Đường sắt chính thức được ‘giải cứu’ với hơn 2.800 tỉ đồng vốn bảo trì

24/05/2021 20:36
24-05-2021 20:36:00+07:00

Đường sắt chính thức được ‘giải cứu’ với hơn 2.800 tỉ đồng vốn bảo trì

Bộ GTVT chiều nay, 24.5, đã ký kết hợp đồng quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Cục trưởng Cục Đường sắt Vũ Quang Khôi và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh chính thức ký kết hợp đồng bảo trì đường sắt năm 2021. Ảnh M.H

Tại lễ ký kết, Cục trưởng Cục Đường sắt Vũ Quang Khôi (đơn vị được Bộ GTVT uỷ quyền) và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh chính thức ký kết hợp đồng bảo trì đường sắt năm 2021.

Theo đó, Cục Đường sắt sẽ đặt hàng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, khắc phục hậu quả bão lũ bước 1, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất khác. Thời gian thực hiện từ 1.1 đến ngày 31.12.2021, tổng giá trị hợp đồng là 2.821,9 tỉ đồng.

Trong đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và theo quy định của pháp luật…

Sau khi ký hợp đồng, trong vòng 5 ngày làm việc, Bộ GTVT sẽ tạm ứng cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 50% giá trị phần công việc. Công tác thanh toán, quyết toán, nghiệm thu bàn giao giữa hai bên thực hiện đúng quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật hiện hành.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 636/TTg-CN yêu cầu Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia năm 2021 với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Mai Hà

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xét xử nhóm cựu lãnh đạo Vinatea 'dính' sai phạm khi cổ phần hóa, gây thiệt hại 38 tỷ đồng

Nhóm lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) hầu tòa với cáo buộc vi phạm quy định khi mang 3 khu đất đi vay tiền hoặc góp vốn rồi lại thoái vốn với...

Vì sao doanh nghiệp ngại kiểm kê phát thải?

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của thị trường carbon, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực hiện kiểm kê khí nhà kính do thiếu nguồn lực, chuyên môn và...

Đề xuất Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, thẩm quyền...

3 hiệp hội ‘tố’ một công ty thu phí bất hợp lý

Ba hiệp hội ở Hải Phòng ‘tố’ Công ty cổ phần E-THT Logistics thu phí bất hợp lý, tuy nhiên công ty này khẳng định thu đúng.

Có thể thí điểm vận hành thị trường carbon từ năm 2025

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh lộ trình vận hành thị trường carbon, dự kiến sẽ thí điểm ngay từ năm 2025 với khoảng 100-200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực...

Gấp rút hoàn thiện nghị định mới về quản lý ODA, trình trước ngày 30/04

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định mới về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trình Thủ tướng trước...

Bạn đã hiểu hết về đầu tư công - động lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm hoàn thành kế hoạch và góp phần thúc...

Việt Nam thành lập Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên...

Hơn 77.000 tỷ đồng đầu tư Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2030

Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch sẽ được dành nguồn lực đầu tư và phát triển hệ thống các khu bến cảng nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng kinh tế...

Một hũ yến giá chỉ 9.000 - 15.000 đồng, có yến thật không?

Tình trạng người người, nhà nhà làm yến sào, cơ sở sản xuất yến cho đối tác gia công tùy tiện khiến tình trạng hàng giả, hàng dỏm tràn lan


Hotline: 0908 16 98 98