Doanh nghiệp có nợ lớn hơn tài sản trên sàn chứng khoán

13/09/2021 11:00
13-09-2021 11:00:00+07:00

Doanh nghiệp có nợ lớn hơn tài sản trên sàn chứng khoán

Khả năng thanh toán là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Việc xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp, mà còn giúp các nhà đầu tư, ngân hàng,... đưa ra được các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.

Với bản thân doanh nghiệp, từ những đánh giá đó, các giải pháp sẽ được đưa ra nhằm cải thiện tình hình, xử lý kịp thời các vấn đề.

Với nhà đầu tư và ngân hàng, đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả các món nợ khi tới hạn  hay không để đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.

Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao chứng tỏ năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ, giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.

Khả năng thanh toán thấp cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ có thể dẫn đến phá sản.

Việc duy trì tỷ lệ thanh toán phù hợp là vô cùng cần thiết để giữ vững sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Các chỉ số thường được dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Phản ánh tổng quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Tỷ số nợ trên tổng tài sản > 100% cho thấy nợ lớn hơn tổng tài sản. Tỷ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp và việc phá sản có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không có giải pháp thực sự phù hợp.

Tỷ số thanh toán hiện hành (bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn): Tỷ số thanh toán hiện hành < 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi tỷ số càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.

Dựa vào kết quả của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của doanh nghiệp tốt hay không.

Những doanh nghiệp đang có nợ lớn hơn tài sản trên sàn chứng khoán

Trên sàn chứng khoán, hầu hết doanh nghiệp có nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản (Tỷ số nợ trên tổng tài sản > 100%) đều thuộc sàn UPCoM, chỉ có 1 doanh nghiệp ở sàn HOSE là CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF). Đồng thời, các doanh nghiệp này đều có nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn (Tỷ số thanh toán hiện hành < 1), trừ CTCP Hàng Hải Đông Đô (UPCoM: DDM). Các chỉ số này cho thấy doanh nghiệp đang có những khó khăn tài chính tiềm ẩn.

Doanh nghiệp có nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản (tính đến cuối tháng 6/2021)

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến hết tháng 6/2021, tổng tài sản của TTF ghi nhận gần 2,480 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả đến 3,051 tỷ đồng; tài sản ngắn hạn là 1,692 tỷ đồng, nợ ngắn hạn gần 3,009 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải thấy rằng năm 2020, TTF đã có lãi ròng gần 31 tỷ đồng, sau 2 năm liên tiếp thua lỗ. Theo BCTC hợp nhất soát xét, 6 tháng đầu năm 2021, TTF lãi ròng gần 1 tỷ đồng, dù vẫn kém hơn lãi ròng cùng kỳ năm trước là 53 tỷ đồng.

Tỷ số Nợ/Tài sản của TTF

Còn trên sàn UPCoM, có đến 20 doanh nghiệp có nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản, trong đó 5 doanh nghiệp có nợ phải trả hơn gấp đôi tổng tài sản. Đáng chú ý, CTCP Xây lắp Dầu khí Miền Trung (UPCoM: PXM) ghi nhận nợ phải trả 464 tỷ đồng - gấp hơn 10 lần tổng tài sản, chỉ ở mức 46 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2021, PXM bị lỗ ròng 9 năm rưỡi liên tiếp, vốn chủ sở hữu âm hơn 418 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác có nợ phải trả gấp hơn 6 lần tổng tài sản là CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (UPCoM: NOS). Doanh nghiệp này cũng lỗ ròng 9 năm tưỡi liên tiếp. Tính đến cuối tháng 6/2021, nợ phải trả là 5,063 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4,220 tỷ đồng…

Tất nhiên, đi kèm kết quả kinh doanh và tình hình tài chính không mấy sáng sủa, giá các cổ phiếu nói trên cũng rất thấp, đa số đều dưới mệnh giá. Mặc dù vậy, nhà đầu tư vẫn cần phải thận trọng khi giải ngân.

Ngoài các doanh nghiệp trên, 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM còn 170 doanh nghiệp đang có nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, hay Tỷ số thanh toán hiện hành < 1.

Gia Nghi

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi trước thuế 2024 gần 3,400 tỷ 

HĐQT CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh trình ĐHĐCĐ thường niên 2024.

EVNGENCO3 làm việc với tập đoàn Wartsila Phần Lan về dự án Nhà máy điện linh hoạt

Sáng ngày 14/3/2024, Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGENCO3) và Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình có buổi làm việc với Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) về đề...

Doanh thu tháng 2 của VHC đạt 801 tỷ, tăng 6%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2024 với tổng doanh thu đạt 801 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ dự án Cát Bà Amatina kỳ vọng lãi 100 tỷ đồng trong năm 2024

Vinaconex-ITC, chủ dự án Cát Bà Amatina, lên kế hoạch 526 tỷ đồng doanh thu cùng mức lãi sau thuế 96 tỷ đồng trong năm 2024 dù dự báo thị trường bất động sản nghỉ...

Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch lãi 228 tỷ, tỷ lệ cổ tức 10%

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, với chỉ tiêu doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt...

Bị đồn đóng cửa vì doanh số liên tục giảm, nhà sách Fahasa đang kinh doanh ra sao?

Bị tung tin thất thiệt về việc đóng cửa vì doanh số giảm, lãnh đạo nhà sách Fahasa cho rằng hành động này nhằm câu view của một số tài khoản mạng xã hội. Vậy thực...

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98