Soi kết quả kinh doanh dòng cổ phiếu APEC

02/03/2022 09:30
02-03-2022 09:30:00+07:00

Dịch vụ

Soi kết quả kinh doanh dòng cổ phiếu APEC

Cổ phiếu họ APEC có một năm thăng hoa khi APS, IDJ, API đồng loạt tăng giá, có mã tăng tới gần 13 lần. Nhìn vào kết quả kinh doanh, có thể lý giải được động lực tăng trưởng của nhóm này.

Tổng lợi nhuận của 3 công ty trong Tập đoàn đạt gần 1,300 tỷ đồng, APEC chính thức bước vào câu lạc bộ 1,000 tỷ đồng

Năm 2021 được xem là năm thành công nhất trong lịch sử 15 năm phát triển của Tập đoàn APEC khi các công ty trụ cột đồng loạt tăng trưởng ấn tượng.

Mới đây, CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Trong đó, LNTT đạt 702.7 tỷ đồng, tăng gấp 11 lần năm 2020. Kết quả tăng trưởng thần tốc này có đóng góp lớn của mảng tự doanh với doanh thu 669 tỷ đồng, tăng mạnh 12.5 lần so với năm 2020. Với kết quả này, APS là một trong 6 công ty chứng khoán có lợi nhuận cao nhất trong năm 2021, đồng thời là công ty chứng khoán có chỉ số EPS cao nhất ngành đạt 10,921 đồng/cp.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021, CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) cũng đánh dấu một năm bứt phá với các chỉ số vượt đỉnh lịch sử khi ghi nhận doanh thu năm 2021 đạt 1,168 tỷ đồng, LNTT đạt 271 tỷ đồng, gấp 4 lần lợi nhuận năm 2020. Đóng góp phần lớn cho doanh thu của API là dự án APEC Royal Park Huế, APEC Aqua Park Bắc Giang và APEC Wyndham Phú Yên. Tổng tài sản đến hết năm 2021 của API đạt 2,850 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) - “ông trùm” bất động sản nghỉ dưỡng, thành viên còn lại của APEC Group cũng có một năm thành công rực rỡ khi ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi đạt 893.4 tỷ đồng, LNTT đạt 253.7 tỷ đồng, tăng 2.55 lần so năm trước nhờ hạch toán dự án APEC Diamond Park Lạng Sơn và APEC Mandala Wyndham Hải Dương. Tổng tài sản IDJ đến hết năm 2021 cũng tăng 1.41 lần, đạt 3,455.5 tỷ đồng.

Cổ phiếu tiềm năng nhưng dưới giá trị thực

Sự tương đồng về lợi thế như quỹ đất, chiến lược, kết quả kinh doanh, đội ngũ ban lãnh đạo và sự thăng hoa của thị trường là những nguyên nhân chính thúc đẩy họ cổ phiếu APEC đồng loạt tăng trưởng. Cả IDJAPI đều là các đại gia địa ốc đích thực với bộ sưu tập quỹ đất khủng lên tới 6,000 ha, vị trí đắc địa và giá vốn cực kỳ thấp.

Đơn cử như API với dự án APEC Royal Park Huế - Top các khu đô thị đáng sống nhất Việt Nam năm 2020 với quy mô 34.7 ha, APEC Mandala Wyndham Phú Yên đang thực hiện bàn giao với quy mô 1.3 ha, APEC Aqua Park Bắc Giang hiện đã đón cư dân vào sinh sống, KĐT sinh thái APEC Yên Bái quy mô 67.6 ha, KĐT du lịch văn hóa nghỉ dưỡng sinh thái tại Mù Là, Bắc Kạn với diện tích 4,000 ha, KCN Đa Hội với quy mô 34.5 ha… cùng nhiều quỹ đất đắt giá tại Ninh Thuận, Lạng Sơn, Thái Nguyên…

IDJ Việt Nam cũng đã sớm sở hữu nhiều dự án lớn như APEC Mandala Wyndham Mũi Né với gần 3,000 căn hộ nghỉ dưỡng 5 sao, APEC Eco City tại Lạng Sơn với diện tích 64.03 ha, APEC Diamond Park Lạng Sơn với diện tích 5.5 ha,… cùng hàng loạt quỹ đất vàng tại các tỉnh như Lạng Sơn hay Hải Dương… Các dự án đang triển khai đều đảm bảo tiến độ, dự kiến dự án APEC Mandala Wyndham Mũi Né và APEC Mandala Wyndham Hải Dương sẽ chính thức vận hành trong năm 2022.

Nhờ tập trung đầu tư vào sản phẩm với đội ngũ kiến trúc sư xuất sắc, sản phẩm của APEC luôn đẳng cấp và mang bản sắc văn hóa riêng, phù hợp thị hiếu khách hàng. Đồng thời, APEC cũng chú trọng phát triển đội ngũ bán hàng với giá bán hợp lý, chính sách thanh toán linh hoạt giúp công tác bán hàng của APEC luôn hiệu quả. Tính đến hết năm 2021, dòng tiền người mua trả trước của IDJ đạt 1,617 tỷ đồng, API đạt 621 tỷ đồng, đây là khoản đảm bảo chắc chắn cho doanh thu và lợi nhuận năm 2022.

Dự án APEC Mandala Wyndham Mũi Né.

Với kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu họ APEC ghi nhận mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, dòng cổ phiếu này vẫn còn dư địa tăng trưởng rất lớn so với các công ty cùng ngành trên thị trường chứng khoán. Đơn cử với P/E bằng 3 hiện tại, APS là công ty chứng khoán có chỉ số P/E thấp nhất ngành. Không ngạc nhiên, APS sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

P/E Forward của APIIDJ hiện lần lượt đạt 10.6 và 15.2, thấp hơn trung bình ngành bất động sản hiện tại là 24 rất nhiều. Cùng với tình hình bàn giao các dự án trọng điểm cũng như chiến lược M&A năm 2022, APIIDJ hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Hiện tại, tổng tài sản hiện tại của 3 mã nhà APEC đạt hơn 8,006 tỷ, vốn hóa thị trường đạt 9,093 tỷ đồng, tương đương top 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Ông Nguyễn Đoàn Tùng, Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán APEC, nhận định: “Cổ phiếu về cơ bản sẽ có xu hướng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2021 là năm thành công của dòng cổ phiếu APEC khi các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đều đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, Năm 2022 cũng sẽ là năm đáng chú ý với dòng cổ phiếu APEC khi nhiều dự án trọng điểm của các công ty BĐS trong hệ sinh thái APEC đến thời kỳ bàn giao như dự án APEC Royal Park Huế của API hay APEC Mandala Wyndham Mũi Né của IDJ đi kèm với đó là kết quả kinh doanh dự kiến tiếp tục có những bước đột phá mới”.

Chia sẻ từ Ban Lãnh đạo APEC, cả APIIDJ sẽ tiếp tục phát triển thêm các dự án BĐS nghỉ dưỡng, đô thị mới có quy mô lớn thông qua M&A trong năm 2022.

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ phiếu vua khởi đầu năm mới “kém vui”

Tâm lý chốt lời để “ăn Tết” bao trùm thị trường chứng khoán khiến thanh khoản và giá cổ phiếu ngân hàng cũng trở nên kém vui trong tháng đầu năm 2025.

Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm Giáp Thìn

Dù VN-Index kết thúc năm Giáp Thìn với vị thế tăng điểm nhưng nhiều cổ phiếu vẫn ghi nhận kết quả không mấy tích cực, không những giảm điểm mà còn phải hủy niêm yết...

Công ty quản lý quỹ liên quan Chủ tịch VNDIRECT bị xử phạt

Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán I.P.A...

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/01: Khối ngoại và tự doanh đồng thuận mua ròng, PC1 trở thành tâm điểm

Trong phiên cuối cùng của năm Giáp Thìn (24/01), tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục cùng nhau mua ròng. Cổ phiếu thu hút nhiều sự chú ý nhất là...

Halcom Việt Nam bị phạt hơn nửa tỷ vì loạt sai phạm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa xử phạt CTCP Halcom Việt Nam (HOSE: HID) với tổng số tiền 510 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Thị trường chứng khoán – dòng tiền đã đi đâu?

Năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng 7,09%, mức tăng cao trong nhiều năm qua, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên, trái ngược...

Top cổ phiếu đáng chú ý phiên cuối năm Giáp Thìn

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

Phiên cuối năm Giáp Thìn (24/01): Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/01: Khối ngoại quay lại mua ròng

Phiên 23/01, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại cùng bắt tay nhau mua ròng với giá trị lần lượt gần 478 tỷ đồng và gần 81 tỷ đồng.

Thanh khoản sụt giảm, vì đâu dư nợ margin công ty chứng khoán vẫn đạt kỷ lục gần 250 ngàn tỷ?

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua quý 4/2024 với diễn biến giằng co kèm thanh khoản đi xuống, cho thấy thiếu đi nhiều động lực từ dòng tiền. Tuy nhiên, điều...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98