Hai thủ phủ sản xuất thép Trung Quốc cắt giảm sản lượng trong tháng 9

06/09/2021 13:49
06-09-2021 13:49:48+07:00

Hai thủ phủ sản xuất thép Trung Quốc cắt giảm sản lượng trong tháng 9

Nhằm củng cố nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường, thành phố Đường Sơn – thủ phủ sản xuất thép lớn nhất của Trung Quốc – đã ra chỉ thị cắt giảm 30% sản lượng thép trong tháng 9.

Tất cả 19 nhà sản xuất thép khác (ngoại trừ Shougang Jingtang và Shougang Qiangang) bị buộc phải giảm 30% công suất sản xuất sắt thép trong tháng 9.

Trong 7 tháng đầu năm, Đường Sơn sản xuất 74.2 triệu tấn thép thô. Thành phố dự báo sản lượng thép trong cả năm 2021 ở mức 131.7 triệu tấn, tức dự kiến sản xuất 57.5 triệu tấn trong 5 tháng còn lại. Các nguồn tin thị trường cho biết các đợt cắt giảm sản lượng có khả năng bị tăng mức độ vì các chính sách này và các nhà máy được yêu cầu giảm sản lượng thực tế thay vì chỉ giới hạn sản xuất tương đối với công suất.

Về ngành luyện cốc, thời gian luyện cốc đối với doanh nghiệp cấp B được kéo dài đến 28 giờ, đối với doanh nghiệp cấp C và D được kéo dài lên 32 giờ. Hệ thống dập tắt bằng nước bị cấm trừ khi thiết bị làm nguội khô đang được bảo trì hoặc trừ khi một tai nạn làm sập thiết bị làm nguội khô.

Bên cạnh đó, các xe tải hạng nặng bị cấm rời các nhà máy luyện cốc và thép trong khoảng thời gian 2-9h mỗi ngày (theo giờ địa phương). Than cốc, than đá và quặng sắt cũng bị cấm vận chuyển ra khỏi cảng biển. Điều này được cho là sẽ gây sự gián đoạn nguồn cung.

Hàm Đan siết các biện pháp kiểm soát ô nhiễm

Thành phố Hàm Đan – trung tâm sản xuất thép lớn thứ 2 tại tỉnh Hồ Bắc – đang thắt chặt biện pháp kiểm soát sản lượng tại các nhà máy công nghiệp, bao gồm cả nhà máy thép, trong tháng 9-10/2021 để cải thiện chất lượng không khí, theo tài liệu lưu thông trên thị trường thép Trung Quốc vào ngày 02/09.

Các biện pháp kiểm soát mới bao gồm các hoạt động sản xuất và khai khoáng gây ô nhiễm môi trường, như sản xuất thép, than cốc, khai thác đá vôi và nung chảy oxit kẽm, Mysteel Global cho biết.

Về ngành thép, các nhà máy ở Hàm Đan sẽ buộc phải giảm sản lượng thép thêm 4.4% trong tháng 9-10/2021, trong khi mức công suất sử dụng lò cao của 16 nhà máy sản xuất thép địa phương sẽ bị giới hạn ở mức 53-83%, tùy vào hiệu suất bảo vệ môi trường của mỗi hãng thép.

Bên cạnh đó, Hàm Đan phải loại bỏ dần dần 20 lò cao có dung tích dưới 1,000 m3 và 20 lò luyện kim dưới 100 tấn theo từng giai đoạn, trích từ tài liệu. Theo kế hoạch, hơn 50% trong số này có thể bị đóng cửa trong tháng 9, 70% sẽ đóng trước mùa đông (chủ yếu từ tháng 11/2021) và tất cả sẽ buộc phải tạm ngưng trước khi kết thúc năm nay.

Trước khi có các biện pháp kiểm soát mới, các nhà sản xuất thép Hàm Đan buộc phải cắt giảm sản lượng 20-30%, theo lời của một nhà sản xuất nội địa. “Tất cả chúng tôi không được vận hành 100% công suất và với chỉ thị mới, chúng tôi cần phải cắt giảm thêm”, ông nói.

Hầu hết nguồn tin địa phương đều đồng tình các biện pháp kiểm soát bổ sung trong tháng 9-10 không tác động quá nhiều tới hoạt động hiện tại của các hãng thép. Tuy vậy, họ tin rằng việc đóng cửa các lò cao nhỏ có thể dẫn tới một đợt giảm sản lượng thép lớn ở Hàm Đan.

“Có rất nhiều lò cao nhỏ ở Hàm Đan. Mặc dù một số sẽ được thay thế bằng lò cao mới, nhưng sẽ có khoảng trống về nguồn cung sau khi các cơ sở cũ ngừng hoạt động và các cơ sở mới hoạt động bình thường”, một nguồn tin khác ở Hàm Đan nhận định.

Cũng như Đường Sơn, việc cắt giảm sản lượng thép ở Hàm Đan được xem là một phần trong nỗ lực giảm sản lượng thép của Trung Quốc trong năm 2021. Trong giai đoạn 7 tháng đầu năm, tỉnh Hồ Bắc sản xuất 139.4 triệu tấn thép thô, giảm 3.9% so với cùng kỳ. Đây là một trong hai tỉnh duy nhất tại Trung Quốc có sản lượng giảm so với cùng kỳ.

Dù vậy, Hồ Bắc vẫn là tỉnh sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU áp thuế CBPG sơ bộ 0%-12.1% với thép HRC Việt Nam, Hoà Phát chịu thuế 0%

Ngày 07/04/2025, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu...

Nóng: Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% đối với tôn mạ Việt Nam

Hầu hết các doanh nghiệp thép mạ lớn của Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá 49.42% từ Mỹ, riêng Hoa Sen (HOSE: HSG) chịu thuế 59% và Tôn Đông Á (UPCoM: GDA)...

Việt Nam áp thuế CBPG tạm thời 15%-37% với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Ngày 01/04, Bộ Công Thương Việt Nam ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trump có thể áp thuế 25% với đồng trong vài tuần tới

Thông tin từ những nguồn tin thân cận, chỉ vài tuần nữa, Mỹ có thể áp đặt thuế nhập khẩu đồng - sớm hơn nhiều so với thời hạn ban đầu. Giá đồng tại thị trường New...

Thép Việt đang thâm nhập vào thị trường Mỹ

Trong bối cảnh thị trường thép thanh tại ASEAN đang trầm lắng, các lô hàng thép thanh của Việt Nam đang vượt đại dương sang thị trường Mỹ đầy tiềm năng, theo ghi...

EU áp thuế chống bán phá giá 12.1% với thép Việt, riêng Hòa Phát được miễn thuế

Hòa Phát là doanh nghiệp thép Việt duy nhất không bị EU áp thuế chống bán phá giá.

Thế giới dựng “khiên chắn” với thép Trung Quốc

Làn sóng bảo hộ ngành thép đang lan rộng khắp toàn cầu khi hàng trăm triệu tấn thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới.

Giá HRC Mỹ tăng vọt, có nơi bán 1,000 USD/tấn

Mặc dù thuế thép mới của Tổng thống Trump sẽ chỉ bắt đầu sau hai tuần nữa, nhưng tác động đã xuất hiện trên thị trường. 

Thép mạ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, doanh nghiệp trong nước kiến nghị khẩn

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết sản xuất thép trong nước đang chịu ảnh hưởng tiêu cực khi thép mạ Trung Quốc đang được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Giá thép tại Mỹ tăng 15% trong 2 tuần vì thuế quan của Trump

Chỉ trong vòng hai tuần, giá thép tại Mỹ đã tăng vọt hơn 15% - một diễn biến khiến các nhà sản xuất nhỏ như Glen Calder ở Nam Carolina phải đối mặt với áp lực chi...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98