Giảm mạnh từ đỉnh kỷ lục, vốn hóa thị trường “bốc hơi” gần 29 tỷ USD

12/07/2021 16:30
12-07-2021 16:30:26+07:00

Giảm mạnh từ đỉnh kỷ lục, vốn hóa thị trường “bốc hơi” gần 29 tỷ USD

Quay đầu sau khi vượt VN-Index vượt 1,400, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận chuỗi giảm mạnh, có phiên VN-Index giảm tới 4%. Sau 6 phiên kể từ khi đạt đỉnh 1,420 (ngày 02/07), vốn hóa thị trường giảm hơn 665 ngàn tỷ đồng, tương ứng gần 29 tỉ USD.

* Nhịp đập Thị trường 12/07: Tiền bắt đáy nhập cuộc, đà lao dốc được thu hẹp

* Vì sao thị trường rơi thẳng đứng và nhà đầu tư nên làm gì?

Sau khi VN-Index đạt đỉnh kỷ lục 1,420 điểm vào phiên 02/07, thị trường chứng khoán chứng kiến chuỗi giảm mạnh. Tính tới 12/07, VN-Index ghi nhận 5/6 phiên giảm.

Diễn biến VN-Index từ đầu năm 2021
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

Phiên giao dịch 12/07 là một trong những phiên giảm mạnh trong thời gian qua. Trong phiên, có thời điểm VN-Index mất gần 76 điểm. Nếu xét về số giảm tuyệt đối, đây là mức giảm kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Về giá trị tương đối, mức giảm 5.62% đang còn kém 4 phiên trong quá khứ.

Tuy vậy, lực cầu xuất hiện đã giúp thị trường hồi phục dần về cuối phiên. Thanh khoản của cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đạt hơn 37.1 ngàn tỷ đồng. Riêng thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 31.6 ngàn tỷ đồng, đây cũng là mức thanh khoản kỷ lục của sàn này. Đáng chú ý khối ngoại mua ròng gần 1.3 ngàn tỷ đồng trong phiên.

Thanh khoản sàn HOSE một tháng trở lại đây
Đvt: Tỷ đồng

Kết phiên 12/07, VN-Index giảm về 1,296.3 điểm. So với mức đỉnh kỷ lục ngày 02/07, chỉ số đã giảm 8.7%.

Đợt giảm mạnh vừa qua đã làm vốn hóa của thị trường “bốc hơi” hơn 665 ngàn tỷ đồng, tương ứng gần 29 tỉ USD. Chỉ trong vòng 6 phiên, vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu (3 sàn HOSE, HNX, UPCoM) giảm từ mức hơn 6.9 triệu tỷ đồng về còn hơn 6.25 triệu tỷ đồng.

* Cổ phiếu chứng khoán nằm sàn la liệt, khối ngoại mua ròng gần 218 tỷ đồng

Nhà đầu tư đang nhìn nhận thị trường chứng khoán quá lạc quan

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế cho biết nguyên nhân chính của việc bán tháo này là do những nhà đầu tư đã quá vội vàng khi mua cổ phiếu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Ông Hiếu nhấn mạnh rằng phải hiểu một điều là chứng khoán hiện không đóng vai trò hàn thử biểu của nền kinh tế. Theo như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/06 về tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm: "Chỉ số chứng khoán ngày càng đi lệch so với nền kinh tế thực, không còn là hàn thử biểu của kinh tế. Vòng xoáy này sẽ gây áp lực lạm phát lớn trong dài hạn, ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế vĩ mô".

Ông Hiếu nhận định tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2.91%, và 6 tháng đầu năm nay lên 5.64%, nhưng thực tế nền kinh tế đang rất khó khăn trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ là hiện tượng của những nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến tình hình vĩ mô. Có thể một phần do họ có thể vay tiền từ ngân hàng với lãi suất thấp và đầu tư vào chứng khoán. Trong khi các thị trường khác cũng không khả quan như vàng, ngoại hối, tiền gửi ngân hàng lãi suất ngày càng thấp, chỉ có thị trường bất động sản vẫn tốt nhưng lại đòi hỏi có nguồn vốn lớn nên các nhà đầu tư nhỏ lẻ chạy vào chứng khoán, từ đó đẩy giá chứng khoán lên.

Quyết định của những nhà đầu tư này không dựa trên sức mạnh của nền kinh tế mà có lẽ do họ nhìn nhận thị trường chứng khoán quá lạc quan, từ đó “đổ tiền” vào chứng khoán rất nhiều.

Tôi cũng đã cảnh báo từ cuối năm 2020, từ mốc thị trường chứng khoán nếu lên khoảng 1,200 điểm thì phải rất cẩn thận. Và đúng như thế. Sau khi đạt mốc 1,400 điểm, thị trường đảo chiều về mức rất thấp, mất mốc 1,300 điểm như hiện tại. Đây cũng là một bài học cho tất cả các nhà đầu tư”, vị chuyên gia cảnh báo.

Nên dành thời gian nhìn nhận lại triển vọng doanh nghiệp

Ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Vĩ mô CTCK MBS nhận định thị trường giảm điểm phiên hôm nay (12/07) có 3 nguyên nhân chính.

Nguyên nhân thứ nhất là sau một khoảng thời gian quá dài thị trường đi lên liên tục, có những khoảng thời gian tăng rất mạnh, nhiều mã cổ phiếu giúp cho nhà đầu tư kiếm được lời rất là lớn. Chính vì thế thị trường trở nên dễ dao động hơn. Khi nhà đầu tư thấy thị trường có dấu hiệu điều chỉnh thì một số nhà đầu tư lớn chốt lời, tạo nên lực bán mạnh.

Nguyên nhân thứ hai liên quan đến thông tin. Thời gian qua có nhiều thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Không thể phủ nhận dịch bệnh Covid-19 ở phía Nam đang diễn biến rất phức tạp và sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới dù mức độ ảnh hưởng không qua nặng nề. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có sự quan ngại nhất định về yếu tố này.

Nguyên nhân thứ ba là từ đầu năm đến nay, lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường rất nhiều, khoảng trên 60,000 tài khoản mở mới. Không thể phủ nhận nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch trên thị trường. Do đó, họ có tâm lý khá yếu, khi thị trường có diễn biến xấu thì họ sẽ bán cổ phiếu với giá thấp và bán hoảng loạn.

Nhà đầu tư nên biết rằng họ mua cổ phiếu trên thị trường là họ đang sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp chứ không phải sở hữu thị trường. Do đó, thị trường có thể đi xuống, nhà đầu tư nên nhìn nhận lại doanh nghiệp mình đang sở hữu cổ phiếu có triển vọng kinh doanh thế nào và định giá của nó có phù hợp để đầu tư hay không.

Các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư mới không nên quá chịu sự tác động của thị trường. Tuy nhiên về dài hạn, những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tươi sáng về dài hạn sẽ có tiềm năng tăng giá. Còn những cổ phiếu có truyền thống lợi nhuận không cao và đầu tư theo phong trào thì nên cẩn trọng lại. Nếu nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để chơi chứng khoán thì nên giảm bớt để hạn chế rủi ro.

Chí Kiên - Cát Lam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98