“Bão giá” khiến động lực tăng trưởng cũng thay đổi

25/05/2021 09:48
25-05-2021 09:48:11+07:00

“Bão giá” khiến động lực tăng trưởng cũng thay đổi

Đầu tư công có nguy cơ đình trệ trước “cơn bão" giá thép và nhiều vật liệu xây dựng khác. Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng cần thiết kế động lực tăng trưởng mới khi động lực tăng trưởng đến từ đầu tư công bị giảm sút...

Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Giá thép đã tăng hơn 40% trong khi giá các mặt hàng vật liệu xây dựng khác như cát, sỏi, tôn... cũng tăng từ 20-25% khiến nhiều dự án đầu tư công phải dừng thi công. Ông nghĩ sao về điều này khi đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng quan trọng ở thời điểm này?

Không chỉ thép mà rất nhiều vật liệu xây dựng khác tăng đã làm đội vốn công trình xây dựng. Điều này khiến nhiều dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước có nguy cơ đình trệ. Bởi vật liệu xây dựng tăng đã làm thay đổi tổng vốn đầu tư, nội dung quan trọng nhất trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Khi tổng mức đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải đi xin lại chủ trương đầu tư. Thủ tục này có thể kéo dài nhiều tháng thậm chí hàng năm. Vì vậy, nếu Chính phủ không chỉ đạo quyết liệt, giải ngân đầu tư công năm nay chắc chắn sẽ thấp.

"Chính phủ cần chỉ đạo thật nhanh để giải quyết tình trạng này; thậm chí có thể cần tới cả quyết định phi truyền thống" - Ông Nguyễn Đình Cung.

Vậy ở tình huống này, chúng ta nên có giải pháp như thế nào, thưa ông?

Tôi đã kiến nghị vấn đề này rất nhiều lần. Đó là chúng ta không thể quyết định tổng mức đầu tư ngay từ trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư bởi đây là yếu tố dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả.

Theo luật, khi tổng vốn đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải xin điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quy định này đang làm chậm trễ rất nhiều dự án đầu tư công lớn hiện nay như Metro ở Hà Nội và Tp.HCM... gây tốn kém, lãng phí và không hiệu quả.

Cho nên Chính phủ cần chỉ đạo thật nhanh để giải quyết tình trạng này; thậm chí có thể cần tới cả quyết định phi truyền thống hướng dẫn về thủ tục, thẩm định dự án... để điều chỉnh đồng loạt những quy định liên quan tới tổng mức đầu tư trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.

Xa hơn, chúng ta phải tiến tới sửa Luật Đầu tư công cũng như những quy định liên quan tới chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó tránh “bó cứng” tổng mức đầu tư của dự án. Nếu được, bỏ luôn quy định liên quan tới điều chỉnh chủ trương đầu tư vì trong năm 2021 và vài năm tới, động lực tăng trưởng vẫn đến từ đầu tư công. Có như vậy, chủ đầu tư và nhà thầu mới yên tâm khi tham gia dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước.

Đầu tư công có nguy cơ đình trệ trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động từ Covid-19. Trong bối cảnh này, Việt Nam nên tìm kiếm động lực tăng trưởng từ đâu, thưa ông?

Doanh nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn do chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phải chuyển từ cầm cự sang hỗ trợ phục hồi. Bên cạnh các gói hỗ trợ, các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp vẫn phải là ưu tiên hàng đầu và cần phải quyết liệt hành động. Việc này có thể làm được ngay và có tác động trực tiếp ngay tới khu vực doanh nghiệp.

Về dài hạn, cần phải tìm kiếm động lực mới. Theo tôi, các vùng động lực phải quay trở lại, trong đó tập trung vào khu vực tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh (trọng tâm là Hải Phòng) và Đồng bằng sông Cửu Long (với trọng tâm là Cần Thơ). Nếu phát triển được các khu vực này thành vùng động lực, trung tâm logistics thì kinh tế sẽ phát triển. Song để làm được điều này, cần mở ra cơ chế để khu vực tư nhân tham gia.

Rút kinh nghiệm từ phát triển kinh tế các vùng trọng điểm thời gian qua, phải xác định ngay từ đầu vị thế của Hải Phòng trong khu vực. Đó không phải là Hải Phòng của Hải Phòng, phải là Hải Phòng của miền Bắc và của cả nước. Theo đó, động lực tăng trưởng phải đặt trong dài hạn, và phát huy được khu vực kinh tế trong nước, không nên quá phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Vì vậy, chúng ta phải thay đổi tư duy, tránh kìm kẹp doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, phải đẩy doanh nghiệp nhà nước ra bên ngoài, để cạnh tranh công bằng và sòng phẳng với các thành phần kinh tế khác. Tạo cơ chế để doanh nghiệp nhà nước chọn người tài, phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp.

Tương tự, muốn phát triển Cần Thơ trở thành trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long thì phải có cơ chế mở cửa cho tư nhân tham gia. Bởi chỉ khi doanh nghiệp kéo được hệ sinh thái về địa phương thì vùng đó mới phát triển. Thiết kế động lực cạnh tranh là điều cần làm vào lúc này.

Anh Nhi

VnEconomy







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98