YEG, HNG, CAG và DL1 là 4 cổ phiếu giảm sâu nhất từ đầu năm

19/10/2021 09:00
19-10-2021 09:00:00+07:00

YEG, HNG, CAG và DL1 là 4 cổ phiếu giảm sâu nhất từ đầu năm

Những mã cổ phiếu này đã giảm hơn 50% giá trị trong 9 tháng đầu năm, mặc dù thị trường chung vẫn tích cực (VN-Index tăng 22.28% và HNX-Index tăng 81.44% so với cuối năm 2020).

Sàn HOSEYEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 (giảm gần 67% trong 9 tháng đầu năm) và HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (giảm hơn 50%), sàn HNXCAG của CTCP Cảng An Giang (giảm gần 68%) và DL1 của CTCP Tập đoàn Alpha Seven (giảm hơn 65%).

YEGHNG bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đưa vào danh sách cắt margin trong quý 4/2021. Nguyên nhân do YEG tiếp tục bị duy trì trong diện kiểm soát vì chưa cải thiện được tình hình thua lỗ trong nửa đầu năm 2021, trong khi HNG tiếp tục diện cảnh báo. HOSE sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với 2 cổ phiếu này sau khi có BCTC hợp nhất kiểm toán 2021.

YEG: Từng là cổ phiếu thị giá cao nhất sàn

Ngày 05/04/2021, HOSE chuyển cổ phiếu YEG từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do 2 năm liên tiếp 2019 và 2020 lỗ ròng lần lượt 385 tỷ đồng và 182 tỷ đồng. Ngày 20/09, HOSE nhận được BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2021 của YEG với kết quả tiếp tục lỗ ròng 197 tỷ đồng. YEG cho biết kết quả lỗ nặng do các mảng kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở mảng thương mại đa kênh (bán lẻ), từ sự ảnh hưởng nặng nề của hai đợt dịch trong nửa đầu năm. Tính đến 30/06/2021, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 69 tỷ đồng.

Từng là một trong những cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam với mức đỉnh 343,000 đồng/cp (28/06/2018), cổ phiếu của Yeah1, doanh nghiệp với 2 mảng kinh doanh chính truyền thông kỹ thuật số và truyền thông thương mại đa kênh, liên tục đi xuống sau sự cố với YouTube đầu năm 2019. Theo đó, YouTube đã cắt đứt thỏa thuận lưu trữ nội dung khiến kết quả kinh doanh của Yeah 1 liên tục lao dốc và báo lỗ 2 năm liên tiếp 2019 và 2020.

Diễn biến giá cổ phiếu YEG kể từ khi niêm yết

HNG vẫn chưa khởi sắc sau hơn 3 năm về tay Thaco

Thương vụ tỷ phú Trần Bá Dương (Chủ tịch Thaco) đầu tư vào HNG năm 2018 gây không ít xôn xao. Rất nhiều kỳ vọng vào tương lai của HNG khi về tay Thaco. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm, kết quả kinh doanh của HNG vẫn chưa có gì khởi sắc như mong đợi, thậm chí "vết rạn" gần đây trong mối duyên giữa bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức) và tỷ phú Trần Bá Dương càng khiến tương lai HNG thêm mờ mịt.

Theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2021, HNG lỗ ròng 122.29 tỷ đồng và lỗ sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2021 là 2,428.4 tỷ đồng. Trước đó, Công ty lỗ ròng liên tiếp 2 năm 2018 (659 tỷ đồng) và 2019 (2,426 tỷ đồng), năm 2020 có lãi ròng trở lại gần 21 tỷ đồng. HOSE chuyển cổ phiếu HNG từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo từ ngày 07/09/2020 do Công ty có lãi ròng 11.09 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 và lỗ sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2020 là 2,312.96 tỷ đồng.

Hiện nay, mặc dù nợ phải trả nhỏ hơn tổng tài sản nhưng nợ ngắn hạn (10,274 tỷ đồng) vẫn cao hơn tài sản ngắn hạn (9,959 tỷ đồng) và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 789 tỷ đồng, cho thấy tình hình tài chính của Công ty vẫn còn khó khăn.

Kể từ khi niêm yết, mức giá cao nhất HNG từng đạt được là 33,500 đồng/cp (20/07/2015).

Diễn biến giá cổ phiếu HNG kể từ khi niêm yết

CAG: Cú lao dốc khó hiểu vào đầu năm

CAG vẫn có lãi ròng 3 năm gần đây, thậm chí còn tăng trưởng nhẹ. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, CAG chỉ ghi nhận lãi ròng 457 triệu đồng, giảm 85% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 29 triệu đồng.

Cổ phiếu CAG từng có lúc leo dốc lên đến 116,000 đồng/cp (02/01/2019). Cổ phiếu CAG gần như không có thanh khoản trong năm 2020 nhưng sang đầu năm 2021, giá cổ phiếu bỗng tụt dốc không phanh sau những phiên sàn liên tiếp. Kết quả là giá cổ phiếu CAG mất gần 68% kể từ đầu năm.

Diễn biến giá cổ phiếu CAG kể từ khi niêm yết

DL1: Đổi tên liệu có đổi vận?

CTCP Tập đoàn Alpha Seven (HNX: DL1) là tên mới xuất hiện khoảng hơn 3 tháng nay. Đây cũng là lần thứ 2 Công ty đổi tên kể từ khi thành lập.

Tiền thân là Chi nhánh Bến xe Liên tỉnh Đức Long Gia Lai thuộc Xí nghiệp Tư doanh Đức Long Gia Lai, CTCP Đầu tư Phát triển Dịch vụ Công trình Công cộng Đức Long Gia Lai chính thức được thành lập vào cuối năm 2007 và đưa cổ phiếu DL1 lên niêm yết sàn HNX từ ngày 10/03/2010. Đến ngày 12/08/2020, Công ty đổi tên thành CTCP Tập đoàn Năng lượng Tái tạo Việt Nam nhưng tên này chỉ tồn tại khoảng 1 năm. Tháng 7/2021, Công ty lần nữa đổi tên thành CTCP Tập đoàn Alpha Seven như hiện nay.

Trong 3 năm gần đây nhất và 6 tháng đầu năm 2021, Công ty vẫn có lãi ròng. Tuy nhiên, Công ty đang gặp khó khăn tài chính khi cuối quý 2/2021, nợ ngắn hạn (245 tỷ đồng) gấp 2.6 lần tài sản ngắn hạn (96 tỷ đồng).

Chín tháng đầu năm 2021, cổ phiếu DL1 đã mất 65% giá trị. Giá cổ phiếu DL1 từng có lúc lên đến 70,000 đồng/cp vào cuối năm 2017, gấp gần 7 lần mức giá hiện nay. Việc dính vào “vết đen” bị thao túng giá khiến giới đầu tư dần ngoảnh mặt với DL1.

Diễn biến giá cổ phiếu DL1 kể từ khi niêm yết

Chỉ số P/E và nhà đầu tư

Có nhiều yếu tố khiến giá cổ phiếu lao dốc mạnh một khi gặp sự cố, một trong những yếu tố đó là chỉ số P/E quá cao.

Thông thường, nhà đầu tư chỉ nên mua những cổ phiếu có chỉ số P/E dương và thấp hơn P/E chung của thị trường (dưới 20 lần tại thị trường Việt Nam).

Nhìn lại P/E của các cổ phiếu nói trên, chỉ số này có lúc lên đến vài chục, thậm chí vài trăm lần.

Gia Nghi

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98