Giá dầu tăng khi OPEC+ duy trì chính sách tăng nguồn cung trong tháng 1

03/12/2021 07:37
03-12-2021 07:37:32+07:00

Giá dầu tăng khi OPEC+ duy trì chính sách tăng nguồn cung trong tháng 1

Trong ngày thứ Năm, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia không trực thuộc OPEC, được biết đến với tên gọi OPEC+, quyết định sẽ tiếp tục kế hoạch bổ sung nguồn cung thêm 400,000 thùng/ngày trong tháng 1/2022 theo thỏa thuận trước đó.

 

Tuy nhiên, liên minh này cũng cho biết trong một báo cáo rằng “vẫn còn các phiên họp khác”, đồng nghĩa họ vẫn có thể “có những điều chỉnh tức thì” nếu như điều kiện thị trường hiện tại có sự biến đổi.

Trong cuộc họp được nhiều người mong đợi này, liên minh năng lượng đã họp trực tuyến để quyết định liệu có nên tiếp tục kế hoạch bổ sung nguồn cung vào thị trường hay hạn chế nguồn cung do quan ngại về biến chủng Covid-19 Omicron. Những vấn đề khác của cuộc họp bao gồm việc mở kho dự trữ chiến lược do Mỹ dẫn dắt và khả năng Iran tái gia nhập thị trường dầu mỏ.

Giá dầu lấy lại những gì đã mất trước đó và ghi nhận đà tăng, theo đó một số người tin rằng giá thị trường đã đi trước kết quả cuộc họp.

Hợp đồng dầu Brent tăng 2.31%, tương đương 1.59 USD, kết thúc ngày giao dịch tại 70.46 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI tiến 2.75%, tương đương 1.8 USD, lên 67.37 USD/thùng.

Đại đa số các nhà phân tích năng lượng đều dự đoán OPEC+ sẽ bám sát kế hoạch nâng nguồn cung hàng tháng thêm 400,000 thùng/ngày. Tuy nhiên, một số người nghi ngại liệu tổ chức này có lý do dừng lại để đánh giá thị trường sau một giai đoạn giá dầu có nhiều biến động hay không.

“Chúng tôi nghĩ OPEC+ nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà bổ sung nguồn cung”, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Kpler Alex Booth, trao đổi với “Squawk Box Europe” của CNBC vào ngày thứ Năm.

“Đừng quên rằng chúng ta đang trao đổi về việc tăng nguồn cung trong tháng 1, quyết định cho tháng 12 về cơ bản đã ngã ngũ”.

Hợp đồng dầu Brent đã rớt thảm hại hơn 10 USD kể từ thứ Năm tuần trước khi biến chủng Omicron xuất hiện rộng rãi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cần vài tuần mới nghiên cứu ra biến chủng này sẽ ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, điều trị và vắc-xin như thế nào.

OPEC+ có một thỏa thuận là bổ sung nguồn cung toàn cầu hàng tháng thêm 400,000 thùng khi tổ chức này dần dần đảo ngược tình trạng cắt giảm nguồn cung kỷ lục lên đến 10 triệu thùng/ngày trong năm ngoái.

Ả-rập Xê-út, trụ cột của OPEC, từng nói sơ qua nhiều khả năng nhóm vẫn duy trì chính sách này, trong khi Nga, quốc gia không trực thuộc OPEC, phát biểu vào đầu tuần rằng không cần thiết phải hành động gấp trong tình trạng thị trường hiện tại.

Áp lực tăng nguồn cung

Cuộc họp OPEC+ diễn ra khi căng thẳng leo thang liên quan đến việc giá dầu tăng cao giữa Mỹ và các đồng minh tại vùng vịnh, đáng chú ý nhất là Ả-rập Xê-út.

Ngày 23/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh đã nhất trí xả kho dự trữ nhằm xoa dịu thị trường.

Theo kế hoạch, Mỹ phải bổ sung 50 triệu thùng từ Quỹ dự trữ Dầu mỏ Chiến lược. Trong số đó, 32 triệu thùng sẽ được giao dịch trong vòng vài tháng tới, còn 18 triệu thùng đã được chấp thuận cho bán.

Hành động này được thúc đẩy sau khi OPEC+ liên lục phớt lờ áp lực tăng cung dầu thô để ổn định giá năng lượng từ Mỹ.

Ông Booth nói quyết định nâng cung dầu trong tháng tới sẽ giúp OPEC+ lấy lòng những nước như Trung Quốc và Ấn Độ, “và điều này chắc chắn không gây hại cho mối quan hệ với Mỹ”.

Trong nội bộ liên minh năng lượng cũng có áp lực duy trì gia tăng sản lượng. “Như đã biết, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất luôn kiên quyết tiếp tục tối đa hóa lợi nhuận từ những gì họ đã đầu tư nào giờ và Nga thì cũng kiên quyết tiếp tục sản xuất thêm dầu”, ông Booth cho hay.

Ngày thứ Năm, Rohan Reddy, Nhà phân tích của Global X, phát biểu trên “Street Signs Europe” của CNBC rằng cuộc họp ngày thứ Năm nhiều khả năng sẽ quyết định tiếp tục duy trì chính sách nguồn cung.

“Tôi nghĩ rằng biến chủng Delta là một ví dụ thích hợp để chúng ta thấy được diễn biến của thị trường”, ông nói thêm. “Do đó, nếu như Omicron và những biến chủng khác thực sự có tác động, bạn sẽ thấy giá giảm về vùng quanh mốc 65 USD hoặc thậm chí là rớt xuống vùng 50 USD nếu tình hình trở nên tệ hơn nữa”.

“Nhưng tôi nghĩ nhiều khả năng là tình hình sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Các chương trình vắc-xin đang được triển khai tương đối hiệu quả, do đó bạn có thể chứng kiến giá tăng lên vùng 75-80 USD trong quý đầu tiên của năm sau. Và tôi nghĩ có lẽ sau đó nền kinh tế sẽ thực sự phục hồi”.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu tăng hơn 1% sau dữ liệu kinh tế gây thất vọng của Mỹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng vào ngày thứ Năm (25/04), khi thị trường cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế Mỹ gây thất vọng và nguy cơ địa chính trị từ cuộc xâm...

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều ngày 25/4

Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 310 đồng, còn xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 10 lần tăng và 7...

Dầu WTI rớt mốc 83 USD/thùng

Giá dầu WTI dao động dưới mức 83 USD/thùng vào ngày thứ Tư (24/04), giảm nhẹ sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98