Đánh thuế người giàu liệu có giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu?

30/05/2022 09:11
30-05-2022 09:11:10+07:00

Đánh thuế người giàu liệu có giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu?

Thuế tài sản chưa bao giờ là một lời kêu gọi phổ biến tại Davos, một sân chơi dành cho các tỷ phú, những doanh nhân có thế lực và các chính trị gia hàng đầu. Và  Gabriela Bucher, Giám đốc điều hành của Oxfam International, tiếp tục thất vọng vì Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần này chủ yếu nhìn theo hướng khác.

Giá năng lượng cao đang gây căng thẳng lớn cho ngân sách hộ gia đình trên toàn cầu. Đầu tháng này, Liên Hiệp Quốc (LHQ) ước tính rằng 193 triệu người ở 53 quốc gia đã trải qua “nạn đói cấp tính” vào năm ngoái. Tình trạng này được cho là ​​còn tăng nữa khi thời tiết khắc nghiệt và giá lương thực tăng cao ảnh hưởng đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương trên khắp thế giới.

“Cần phải huy động nguồn lực để đối phó với những tình huống đó - những tình huống khắc nghiệt mà chúng ta đang giải quyết ngay bây giờ. Một thứ thực sự có thể thay đổi mọi thứ, đó chính là thuế”, Bucher nói trong hội thảo duy nhất về thuế trong chương trình chính thức của Davos.

Nếu xét đến mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, các chính phủ phải suy nghĩ nghiêm túc về việc đánh thuế tài sản do những người giàu nhất thế giới tích lũy được, Bucher nói với CNN Business. Bà nhấn mạnh, ngay cả việc đánh thuế tài sản ở mức tương đối thấp cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Theo Oxfam, mức thuế 2% đối với tài sản lớn hơn 5 triệu USD, 5% đối với giá trị tài sản ròng trên 1 tỷ USD, có thể huy động 2.5 ngàn tỷ USD trên toàn thế giới.

Ý tưởng đánh thuế lũy tiến này đã thu hút được sự chú ý trong thời kỳ đại dịch, vì tài sản của người giàu tăng vọt trong khi hàng triệu người khác bị bỏ lại phía sau. Trong một báo cáo được công bố trước Davos, Oxfam ước tính rằng khoảng 573 người đã gia nhập hàng ngũ tỷ phú kể từ năm 2020, nâng tổng số tỷ phú toàn cầu lên 2,668 người.

Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đề xuất đánh thuế các tỷ phú đối với những khoản lợi nhuận chưa được quy đổi thành tiền trong tài sản của họ. Hiện tại, thuế chỉ được đánh khi tài sản được bán.

Tuy nhiên, thuế tài sản đã không tạo ra nhiều cuộc thảo luận ở Davos trong tuần này, ngay cả khi những người tham dự đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng nghèo đói đang rình rập.

“Chúng tôi chưa từng thấy một lịch sử thành công lớn nào về thuế tài sản. Đúng là trên mặt trận công bằng và bình đẳng được mọi người nhận thức - về mặt chính trị của nó - thì nó hấp dẫn, nhưng xét về những gì nó thực sự đạt được về bản chất thì nó không hấp dẫn như vậy”, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết.

David Beasley, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, nói với CNN Business rằng biến đổi khí hậu và chiến tranh ở Ukraine có thể gây ra nạn đói lan rộng vào cuối năm nay. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định của nhiều quốc gia và có thể kích hoạt làn sóng di cư hàng loạt.

“Điều khiến bạn đau lòng là ngày nay có 430 nghìn tỷ USD tài sản trên Trái đất trong khi tổ chức của chúng tôi có lúc không có đủ tiền nên đành phải chọn ra đứa trẻ nào cần được cấp lương thực hơn”, Beasley nói.

Năm ngoái, Beasley đã có một cuộc đụng độ trên Twitter với CEO Elon Musk của Tesla sau khi ông kêu gọi Musk quyên góp 2% tài sản của mình, điều mà theo ông sẽ giải quyết được nạn đói trên thế giới. Beasley nói với Reuters trong tuần này rằng ông vẫn hy vọng rằng Musk hoặc một cá nhân giàu có khác sẽ hành động và cho biết ông vẫn sẵn sàng tham gia.

Áp lực ngày càng tăng

Tuy vậy, khi chi phí sinh hoạt tăng cao trở thành một vấn đề lớn đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn ở cả những quốc gia phát triển và đang phát triển, các chính phủ ngày càng sẵn sàng thực hiện các biện pháp mà họ đã cố tình tránh trước đây.

Thứ Năm tuần trước, Chính phủ Anh đã có một sự thay đổi hoàn toàn về chính sách khi đưa ra mức thuế 6 tỷ USD đối với lợi nhuận của các công ty dầu khí của họ để có tiền tài trợ chi phí năng lượng cho dân, trước áp lực từ các nhà vận động, những người chỉ ra rằng nhiều người Anh hiện phải lựa chọn giữa “sưởi ấm và ăn uống”.

Tại diễn đàn Davos, thuế tài sản vẫn là một điểm có thể thảo luận đáng chú ý. Đối với Phil White, một triệu phú người Anh đến Davos để tham gia một cuộc biểu tình nhỏ nhằm kêu gọi thuế cao hơn đối với những người giàu có – trong đó có cả bản thân ông - đó là một cơ hội bị bỏ lỡ.

“Chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự bất bình đẳng gia tăng do cả giá năng lượng và thực phẩm tăng. Thuế tài sản có thể đóng một vai trò ngay lập tức trong việc làm một điều gì đó về vấn đề đó”, White nói.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ: Giới lãnh đạo ngân hàng lo ngại về tác động của thuế quan

Giới lãnh đạo ngân hàng Mỹ cho biết mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng cảnh báo những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra có thể...

Giới đầu tư tìm nơi trú ẩn, vàng có thể cán mốc 4,000 USD?

Hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và UBS vừa đồng loạt đưa ra những dự báo đầy lạc quan về giá vàng. Họ đều nhìn nhận rằng nhu cầu từ các ngân hàng trung ương đang...

Ấn Độ, Việt Nam - Những “bến đỗ an toàn” của Apple trước thuế quan?

Apple đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực tại Ấn Độ và Việt Nam nhằm tận dụng giai đoạn tạm hoãn thuế quan 90 ngày của Mỹ, tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp...

“Hiệu ứng tài sản” từ thị trường chứng khoán có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế ra sao?

Những biến động trên thị trường chứng khoán do lo ngại về vấn đề thương mại không chỉ tác động đến số dư quỹ hưu trí của người dân, mà còn có thể khiến họ cắt giảm...

Thị trường hàng hóa phát tín hiệu kinh tế toàn cầu suy thoái

Giá cả hàng hóa trên toàn cầu từ năng lượng, kim loại công nghiệp cho đến nông sản giảm mạnh khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên...

Bộ trưởng Mỹ: Sẽ áp thuế riêng đối với điện thoại thông minh và hàng điện tử

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick hé lộ điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác sẽ không được miễn thuế...

Trung Quốc: Mỹ miễn thuế với điện thoại, máy tính chỉ là "bước nhỏ" để sửa chữa sai lầm

Bắc Kinh vừa lên tiếng về quyết định miễn thuế gần đây của Washington, coi đây chỉ là khởi đầu cho việc Mỹ sửa chữa một "sai lầm" lớn hơn trong chính sách thương...

Các công ty châu Âu tích trữ hàng và chuyển dịch sản xuất để đối phó với bão thuế quan

Donald Trump đang tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và chỉ áp mức thuế tối thiểu 10%. Tuy nhiên, với các loại thuế khác vẫn còn hiệu lực, hoạt động kinh doanh tại...

Đội ngũ của Trump muốn chốt 90 thoả thuận thương mại trong 90 ngày

Chính quyền Donald Trump đang đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng những thách thức để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến thương mại...

Nóng: Trump miễn thuế đối ứng cho điện thoại thông minh, máy tính

Trong một diễn biến đáng chú ý, điện thoại thông minh và máy tính đã được đưa vào danh sách miễn trừ khỏi các khoản thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump áp đặt...


TIN CHÍNH

Dow Jones giảm hơn 1,000 điểm sau khi Mỹ xác nhận mức thuế cho Trung Quốc là 145%

Dow Jones giảm hơn 1,000 điểm sau khi Mỹ xác nhận mức thuế cho Trung Quốc là 145%

Thị trường chứng khoán giảm điểm vào ngày 10/04, trả lại một phần thành quả từ đợt tăng lịch sử trong phiên trước đó. Nhà đầu tư lo ngại rằng ngay cả với việc tạm hoãn thuế đối ứng, hoạt động kinh tế sẽ bị chậm lại do Trump đặc biệt nhắm vào Trung Quốc với mức thuế cao hơn nhiều.




Hotline: 0908 16 98 98