Khủng hoảng thiếu điện đẩy giá nhôm vượt 3,120 USD

14/10/2021 21:19
14-10-2021 21:19:24+07:00

Khủng hoảng thiếu điện đẩy giá nhôm vượt 3,120 USD

Hợp đồng tương lai nhôm tiếp tục vượt mốc 3,100 USD/tấn, mức cao chưa từng thấy kể từ giữa năm 2008, khi cuộc khủng hoảng thiếu điện gây ra sự gián đoạn về nguồn cung.

Trong ngày 14/10, hợp đồng tương lai nhôm tăng 68 USD (tương đương 2.23%) lên 3,122 USD/tấn.

Các nhà máy luyện nhôm ở tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) nhận chỉ thị hạn chế sản xuất để giảm lượng điện năng tiêu thụ. Hàng loạt nhà máy sản xuất nhôm tại Trung Quốc bị tạm ngưng hoạt động, Mark Hansen, Giám đốc điều hành tại Concord Resources, cho hay. Khi thị trường đang thiếu hụt nguồn cung, giá nhôm có thể chạm 3,400 USD/tấn trong 12 tháng tới, ông nói.

Trong khi đó, các nhà sản xuất nhôm tại châu Âu cũng đối mặt với mức giá điện cao ngất ngưỡng – qua đó bào mòn biên lợi nhuận và thôi thúc các nhà máy này giảm bớt sản xuất.

Nhà sản xuất nhôm Hà Lan Alde thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 60-70% ở nhà máy Delfzijl vì giá điện quá cao. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá với nhôm cán từ Trung Quốc, ngoại trừ một số nguyên vật liệu chủ chốt dùng cho ngành sản xuất lon nước, xe hơi và máy bay.

Còn có thể tăng thêm?

Giá nhôm dù đã tăng hơn 60% trong năm nay, nhưng giới đầu tư cho rằng giá kim loại này thậm chí sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Một số nhà đầu tư còn đặt cược giá nhôm có thể lên 4,000 USD/tấn.

Ngành nhôm là ngành tiêu thụ rất nhiều điện và đà tăng của giá điện rõ ràng đang gây áp lực lên hoạt động sản xuất của ngành này.

Theo các chuyên gia trong ngành, để sản xuất 1 tấn nhôm, các nhà máy cần phải dùng 14 Mwh điện năng. Đặt lên bàn cân so sánh, lượng điện này đủ để vận hành một ngôi nhà bình thường ở Anh trong hơn 3 năm. Nhôm là nguyên liệu dùng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, từ lon bia cho tới iPhone của Apple.

Điều này có nghĩa nhôm sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên trong nỗ lực kìm hãm lượng điện năng tiêu thụ của Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang áp giới hạn về công suất sản xuất nhôm để kìm hãm lượng khí thải và điều này có thể gây ra sự thiếu hụt nguồn cung nhôm trên toàn cầu. Giữa bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh ở châu Á và châu Âu, nguồn cung nhôm nhiều khả năng sẽ thiếu hụt trầm trọng hơn nữa.

Đối với những nhà đầu tư muốn đặt cược vào đà tăng của giá nhôm tương lai, họ thường đặt cược vào các hợp đồng quyền chọn trên sàn LME.

Trong vài tuần gần đây, một số nhà đầu tư thậm chí mua quyền chọn mua với giá thực hiện lên tới 4,000 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với mức hiện tại và là mức cao nhất mọi thời đại.

“Họ đang đặt cược vào sự rối loạn trên thị trường và giá nhôm sẽ tăng mạnh”, Keith Wildie, Trưởng bộ phận giao dịch tại Romco Metals và phụ trách hợp đồng quyền chọn trên sàn LME trong 20 năm qua, cho hay.

Chưa dừng lại ở đó, các chuyên viên phân tích cho rằng kim ngạch xuất khẩu nhôm của Trung Quốc có thể bị tác động. Khi mà sản xuất nhôm trong nước gặp áp lực trong khi nhu cầu bùng nổ, Trung Quốc phải nhập khẩu nhôm với số lượng lớn hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc vẫn xuất khẩu lượng lớn nhôm bán thành phẩm, vì được hỗ trợ một phần từ các khoản hoàn thuế.

“Xét tới tình trạng thiếu điện trầm trọng và các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc trong thời gian qua, có vẻ không hợp lý khi các công ty Trung Quốc cứ xuất khẩu lượng lớn nhôm mỗi tháng”, James Luke, nhà quản lý quỹ tại Schroders, cho biết.

Các chuyên viên phân tích cho rằng có khả năng Bắc Kinh sẽ giảm hoặc bỏ khoản hoàn thuế đối với xuất khẩu để giữ lại nguồn cung cho Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc có khả năng tiếp tục nhập khẩu lượng lớn nhôm trong năm 2022 và điều này có thể đẩy cả thế giới vào tình trạng thiếu hụt nhôm trầm trọng và khiến giá tăng vọt.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Vì sao 9 đơn vị kiến nghị xem xét lại việc điều tra bán phá giá thép HRC nhập?

Trong đơn kiến nghị, 9 doanh nghiệp thép cho rằng nếu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra hậu quả tiêu cực không chỉ với...

Thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, đe dọa sản xuất trong nước

Lượng thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, liên tục tràn vào Việt Nam. Điều này đã gây áp lực rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Giá thép xây dựng quay đầu giảm sau 6 đợt tăng giá liên tiếp

Sau nhiều tháng tăng giá, giá thép xây dựng đã trở lại đà giảm, với mức giảm khoảng 200,000 đồng/tấn.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98