Góc nhìn 20/01: Sẽ còn những phiên biến động mạnh?

19/01/2021 18:25
19-01-2021 18:25:30+07:00

Góc nhìn 20/01: Sẽ còn những phiên biến động mạnh?

Đa phần các CTCK đều có chung suy nghĩ là thị trường sẽ tiếp tục giảm trong phiên 20/01 tới sau pha biến động mạnh ở phiên 19/01. Việc thất bại khi cố gắng vượt qua vùng đỉnh năm 2018 đã thúc đẩy áp lực chốt lời tăng mạnh tại VN-Index, kết hợp với việc dư nợ cho vay chứng khoán ở mức cao đã khiến cho đà giảm trở nên trầm trọng hơn.

*Sàn chứng Việt có phiên khớp lệnh tỷ đô

Tiếp tục quán tính giảm điểm

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch ngày 19/01, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bị chất bán giá sàn đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên hoảng loạn. Chỉ số VN-Index lao dốc gần 61 điểm, đóng cửa ở mức gần thấp nhất trong ngày. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 60.94 điểm (giảm 5.11%), đóng cửa ở mức 1,131. Thanh khoản HOSE ở mức gần 990 triệu cp (tăng 32%), giá trị gần 20,400 tỷ đồng (tăng 19%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (44 mã tăng/ 437 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng gần 124 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào LPB, VRE, DXG, và VHM.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ dài dạng ‘Marubozu’ kèm thanh khoản ở mức cao, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,120 - 1,130 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,100 - 1,110 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,140 - 1,150 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,160 - 1,170 điểm.

Việc thất bại khi cố gắng vượt qua vùng đỉnh năm 2018 đã thúc đẩy áp lực chốt lời tăng mạnh tại VN-Index, kết hợp với việc dư nợ cho vay chứng khoán ở mức cao đã khiến cho đà giảm trở nên trầm trọng hơn. Do đó, Aseansc cho rằng khả năng thị trường sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên 20/01 tới để giảm bớt áp lực từ dư nợ vay chứng khoán. Tuy nhiên, khi thị trường giảm về vùng hấp dẫn khả năng sẽ kích hoạt dòng tiền thực tham gia bắt đáy, qua đó giúp thị trường thu hẹp phần nào đà giảm. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 70% cash/ 30% stocks.

Sẽ còn những phiên biến động mạnh

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): VN-Index giảm mạnh ngay trong phiên sáng 19/01 và mất tới hơn 70 điểm, tới phiên chiều đà giảm đã có xu hướng chậm lại giúp cho VN-Index chỉ còn giảm 60 điểm. Dòng tiền đầu tư suy yếu với 18/19 nhóm ngành giảm điểm. Một tín hiệu tích cực là khối ngoại trở lại mua ròng trên cả 2 sàn là HOSEHNX. Tuy nhiên, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản tăng mạnh so với phiên 19/01. Theo đánh giá của BSI, VN-Index có thể sẽ còn những phiên biến động mạnh do yếu tố tâm lý và giao dịch arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá) trong tuần đáo hạn hợp đồng phái sinh.

Ưu tiên quản lý rủi ro

CTCP Chứng khoán MB (MBS): Thanh khoản thị trường tiếp tục bùng nổ với giá tṛi khớp lệnh đạt hơn 17,974 tỷ đồng, cao nhất kể từ trước tới nay. Giao dịch khối ngoại diễn ra tích cực khi họ quay trở lại mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 150 tỷ đồng.

Phiên giảm mạnh này đã thổi bay thành quả trong cả 2 tuần trước, hơn nữa nó còn tạo ra nguy cơ kích hoạt vòng xoáy cắt lỗ hoặc margin call trong các phiên tới đây kể từ 20/01. Bên cạnh đó, mặc dù việc thị trường đã lôi kéo được dòng tiền vào bắt đáy cũng không giúp hãm đà rơi của chỉ số. Điều tích cực lúc này là hoạt động mua ròng cổ phiếu trở lại của khối ngoại.

Theo MBS, các chỉ báo kỹ thuật ít có tác dụng với những phiên mang tính tâm lý như phiên 19/01, điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng hoặc thấp.

Canh giải ngân nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Sau 5 phiên giao dịch giằng co tại vùng giá cao và không thể vượt qua được ngưỡng 1,200 điểm thì cuối cùng thị trường đã phải điều chỉnh mạnh khi nhà đầu tư ồ ạt chốt lời trong phiên 19/01. Trên góc độ kỹ thuật, kịch bản về sóng elliott đã được xác nhận với việc sóng 3 đã kết thúc khi tăng từ ngưỡng 925 điểm lên ngưỡng 1,200 điểm (fibonacci extension 161.8% sóng 1) và tiếp theo sẽ là sóng điều chỉnh 4 với target theo lý thuyết là quanh ngưỡng 1,040 điểm (fibonacci retracement 38.2% sóng 3). Thị trường phần nào đó đã test lại hỗ trợ ngắn hạn là đường trung bình 20 ngày quanh ngưỡng 1,135 điểm (MA20) và lực cầu bắt đáy đã xuất hiện nhưng vẫn còn yếu, cho thấy khả năng là thị trường có thể tiếp tục sóng điều chỉnh 4 trong thời gian tới kể từ 20/01.

Tuy nhiên, trên khía cạnh rất ngắn hạn thì sau một phiên giảm mạnh, thị trường sẽ có khả năng hồi phục kỹ thuật trong phiên 20/01 tới để giúp các nhà đầu tư bán được với giá tốt hơn. Nhà đầu tư đã tham gia giải ngân thăm dò một phần danh mục quanh ngưỡng 1,135 điểm (MA20) trong phiên 19/01 nên tiếp tục quan sát thị trường và có thể cân nhắc giải ngân thêm nếu thị trường điều chỉnh về hỗ trợ mạnh hơn quanh 1,065 điểm (MA50).

Tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn

CTCK KB (KBSV): Sau nhịp hồi phục nhẹ vào đầu phiên 19/01, VN-Index đảo chiều giảm điểm và dần mở rộng đà lao dốc về cuối phiên. Mặc dù xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được bảo lưu, nhưng sau nhịp tăng nóng kéo dài, chỉ số đang đối mặt với áp lực điều chỉnh ngắn hạn với 3 mốc hỗ trợ đáng chú ý, gần là 1,095 - 1,010, trung là 1,065 - 1,080 và sâu là 1,030 - 1,050.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn, có thể trải mua 1 phần nhỏ tỷ trọng vị thế trading T+ khi chỉ số lùi xuống vùng hỗ trợ gần nhưng cần dừng ngay khi chỉ số đánh mất cận dưới của vùng hỗ trợ.

Minh Hồng

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 07/05: Tích lũy đi lên?

SSV cho rằng trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tích lũy đi lên để hình thành xu hướng tăng mới. Nhà đầu tư chú ý có thể xảy ra rung lắc khi thị trường tiến tới...

Đầu tư VNM, DGC và PVD có hấp dẫn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM trên cơ sở nội tại vững chắc; nắm giữ DGC với kỳ vọng được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi ngành bán dẫn, làn sóng...

Chứng khoán tháng 5: “Sell in May” có về?

Lại một tháng 5 nữa tới với thị trường chứng khoán (TTCK). Hứng nhịp chỉnh mạnh cuối tháng 4 cũng như đứng trước nhiều áp lực nóng đè nặng lên thị trường, nhà đầu...

Sếp TCAM: Fed sẽ không thể duy trì lãi suất cao, thời điểm vàng đang đến gần 

Sáng ngày 04/05/2024, Công ty Quản lý quỹ Thành Công (TCAM) tổ chức sự kiện Quản lý Tài sản với chủ đề “Thời điểm vàng 2024”. Tại sự kiện, các chuyên gia TCAM đã...

Góc nhìn tuần 06 - 10/05: VN30-Index kiểm định mốc 1,242?

Theo Vietcap, ngưỡng kháng cự MA50 tại vùng 1,256 điểm sẽ tiếp tục thúc đẩy lực bán chốt lãi tại nhóm cổ phiếu VN30. Chỉ số VN30-Index theo đó có thể xuất hiện nhịp...

UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 25,600 đồng trong quý 2/2024 và suy yếu

Theo Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB cập nhật ngày 03/05/2024, UOB kỳ vọng VNĐ sẽ...

Góc nhìn 03/05: Rủi ro đảo chiều tại ngưỡng 1,220 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy trước khi tiến lên vùng điểm mới, còn ở thời điểm hiện tại, chỉ số có rủi ro đảo chiều...

Cổ phiếu ngành bán lẻ kỳ vọng bứt tốc?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan DGW khi tìm ra được thêm động lực tăng trưởng mới đến từ lĩnh vực cung cấp thiết bị bảo hộ lao động; mua FRT với...

Góc nhìn tuần 02-03/05: Tạo thêm một đáy tiếp theo?

Trong kịch bản cơ sở, SSV cho rằng thị trường có thể sẽ tạo thêm một đáy tiếp theo trước khi quay lại xu hướng tăng. 

VinaCapital: Lãi suất tiền gửi có thể tăng 100 điểm cơ bản vào cuối 2024, nhưng không tác động lớn TTCK

Ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, gần đây có bài phân tích với nhan đề "Vàng, đô la Mỹ và lãi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98