Cơn lốc mang tên 'bão giá' đe dọa sức chống chịu của nền kinh tế

15/03/2022 15:25
15-03-2022 15:25:00+07:00

Cơn lốc mang tên 'bão giá' đe dọa sức chống chịu của nền kinh tế

Cả thế giới phải đối mặt với áp lực lạm phát và nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn sẽ chịu tác động gián tiếp từ việc nhập khẩu hàng hóa và các yếu tố nguyên-nhiên vật liệu đầu vào.

Giá xăng, dầu trong nước liên tục điều chỉnh từ đầu năm 2022. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Xung đột giữa Nga và Ukraina kéo theo giá nhiên liệu leo thang đã tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát toàn cầu cũng như Việt Nam...

Áp lực "nhập khẩu lạm phát"

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đa phần các tổ chức quốc tế nhận định giá dầu có thể giữ mức cao từ 110-130 USD/thùng thậm chí có khả năng tăng lên trên 150 USD/thùng trong thời gian tới. Trong khi đó, mặt hàng xăng dầu trong nước hiện chịu áp lực lớn về nguồn cung và diễn biến thị trường thế giới.

Báo cáo gần đây của Ngân hàng HSBC đã chỉ ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và giá dầu tăng cao sẽ tác động rõ nét đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Cụ thể, nhập khẩu xăng dầu trong tháng Hai đã tăng gần hai lần mức trung bình một tháng của năm ngoái và xu hướng này có thể tiếp diễn (do Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm 2,4 triệu mét khối trong quý 2).

Cụ thể hơn, ông Nguyễn Xuân Định, Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính trao đổi diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraina rất khó lường trước, trong khi giá mặt hàng xăng dầu cũng như nguyên vật liệu khác đều tăng rất cao, dẫn đến toàn thế giới phải đối mặt với áp lực lạm phát. Hiện, lạm phát bình quân của các nước châu Âu trong hai tháng đầu năm đã vượt qua con số 5 %. Và, vấn đề này ảnh hưởng rõ nhất là khả năng Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu lạm phát."

Ông Định phân tích nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn do đó sẽ chịu tác động gián tiếp từ việc nhập khẩu hàng hóa và các yếu tố nguyên-nhiên vật liệu đầu vào. Điều này sẽ tác động rất lớn lên giá thành sản phẩm sản xuất giá trong nước.

Về định lượng, tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tính toán giá xăng dầu tăng 10 % sẽ tác động lên lạm phát chung 0,36 %. Thực tế, CPI bình quân hai tháng đầu năm tăng 1,68%, trong đó giá xăng dầu tăng 45% kể từ đầu năm và đóng góp 1,63 % vào CPI. Trong hai tuần đầu của tháng Ba, giá xăng dầu đã tăng đến 60% so với đầu năm đồng thời cho thấy áp lực lên lạm phát là rất cao.

Trên cơ sở đó, báo cáo của Bộ Tài chính đưa ra dự báo CPI tháng Ba khả năng vẫn ở mức cao do chịu tác động chủ yếu từ giá xăng dầu tăng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng khả năng kiềm chế lạm phát vẫn nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra từ đầu năm và CPI bình quân 3 tháng dự kiến trong ở khoảng 2-2,1%. Theo tính toán của Bộ Tài chính, giả định CPI các tháng còn lại của năm tăng đều với một tỷ lệ như nhau so với tháng trước, thì trong 9 tháng cuối năm, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,5% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%.

Chủ động đối phó

Nhận diện cơn lốc mang tên “bão giá” đang đe dọa sức chống chịu của nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chuẩn bị tất cả các kịch bản để tham mưu cho Chính phủ trong việc điều hành giá cả. Trong trường hợp mặt hàng xăng dầu có những biến động mạnh về giá, Bộ Tài chính sẽ có những giải pháp cụ thể để đảm bảo mặt hàng xăng dầu không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất-kinh doanh cũng như kiểm soát lạm phát.

“Bộ Tài chính cũng có những kế hoạch, phương án đối với các mặt hàng thiết yếu khác để đảm bảo giữ mặt bằng giá chung. Nếu trong thời gian tới, mặt hàng xăng dầu trên thế giới có những chiều hướng dịu đi, chắc chắn Chính phủ sẽ điều hành và đảm bảo được chỉ tiêu lạm phát đã được Quốc hội thông qua trong năm 2022,” Thứ trưởng cho biết.

Nhằm chủ động trong công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp triển triển khai một số giải pháp. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát, từ đó góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất-kinh doanh và đời sống nhân dân. Trong đó, việc điều hành chính sách duy trì kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành tiếp tục phối hợp theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược, từ đó đưa ra dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó để điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu, bình ổn giá phù hợp.

Mặt khác, các bộ, ngành cần chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra đối với từng mặt hàng để ổn định mặt bằng giá cả thị trường. Như, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật Giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.

Với các địa phương, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kê khai giá; niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá.

Để đảm bảo mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương phải có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý, trên cơ sở chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật Giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường./.

Hạnh Nguyễn

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hội nghị Trung ương 11: Cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào hai nhóm vấn đề chính

Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng ngày 10/4. Dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/4, Hội nghị cho ý kiến đối với 15 nội...

50 năm non sông liền một dải - Bài 3: Những ngày tái thiết thành phố

Sài Gòn những ngày tháng 4-1975 lịch sử, màu nắng hòa lẫn màu của thành thị phồn hoa. Ông Chín Đào trầm ngâm nhìn lên tấm hình cũ đã phai màu, rồi lại nhìn ra nhịp...

Kinh tế tư nhân: Yếu tố giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045

Theo Chuyên gia kinh tế của WB, phát triển kinh tế tư nhân là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm...

50 năm non sông liền một dải - Bài 2: Ngày đoàn tụ

Sau 50 năm, với Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hữu Thái, một trong những nhân chứng đặc biệt chứng kiến thời khắc đất nước thống nhất, những ký ức về không khí sáng...

Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng

Chiều 09/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại...

Thuế đối ứng 46% với Việt Nam chính thức có hiệu lực

Vào lúc 11h01 ngày 09/04 giờ Việt Nam, chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức có hiệu lực, trong đó bao gồm cả mức thuế 46% với Việt...

Đoàn đại biểu Việt Nam sắp gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến sẽ đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào lúc 16h ngày 09/04 (giờ Mỹ, tức 3h sáng ngày 10/04 giờ Việt Nam). Ngoài...

Cuộc chiến thuế quan và thế tựa bờ sông mà đánh

Mức thuế 46% Mỹ áp lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ gây áp lực lên thương mại, tỷ giá, và tâm lý thị trường tài chính trong nước, mà còn cảnh tỉnh về mô...

50 năm non sông liền một dải - Bài 1: Ngày về thống nhất

Bao thế hệ đi vào kháng chiến, triệu trái tim chung khát vọng hòa bình, nhưng mấy ai dám chắc ngày về sum họp, có biết đâu là trận đánh cuối cùng. Trong gang tấc...

Thủ tướng: Hội nhập không chỉ có thảm đỏ và hoa hồng mà còn rất nhiều khó khăn và chông gai

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, lơ là và cũng không bi quan, lo sợ trong bất cứ hoàn cảnh nào, bởi vì những khó khăn hiện nay vẫn chưa bằng những khó...


Hotline: 0908 16 98 98