát, trước khi triển khai rộng rãi.
  • Tăng cường giám sát và hợp tác quốc tế để đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính toàn cầu, tránh các hoạt động rửa tiền và gian lận.
  • Xây dựng hệ thống bảo vệ nhà đầu tư như quỹ bảo hiểm tài sản số, quy định về công bố thông tin minh bạch.
  • Xác định phạm vi giao dịch của sàn thử nghiệm (chỉ nội địa hay kết nối quốc tế) và giới hạn các loại tài sản số được giao dịch để tránh rủi ro hệ thống.

Nếu được thực hiện đúng cách, đây có thể là bước đệm quan trọng giúp Việt Nam tận dụng công nghệ blockchain và tài sản số để phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo ổn định tài chính và an ninh kinh tế quốc gia.

Cát Lam

FILI

- 09:07 13/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất thí điểm giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số

Đại diện Techcom Securities (TCBS) đề xuất giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số trong giai đoạn thí điểm.

‘Bảo kê’ cho cát lậu, cựu Chủ tịch An Giang bị đề nghị 9-10 năm tù

Cho rằng hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nhưng bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen…nên đại diện VKS đề nghị...

Chủ tàu nhà hàng Elisa nợ đậm: Khoản nợ được đấu giá thế nào?

Khoản nợ có tài sản bảo đảm là tàu nhà hàng 5 sao Elisa sắp được bán đấu giá nhưng các hoạt động kinh doanh trên tàu vẫn diễn ra bình thường.

Kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa, từ “rác thải” đến “tài nguyên”

Khái niệm kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tiên phong trong những năm gần đây, xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó ngành nhựa đang trải qua một...

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng xuất khẩu top 2 cả nước, đuổi sát nút TPHCM

Có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh lại đứng top 2 cả nước. Thậm chí, có giai đoạn xuất khẩu của tỉnh này còn đuổi sát nút...

Đề nghị thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long Thành

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chấp thuận cho phép tỉnh thí điểm thành lập mô hình khu thương mại tự do gần sân bay Long...

Đề nghị truy tố nhóm cựu cán bộ TP Long Xuyên

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 17 bị can trong vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Điểm chung của 4 đại dự án nghìn tỷ vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo TƯ

Tòa nhà Trung tâm điều hành Vicem, dự án Thủy điện Hồi Xuân, dự án xây dựng toà nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) là những dự án có quy mô...

Thủ tướng chỉ thị phấn đấu từ nay đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98