Bệnh viện cũng “đổ bệnh” mùa Covid-19

19/11/2021 13:00
19-11-2021 13:00:00+07:00

Bệnh viện cũng “đổ bệnh” mùa Covid-19

Khám chữa bệnh là nhu cầu thiết yếu của người dân, dù vậy, dưới tác động tiêu cực chưa từng có của đại dịch Covid-19 do biến chủng Delta gây ra, hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện cũng trở nên tê liệt.

Một số bệnh viện công khai kết quả kinh doanh quý 3/2021 khác biệt khi có nơi lãi lớn, có nơi thua lỗ nặng nhưng có điểm chung là hoạt động đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Bệnh viện đầu tiên niêm yết trên sàn lãi hơn 60 tỷ đồng

CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HOSE: TNH) có lợi nhuận gộp tăng 74%, đạt hơn 76 tỷ đồng là do doanh thu thuần (124 tỷ đồng) tăng 40% trong khi giá vốn (48 tỷ đồng) chỉ tăng 6%. Đây là bệnh viện đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán từ đầu năm 2021.

TNH cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng Bệnh viện đã đi vào hoạt động ổn định, nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân đến khám bệnh nên doanh thu tăng mạnh, đồng thời Bệnh viện cũng tiết kiệm chi phí dẫn đến giá vốn tăng nhẹ giúp biên lãi gộp cải thiện từ 50% lên 62%.

Trong kỳ, chi phí lãi vay của TNH tăng 55%, lên hơn 10 tỷ đồng chủ yếu là do TNH đã vay để mở rộng việc xây dựng bệnh viện.

Với lợi nhuận gộp tăng mạnh nên mặc dù chi phí lãi vay tăng đáng kể, lãi ròng của TNH vẫn tăng 80% so với cùng kỳ, lên hơn 60 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, TNH mang về gần 308 tỷ đồng doanh thu thuần và 110 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 32% và 37% so cùng kỳ.

Năm 2021, TNH đặt mục tiêu doanh thu đạt 420 tỷ đồng, tăng 25% và lợi nhuận sau thuế dự kiến mang về 139 tỷ đồng, tăng 28%. Kế hoạch tăng trưởng năm nay của Bệnh viện đến từ: Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao của nhân dân tại tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Như vậy, sau 9 tháng, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã thực hiện được 73% chỉ tiêu doanh thu và 79% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Bệnh viện Tim lần đầu thua lỗ

Quý 3/2021, CTCP Bệnh viện Tim Tâm Đức (UPCoM: TTD) đánh dấu mốc lần đầu tiên lỗ sau 4 năm lên UPCoM.

Nguồn: VietstockFinance

Theo giải trình của Bệnh viện tim Tâm Đức, hoạt động kinh doanh quý 3/2021 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến doanh thu thuần giảm 63% so với cùng kỳ năm trước, còn gần 54 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm doanh thu thấp hơn giá vốn nên Bệnh viện lỗ gộp 2 tỷ đồng.

Trong khi đó, dù Bệnh viện cắt giảm lương nhân viên nhưng vẫn không đủ bù đắp các chi phí khác, do những chi phí cố định rất cao, không giảm mà còn phát sinh thêm chi phí cho các phương tiện phòng hộ, khử khuẩn chống dịch.

Do vậy, Bệnh viện Tim Tâm Đức đành chịu lỗ ròng gần 13 tỷ đồng trong quý 3, trong khi cùng kỳ lãi ròng gần 16 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên, Bệnh viện kinh doanh thua lỗ kể từ khi đăng ký giao dịch UPCoM (06/02/2017).

Với lỗ ròng trong quý 3, lợi nhuận ròng 9 tháng đầu năm của Bệnh viện Tim bị kéo lùi 86% so cùng kỳ, còn gần 5 tỷ đồng, với doanh thu thuần giảm 22%, còn 309 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra cả năm 2021, Bệnh viện đã thực hiện được 56% chỉ tiêu doanh thu và hơn 11% mục tiêu lợi nhuận sau thuế qua 9 tháng.

Bệnh viện liên quan bầu Hiển chìm trong thua lỗ

Tính luôn quý 3 năm nay, CTCP Bệnh viện Giao thông Vận tải (OTC: BenhVienGiaoThong) đã có 20 quý liên tiếp kinh doanh thua lỗ, nâng lỗ lũy kế lên gần 188 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Trong quý 3, doanh thu thuần của Bệnh viện giảm 36% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 24 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu cung cấp dịch vụ y tế giảm 37% còn gần 23 tỷ đồng.

Mặc dù giá vốn dịch vụ y tế giảm 25% nhưng vẫn cao hơn doanh thu nên Bệnh viện lỗ gộp gần 7 tỷ đồng.

Tính thêm chi phí quản lý hơn 5 tỷ đồng, Bệnh viện tăng lỗ ròng lên hơn 11 tỷ đồng, so với mức lỗ gần 9 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Với quý 3 thua lỗ, Bệnh viện này đã có 20 quý lỗ liên tiếp kể từ quý 3/2016.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Bệnh viện lỗ ròng gần 35 tỷ đồng khi 3 quý đầu năm liên tiếp lỗ. Vì vậy, lỗ lũy kế của Bệnh viện tại ngày 30/09/2021 lên gần 188 tỷ đồng.

Được biết, Bệnh viện Giao thông Vận tải từng thuộc sở hữu của Tập đoàn T&T, doanh nghiệp của ông bầu bóng đá nổi tiếng Đỗ Quang Hiển. Năm 2015, T&T tham gia đầu tư khi đơn vị cổ phần hóa, nắm quyền chi phối với hơn 51% cổ phần.

Tuy nhiên, sau đó cổ đông Nhà nước xác định lại giá trị vốn tại thời điểm chuyển đổi bệnh viện sang công ty cổ phần. T&T mất quyền kiểm soát Bệnh viện Giao thông Vận tải khi tỷ lệ sở hữu bị giảm từ 51% xuống còn 22% dù số lượng cổ phiếu nắm giữ không đổi. Bệnh viện lại trở về thuộc sở hữu công khi vốn Nhà nước chiếm tới 71%.

Phía T&T đã có văn bản nêu ý kiến muốn thoái toàn bộ vốn đầu tư vì tỷ lệ sở hữu 22% không đủ để tập đoàn phát triển bệnh viện, trái với lộ trình ban đầu đã được nắm quyền chi phối. Tuy nhiên, hiện tại T&T vẫn chưa thể rút chân khỏi bệnh viện này.

Bệnh viện liên quan con gái ông Trầm Bê lỗ nặng

Kết thúc quý 3, CTCP Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An (TrieuAn) ghi nhận doanh thu khám chữa bệnh hơn 36 tỷ đồng, giảm đến 70% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: VietstockFinance

Trong khi đó, giá vốn khám, chữa bệnh trong kỳ của Bệnh viện Triều An giảm chậm hơn doanh thu, với mức giảm 54% so với cùng kỳ, còn hơn 50 tỷ đồng khiến Bệnh viện lỗ gộp từ khám chữa bệnh hơn 14 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi chi phí quản lý, Bệnh viện ghi nhận lỗ ròng hơn 22 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi ròng gần 3 tỷ đồng.

Về cơ cấu cổ đông của Bệnh viện Triều An, tính đến ngày 30/09/2021, bà Dương Thị Đẹt vẫn là người nắm giữ lớn nhất với 38.27% vốn. Trong khi, ông Trầm Bê không còn sở hữu cổ phần của Bệnh viện mà con gái ông là bà Trầm Thuyết Kiều vẫn đang nắm giữ 21.42% vốn điều lệ.

Có thể thấy, biến thể Delta đã làm dịch Covid-19 bùng phát mạnh với tốc độ lây nhiễm cao gấp nhiều lần so với các biến chủng khác trước đó, khiến nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận tăng trưởng âm kể từ khi công bố số liệu quý.

Để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta, TP.HCM và các tỉnh phía Nam phải thực hiện thắt chặt giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”. Chính vì vậy, việc kinh doanh của bệnh viện cũng bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế đi lại của người dân đã làm doanh thu khám chữa bệnh sụt giảm, không đủ bù đắp cho các chi phí phát sinh.

Khang Di

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn Hanaka bị phạt gần 100 triệu đồng vì loạt vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn Hanaka...

Chủ đầu tư The Global City lãi hơn 4,400 tỷ đồng trong nửa đầu năm

Sau khi thua lỗ trong năm 2023, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) bất ngờ báo lãi khủng trong nửa đầu năm 2024 với gần 4,421 tỷ đồng lãi sau thuế.

Doanh nghiệp bất động sản đầu tiên báo lãi quý 3 tăng bằng lần

CTCP Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, HOSE: SGR) vừa công bố BCTC quý 3/2024 với doanh thu thuần gần 58 tỷ đồng, gấp 3.2 lần cùng kỳ; lãi ròng hơn 42 tỷ đồng...

Gỗ Trường Thành bị phong tỏa tài khoản ngân hàng

Ngày 08/10, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) có văn bản nhắc nhở CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) về việc chậm công bố thông tin tài khoản...

Công ty con của KBC hợp tác cùng Trump Organization xây tổ hợp sân golf 1.5 tỷ USD tại Hưng Yên

Ngày 25/09/2024 tại New York (Mỹ), đại diện UBND tỉnh Hưng Yên đã ký kết Biên bản ghi nhớ với các đơn vị để xây dựng tổ hợp khu đô thị sân golf với vốn đầu tư 1.5...

Chứng khoán VIX: Kết quả quý 3 tăng trưởng hơn 70% so với cùng kỳ, đặt niềm tin vào quý 4

Một trong những công ty chứng khoán đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 cho thấy mức tăng trưởng hơn 70%, trong bối cảnh thị trường chứng khoán không...

Lãi trước thuế CT6 giảm mạnh 75% sau 9 tháng

HĐQT CTCP Công trình 6 (UPCoM: CT6) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với doanh thu 87 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ và lợi nhuận...

Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ đô vào một doanh nghiệp Việt

“Trong 17 năm qua, Masan Group (MSN) đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ đô. Masan tự hào là các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan...

MBS đứt chuỗi tăng lợi nhuận 6 quý liên tiếp

CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính mở màn cho mùa báo cáo tài chính quý 3 của nhóm công ty chứng khoán.

Nam Long dùng thêm cổ phần Waterpoint để đảm bảo trái phiếu, hé lộ giá trị dự án tăng đáng kể

HĐQT Nam Long vừa phê duyệt việc bổ sung tài sản bảo đảm cho khoản trái phiếu của CTCP Đầu tư Nam Long với Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC). Đây là lô trái phiếu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98