Tiền kỹ thuật số: Xu hướng và khuôn khổ pháp lý

23/03/2021 09:20
23-03-2021 09:20:00+07:00

Tiền kỹ thuật số: Xu hướng và khuôn khổ pháp lý

Ngày càng nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) các nước triển khai thử nghiệm phát triển tiền kỹ thuật số (KTS), bởi các tiện ích nó mang lại như cho phép thanh toán ngay lập tức, giải quyết nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn, đặc biệt đối với thanh toán xuyên biên giới. Tuy nhiên, đằng sau tiện lợi đó là những rắc rối khuôn khổ pháp lý.

Cuộc đua hình thái tiền tệ mới

Theo NH Thanh toán Quốc tế (BIS), hiện đã có hơn 60 quốc gia triển khai thử nghiệm các loại tiền KTS quốc gia. Các nước Thụy Điển hay Bahamas thậm chí đã phát hành tiền KTS trên quy mô toàn quốc, áp dụng cho mọi người dân.

Trong khi đó, NHTW Nhật Bản (BOJ) cho biết đang lên kế hoạch thử nghiệm đồng tiền KTS của mình (CBDC) vào đầu tài khóa 2021. BOJ dự định thiết lập một hệ thống trên internet để thử nghiệm các chức năng cơ bản của CBDC, trong đó có việc phát hành và lưu hành đồng tiền KTS này.

Cuộc thử nghiệm sẽ tiến hành theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn cuối cùng có sự tham gia của các cơ sở kinh doanh tư nhân và người tiêu dùng, nhằm kiểm tra tính khả thi và độ an toàn của đồng tiền KTS với tư cách là phương tiện thanh toán song song với tiền mặt.

Tương tự, tại châu Âu, NHTW châu Âu (ECB) cũng đã khởi động cuộc tham vấn cộng đồng và bắt đầu các thử nghiệm để giúp NH này đưa ra quyết định có hay không nên tạo ra đồng EUR KTS.

Theo đó, đồng EUR này sẽ là phiên bản KTS của đồng EUR hay tiền xu, sẽ được đấu thầu hợp pháp cũng như được ECB đảm bảo. Việc triển khai đồng tiền này cho phép các cá nhân lần đầu tiên được gửi tiền trực tiếp vào ECB. Điều này có thể an toàn hơn so với việc gửi tiền ở các NHTM có thể bị phá sản hoặc giữ tiền mặt.

Giống như tiền mặt, tiền KTS có thể được lưu trữ bên ngoài hệ thống NH, chẳng hạn trong “ví KTS”. Nó sẽ cho phép công dân và các doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán thường xuyên một cách nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.

Điều đặc biệt, trong khi Mỹ có phần thận trọng trong việc phát hành tiền KTS, Trung Quốc lại đặt niềm tin vào đồng tiền này và có dấu hiệu bỏ xa các quốc gia khác trên “sân chơi” mới. eCNY (hay DCEP) là loại tiền KTS được Chính phủ Trung Quốc phát hành và hậu thuẫn.

Được đánh giá là đồng tiền có nhiều tiêu chuẩn khác biệt so với tiền mặt hay các loại tiền KTS khác đang được lưu hành tại Trung Quốc, eCNY đã được NHTW Trung Quốc (PBOC) đưa vào thử nghiệm từ năm ngoái tại 4 thành phố. Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục mở rộng thử nghiệm tiền KTS này tại các thành phố lớn hơn như Bắc Kinh và Thượng Hải.

Việc phát hành đồng tiền KTS eCNY nằm trong nỗ lực đưa các hình thức tiền KTS mới vào lưu thông với mục tiêu tạo điều kiện cho người dùng dễ tiếp cận các công cụ tài chính trực tuyến. Điều này cho thấy tham vọng của Trung Quốc đối với dự án tiền KTS và mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này.

Phải chuẩn bị hành lang pháp lý

Khác với Bitcoin hay những đồng tiền ảo khác, vốn được thiết kế để không phụ thuộc vào sự kiểm soát của bất kỳ công ty hay chính phủ nào, các loại tiền KTS thường do NHTW các nước phát hành và bảo lãnh, giúp các chính phủ có thể dễ dàng kiểm soát về tài chính.

Bên cạnh đó, tiền KTS có thể thay thế tiền mặt, qua đó các chính phủ có thể dễ dàng theo dõi các giao dịch tài chính để ngăn chặn hành vi trốn thuế, rửa tiền hoặc tham nhũng.

Các đồng tiền KTS của NHTW sẽ được hưởng lợi từ phần lớn công nghệ tương tự của tiền điện tử tư nhân, cho phép thanh toán ngay lập tức, giải quyết nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn, đặc biệt là đối với thanh toán xuyên biên giới. Chúng cũng có thể là phương tiện đảm bảo như một công cụ tài chính để tiếp cận các bộ phận dân cư không có NH.

eCNY được Trung Quốc sử dụng và xem nó như đồng nhân dân tệ. Vì thế, Việt Nam là quốc gia ngay bên cạnh nên không sớm thì muộn sẽ có những người sử dụng đồng eCNY trong giao thương biên mậu, giao thương quốc tế.

Ở đây sẽ phát sinh vấn đề, Việt Nam có chấp nhận thanh toán bằng eCNY hay không? Nếu chấp nhận chuyển tiền qua biên giới đồng tiền này thì bằng cách thế nào? Cơ chế kiểm soát ra sao?

Việt Nam có sự giao thương chặt chẽ với Trung Quốc, vì thế cần nghiêm túc xem xét hình thái tiền tệ KTS eCNY để nắm bắt các cơ hội và đối phó với những thách thức, rủi ro.

Đây là bài toán chúng ta cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp tìm kiếm cách xử lý. eCNY hiện đang được Trung Quốc đưa vào áp dụng ở một số tỉnh, thành, nhưng trong tương lai chắc chắn Trung Quốc sẽ áp dụng rộng rãi ở toàn quốc.

Hiện nay, một trong những lo ngại là sự gia tăng của tiền KTS có thể vô tình ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Nó có thể gây ra sự điều hành NH nếu người dùng quyết định để tiền gửi NH (vốn là nghĩa vụ của NHTM) cho sự an toàn tương đối của đồng tiền do NHTW phát hành.

Ngay cả ở Trung Quốc, hiện cũng đang có những vấn đề nước này cho rằng eCNY chưa được như ý muốn, trong đó có sự đảm bảo an toàn, tính bảo mật của đồng tiền này vẫn còn là dấu hỏi. Dẫu vậy, Việt Nam vốn có sự giao thương chặt chẽ với Trung Quốc nên cần nghiêm túc xem xét hình thái tiền tệ mới này để nắm bắt các cơ hội và đối phó với những thách thức, rủi ro.

Thử nghiệm và sử dụng tiền KTS có thể xem là xu hướng toàn cầu. Vì thế, NHNN cần xem xét, đánh giá cũng như xây dựng khuôn khổ pháp luật để đưa vào quản lý.

Trước mắt, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang pháp lý đối với các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, công nghệ tài chính, thanh toán di động và cho vay ngang hàng.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính

Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Biết trước đã giàu” và bài học cay đắng từ coin thủ… cháy tài khoản

Thị trường giao dịch tiền ảo - dù chưa chính thức được pháp luật bảo hộ tại Việt Nam - vẫn là sân chơi đầy cám dỗ khi về bản chất có thể mang đến cơ hội kiếm tiền...

Giá đồng tiền điện tử bitcoin có thể chạm ngưỡng 110.000 USD mỗi BTC

Theo Doanh nhân Arthur Hayes, sáng lập BitMEX, đợt tăng giá bitcoin sẽ được thúc đẩy bởi việc Fed chuyển từ chính sách thắt chặt sang nới lỏng, bơm thêm thanh khoản...

Tổng thống Donald Trump và tham vọng biến Mỹ thành siêu cường tiền mã hóa

 Với loạt chính sách mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt cược lớn vào tiền mã hóa. Ông muốn biến Mỹ thành siêu cường trong lĩnh vực này, thay đổi hoàn toàn...

Tổng Giám đốc VanEck trao đổi kinh nghiệm phát triển thị trường tài sản số, đề nghị cùng SSI lập quỹ đầu tư Bitcoin

Sáng ngày 17/03/2025, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Tài sản VanEck - ông Jan van Eck - đã có buổi trao đổi với Thứ trưởng thường trực Nguyễn Minh Vũ tại trụ sở Bộ...

Nhà sáng lập Binance phủ nhận thông tin đàm phán với gia đình Trump

Changpeng Zhao, nhà sáng lập và cựu CEO của Binance - sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới, vừa công khai phủ nhận thông tin cho rằng gia đình Trump đang đàm...

WSJ: Gia đình Trump đàm phán mua cổ phần của Binance

Tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn nguồn tin thân cận cho biết đại diện gia đình Tổng thống Trump đang tiến hành đàm phán để sở hữu cổ phần tài chính trong chi nhánh...

Meme coin là gì mà khiến thị trường tiền ảo điên đảo?

Trên thị trường tiền số, meme coin là một trong những dòng coin hot nhất trên thị trường, thu hút hàng trăm triệu nhà đầu tư toàn cầu. Nhưng meme coin chính xác là...

Thất vọng với sắc lệnh từ Trump, Bitcoin về sát 80,000 USD

Bitcoin giảm mạnh trong ngày 10/03, tiếp nối giai đoạn biến động mạnh sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh lập kho dự trữ Bitcoin chiến lược cho Mỹ.

Trump ký sắc lệnh lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, giá Bitcoin vẫn giảm

Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để thiết lập Kho Dự trữ Bitcoin Chiến lược của Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách tiền ảo của siêu...

Elon Musk và TT Donald Trump: Có liên minh tiền số đằng sau kế hoạch lớn?

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch kho dự trữ tiền số quốc gia, cái tên Elon Musk lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận. Liệu có một liên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98