Ùn tắc nông sản biên giới: Thị trường Trung Quốc đã không còn dễ tính?

23/12/2021 11:36
23-12-2021 11:36:00+07:00

Ùn tắc nông sản biên giới: Thị trường Trung Quốc đã không còn dễ tính?

Chuyên gia cho rằng đã đến lúc chúng ta cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc, bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua đường bộ.

Trước thực tế hơn 5.000 xe container hàng hoá chủ yếu là nông sản tắc nghẽn tại biên giới phía Bắc chờ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico, với kinh nghiệm từng giao thương với các thương lái Trung Quốc, bà cho rằng Trung Quốc họ cũng không hề thích việc nhập khẩu theo đường tiểu ngạch như hiện nay.

Hơn 5.000 xe container hàng hoá chủ yếu là nông sản tắc nghẽn tại biên giới phía Bắc chờ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: NNVN

Nguy cơ đã được cảnh báo

“Họ mong muốn cách làm chuyên nghiệp hơn từ phía chúng ta nên không thể đổ lỗi hoàn toàn phía nước bạn”, Chủ tịch Cty Bagico nhấn mạnh.

Không chỉ ùn tắc hàng nông sản biên giới Trung Quốc do các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Trước đó, những tiêu chuẩn siết chặt của hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này đều đã được đưa ra, cảnh báo "sở thích" của thị trường này đã thay đổi. Trong đó, đáng lưu ý, từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc chính thức áp dụng Lệnh 248 (Quy định Đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm) và Lệnh 249 (Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu).

Theo đó, toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc và cơ quan này cũng yêu cầu các mặt hàng thực phẩm, trong đó có nông sản, nhập khẩu vào nước này sẽ phải đáp ứng quy định mới về đăng ký, kiểm tra và dán nhãn.

Cuối tháng 10 vừa qua, các quan chức ngoại giao từ nhiều nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sỹ đã gửi thư cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Nghê Nhạc Phong bày tỏ quan ngại và phản đối quy định này.

Họ yêu cầu Trung Quốc trì hoãn áp dụng biện pháp trên trong ít nhất 18 tháng để tránh gây thêm gián đoạn cho chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang rất căng thẳng do tác động của đại dịch Covid-19. Các nhà ngoại giao này cho rằng Trung Quốc không đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về cách thực hiện quy định mới.

Họ lo ngại nguy cơ hàng hóa bị ùn ứ, đình trệ vào phút chót, làm trầm trọng hơn tình trạng tắc nghẽn nguồn cung hàng hóa toàn cầu. Và quả thực những lo ngại này đã thành thực tiễn ùn tắc nghiêm trọng hiện nay. Đặc biệt, các quy định lại càng thêm phiền phức khi kèm theo các điều kiện mới của chính sách “zero COVID” của Trung Quốc.

Từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc chính thức áp dụng Lệnh 248 Quy định Đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm và Lệnh 249 Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu.

Đến lúc cần "vào thẳng"

Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu thực phẩm lớn thứ sáu trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng, các quy định trên là nỗ lực nhằm giám sát tốt hơn lượng lớn thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc, đồng thời đặt trách nhiệm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà sản xuất, thay vì cơ quan quản lý nước này.

Trung Quốc đã cố gắng áp dụng các quy định kiểm soát thực phẩm nhập khẩu này từ nhiều năm qua. Do đó, TS Đặng Kim Sơn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn khẳng định, đã đến lúc chúng ta cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc, bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua trung gian, đường bộ như thế này nữa.

"Trước đây thường chỉ xảy ra ùn tắc với thanh long, dưa hấu, hoặc chuối, nhưng giờ thì tất cả các mặt hàng đều không qua được biên giới. Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, họ không chỉ đưa ra lý do chống dịch COVID mà đã cấm nhập khẩu tiểu ngạch. Họ không còn là thị trường dễ tính như trước nữa, cho thấy chúng ta cần nâng cao năng lực chuỗi kết nối tiêu thụ nông sản", TS Đặng Kim Sơn phân tích.

TS Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, từ vấn đề này, chúng ta phải điều chỉnh lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, thay đổi tư duy win-win, tức là cùng có lợi.

"Hiện, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều về chính sách tiêu thụ nông sản, không chỉ xuất khẩu tiểu ngạch, mà còn xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu qua đường biển… Chúng ta cần nhận diện rõ vấn đề này và thay đổi, nếu không thay đổi thì tình trạng nông sản ùn ứ sẽ còn tiếp diễn", ông Tiến cảnh báo

Thy Hằng

Diễn Đàn Doanh Nghiệp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật cán bộ

Sáng ngày 10/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11, khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện một số nội...

Nhà đầu tư Đan Mạch đăng ký dự án may mặc gần 1.3 ngàn tỷ tại Bình Định

Dự án sản xuất, gia công quần áo của nhà đầu tư Đan Mạch có vốn đầu tư gần 1.3 ngàn tỷ đồng tại khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định, huyện Vân Canh.

Nhà đầu tư Đan Mạch rót 52 triệu USD xây nhà máy dệt may ở Bình Định

Công ty có trụ sở tại Đan Mạch đầu tư 52 triệu USD làm nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất...

Gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng, cựu thứ trưởng Bộ Công Thương sắp hầu toà

Bị cáo buộc cùng đồng phạm gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỉ đồng, cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chuẩn bị hầu toà.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về chính sách thuế của Mỹ

Việt Nam cho rằng ASEAN cần đoàn kết, bình tĩnh, bản lĩnh trong hợp tác với Mỹ; ưu tiên thúc đẩy hợp tác với các đối tác ngoại khối nói chung cũng như Mỹ nói riêng.

Ông Trump hoãn áp thuế, 3h sáng khách Mỹ gọi gấp doanh nghiệp Việt

'3h sáng nay, tôi nhận được điện thoại từ các đối tác Mỹ báo tin Tổng thống Donald Trump quyết định tạm hoãn thuế nhập khẩu đối ứng 90 ngày. Họ yêu cầu khôi phục...

TP HCM đã chuẩn bị kịch bản "tệ nhất" khi Mỹ giữ nguyên mức thuế đối ứng 46%

Nhận định khả năng Mỹ đưa về thuế đối ứng 0% rất khó nên chắc chắn doanh nghiệp, người lao động sẽ bị tác động bởi thuế quan mới của Mỹ.

Bị Mỹ áp thuế 46%, doanh nghiệp Việt tức tốc tìm đối tác mới, sang cả Trung Đông

Ứng phó với việc Mỹ muốn áp thuế 46% hàng hoá Việt Nam, các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng quy mô 11 tỷ USD không ngồi im, đẩy mạnh đàm phán và toả đi khắp các...

Sự khác nhau giữa xuất xứ hàng hóa và khái niệm “Made in Viet Nam”

Một lô hàng quần áo gắn nhãn “Made in Viet Nam” chưa chắc đã có chứng nhận xuất xứ của Việt Nam và ngược lại, một lô hàng quần áo có C/O của Việt Nam nhưng có thể...

Dự án Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2: Nhà thầu mang tiền tạm ứng gửi tiết kiệm

Ban Y tế trọng điểm đã tạm ứng cho Công ty CP Hồng Hà (gói thầu XDVĐ-01) số tiền hơn 185 tỷ đồng. Nhưng sau đó công ty này sử dụng sai mục đích 145 tỷ đồng, mang...


Hotline: 0908 16 98 98