Những nhánh lan đột biến trên sàn chứng khoán

14/10/2021 13:00
14-10-2021 13:00:00+07:00

Những nhánh lan đột biến trên sàn chứng khoán

Giống như cơn sốt lan đột biến, không ít nhà đầu tư rót tiền để gom vào những “cổ phiếu đột biến” trên sàn chứng khoán để rồi đành ngậm trái đắng.

Từ đầu năm 2020, hiện tượng lan đột biến (hay còn gọi là lan var) khiến thị trường lên "cơn sốt" với những vụ chuyển nhượng tiền tỷ, thậm chí là vài chục, vài trăm tỷ đồng. Trên các trang mạng xã hội, dân buôn rầm rộ livestreams về các vụ giao dịch lan đột biến, tiền mệnh giá cao xếp cả dãy dài. Cơn sốt lan đột biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn vì rất nhiều người lao vào đầu tư, mua bán. Có những đối tượng đánh bóng, tạo cơn sốt trên thị trường bằng cách đưa vài trường hợp giàu nhờ đầu tư mua đi bán lại lan đột biến mà kiếm lời tiền tỷ trong nháy mắt để kích thích vào lòng tham, mong muốn đổi đời một cách siêu tốc, bất chấp rủi ro.

Trên sàn chứng khoán, cơn sốt lan đột biến dường như được tái hiện lại trong làn sóng tăng trưởng chung của thị trường. 9 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với việc giãn cách xã hội gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, điều đáng chú ý là trên 2 sàn HOSE và HNX (không kể UPCoM), có đến 140 mã cổ phiếu tăng giá bằng lần - hơn gần gấp đôi so với 78 cổ phiếu năm 2020.

Nhiều cổ phiếu hay nhóm ngành tăng vượt bậc bởi những lý do chính đáng. Trước diễn biến leo thang của giá hàng hóa, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành hóa chất và thép cũng tăng cao. Ngoài ra, nhóm chứng khoán cũng có nhiều cổ phiếu tăng giá bằng lần. Cổ phiếu thuộc nhóm ngành cảng biển và vận tải biển nhờ hưởng lợi từ nhu cầu hàng hóa tăng vọt trong lúc chuỗi cung ứng toàn cầu sụp đổ dưới sức nặng của đại dịch Covid-19 khiến giá vận chuyển lên cao hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, có không ít cổ phiếu tăng mạnh bất chấp tình hình hoạt động èo uột hay triển vọng chưa rõ ràng. Gần đây nhất là nhóm cổ phiếu họ Louis nổi lên nhờ hiệu ứng M&A kéo giá cổ phiếu tăng trần liên tục. Thật không quá khi nói rằng nhóm cổ phiếu Louis như những “nhánh lan đột biến” trên sàn chứng khoán.

Và giống như nhiều người bỏ tiền tỷ để mua những nhánh lan đột biến, không ít nhà đầu tư rót tiền để gom vào những cổ phiếu đột biến trên sàn. Hậu quả chỉ thấm thía khi họ nhìn số cổ phiếu đó giảm sàn liên tục mà không thể thoát ra. Chỉ trong khoảng 2 tuần hơn, cổ đông của TGG (Louis Capital), BII (Louis Land)… phải ngậm ngùi nhìn cổ phiếu giảm mạnh 40 - 60% từ đỉnh. Các mã khác trong nhóm Louis và có liên quan như AGM, APG, SMT, DDV, TDH cũng chung cảnh giảm sâu.

Cơn sốt lan đột biến hay cổ phiếu nóng trên sàn chứng khoán gợi cho ta nhớ về câu chuyện ngụ ngôn của giới tài chính: Bong bóng hoa Tuy líp. Vào thế kỷ 17, giá trị tự có của củ hoa Tuy líp được đẩy lên càng cao khi nó gắn liền với sự "quyền quý" và đặc biệt là "hiếm". Hoa Tuy líp của thế kỉ 17 được định giá chủ yếu dựa vào cảm quan cá nhân của người mua và bán. Và câu chuyện hiện tại cũng không mấy khác biệt, niềm tin mơ hồ vào giá trị của nhánh lan đột biến hay giá trị doanh nghiệp sau cuộc cải tổ của nhóm cổ đông mới là nhân tố đẩy giá lên cao.

Theo Chuyên gia tài chính Nguyễn Hồng Điệp, trào lưu chạy theo các cổ phiếu nóng có nền tảng không chắc chắn rất dễ tàn cuộc. Bởi vậy, nhà đầu tư cần phải thận trọng, không nên theo đuổi các câu chuyện ảo, các cổ phiếu không chất lượng mà chỉ theo “game” hô hào, các room phím hàng, mọi người tung hứng nhau để cùng mua.

Lời của vị chuyên gia trên hoàn toàn đúng và có lẽ ai cũng hiểu được rằng, việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp không có nội tại là rất rủi ro. Tuy nhiên, giai đoạn 2020 - 2021, giữa bối cảnh đại dịch bùng phát, làn sóng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường xuất hiện và họ nhanh chóng lãi lớn. Những “tay chơi” mới chỉ biết đến chiến thắng. Họ tiếp tục lao vào những cổ phiếu nóng với sự tự tin mình sẽ thông minh hơn thị trường, rút ra trước khi cuộc chơi kết thúc.

Một chiều cuối thu, Chủ tịch của Louis Holdings, đơn vị liên quan tới hàng loạt cổ phiếu họ Louis, đăng tâm thư chia sẻ và quyết định đóng cửa nhóm cổ đông trên mạng xã hội.

Trước đó, khi giá cổ phiếu còn đang tăng, nhóm này rất sôi động với những bài viết về niềm tin vào doanh nghiệp mà Chủ tịch đang đầu tư vào. Rồi khi cổ phiếu liên tục giảm sàn, khắp group cũng vẫn là những bài viết về niềm tin nhưng lại hòng kêu gọi các cổ đông khác đừng đặt lệnh bán. Giờ đây, vị Chủ tịch mà họ hằng tin tưởng tuyên bố đóng group, những cổ đông đang đu đỉnh sẽ về đâu? Hay họ sẽ tiếp tục bám vào niềm tin ở “nhánh lan đột biến” trên sàn chứng?

Yến Chi

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cụ ông 88 tuổi gầy dựng khối tài sản 14 triệu USD nhờ đầu tư chứng khoán

Trong một đất nước nổi tiếng với văn hóa tiết kiệm và sự e ngại đối với rủi ro tài chính, Shigeru Fujimoto nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý. Ở tuổi 88, người...

Khi nào Warren Buffett quyết định bán cổ phiếu?

Khi Warren Buffett, nhà đầu tư nổi tiếng với chiến lược mua và nắm giữ lâu dài, bán đi một cổ phiếu, điều này thường gửi đi tín hiệu tiêu cực về doanh nghiệp đó và...

Ở tuổi 35, tôi ước mình đã đầu tư sớm hơn

Với một số vốn tích lũy đáng kể, lựa chọn giữa gửi tiền tiết kiệm hay các kênh đầu tư khác là đắn đo của nhiều người.

Thị trường cổ phiếu bớt nguy cơ giảm, nhưng cũng thiếu động lực tăng

“Sao cổ phiếu chưa tăng?” là câu cửa miệng gần đây của nhiều người tham gia thị trường chứng khoán, khi rủi ro ám ảnh họ suốt năm qua là tỷ giá dường như đã được...

Đầu tư chứng khoán qua mùa nắng mưa thất thường

Triển vọng kinh tế chưa rõ ràng cũng như thiếu vắng các câu chuyện hỗ trợ, chứng khoán Việt Nam đi vào vùng lình xình.

Thế giới chưa bao giờ bình yên, thị trường chứng khoán cũng vậy

Những sự kiện xung đột địa chính trị có thể vẫn tiếp tục xảy ra, và thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục phản ứng, nhưng cách chúng ta ứng xử với những sự kiện này sẽ...

Cú sụt giá cổ phiếu đầu tháng 8 chỉ là trò chơi tâm lý

Chỉ mới đây thôi, ta còn nghe về nguy cơ u ám và những mốc dự báo thị giá ngày càng thấp của cổ phiếu, nhưng giờ đây mọi thứ đã đi lên trở lại. Có phải triển vọng...

Những chỉ báo kinh tế kỳ lạ trong thời kỳ suy thoái

Khi nền kinh tế đối mặt với nguy cơ suy thoái, việc dựa vào các chỉ báo kinh tế truyền thống như GDP, lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp có thể trở nên phức tạp. Các...

Lầm to khi nghĩ thị trường cổ phiếu đang biến động hơn bao giờ hết

Những phiên trồi sụt hàng chục điểm của VN-Index có lẽ khiến người tham gia thị trường nghĩ chứng khoán đang quá biến động. Nhưng, sự thực là thị trường chỉ biến...

Dự báo dựa trên số liệu và câu chuyện tương lai

Mọi dự báo đều lấy một con số từ hôm nay và nhân nó với một câu chuyện về ngày mai.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98