'Thị trường chứng khoán không ngày nào ổn định thì các đồng chí thấy có yên tâm không?'

11/05/2022 13:22
11-05-2022 13:22:22+07:00

'Thị trường chứng khoán không ngày nào ổn định thì các đồng chí thấy có yên tâm không?'

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thị trường chứng khoán “sáng mưa, chiều nắng”, “bất thường, không ngày nào ổn định thì các đồng chí thấy có yên tâm không?”.

Sáng 11/5, phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, thị trường chứng khoán bây giờ “quá thất thường”. Ông dẫn chứng trong phiên ngày hôm qua, 10/5, phiên sáng giảm điểm mạnh, nhưng đến chiều lại đảo chiều tăng. Hay trong ngày 9/5, thị trường giảm gần 60 điểm (hơn 4,4%).

Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, thị trường chứng khoán “sáng mưa, chiều nắng”, “bất thường, không ngày nào ổn định thì các đồng chí thấy có yên tâm không?”

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chúng ta để thị trường trái phiếu quá nóng. Ông Huệ yêu cầu làm rõ các doanh nghiệp đã phát hành bao nhiêu trái phiếu, trong đó dành bao nhiêu cho bất động sản. Bên cạnh đó, cần làm rõ số nợ đến hạn bao nhiêu, trong đó nợ đến hạn mà không thanh toán được là bao nhiêu; vì sao để thị trường trái phiếu doanh nghiệp quá nóng như vậy? Nếu nghị định về lĩnh vực này không chặt chẽ thì ai chịu trách nhiệm?

“Nghị định vừa ban hành mà các đồng chí đã nói không chặt chẽ, sơ hở thì ai chịu trách nhiệm chỗ này? Đừng có đổ thừa cho khách quan. Lỗi chủ quan thì phải quy trách nhiệm chỗ này. Cơ quan nào, ai chịu trách nhiệm chuyện này chứ không nói chung chung được”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị, trước những hiện tượng thao túng giá, làm giá ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán thì cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp, đồng thời bên cạnh trách nhiệm của các doanh nghiệp, cần làm rõ trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi để xảy ra việc này.

Thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản “liên thông nhau”

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu), thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản là “liên thông nhau”. Trong đó, thị trường bất động sản chưa tiếp cận đến cung - cầu thật sự nên việc đầu cơ, mua bán, găm giữ… và vốn chảy vào thị trường này còn nhiều vấn đề. “Đây là bất cập rất lớn”, Phó Thủ tướng nói và cho biết, Chính phủ đã đánh giá, chỉ đạo các bộ, ngành để làm sao kiểm soát được thị trường. Vì nếu không sẽ ảnh hưởng tới vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát lạm phát sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính xin ý kiến Bộ Tư pháp thẩm định sửa Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Trong lúc chờ sửa Nghị định, Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình, báo cáo đầy đủ tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường tiền tệ cho vay bất động sản, những khoản nào tới hạn. Còn khoản nào phát hành mới thì rà soát, đánh giá rủi ro để kiểm soát tốt nhất.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thị trường vốn rất quan trọng, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn. Vì vậy, Chính phủ sẽ cố gắng để kiểm soát để phát triển tốt thị trường này.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng đề cập đến những rủi ro tiềm ẩn khi thị trường chứng khoán, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. “Trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm”, ông Thanh cho hay.

Luân Dũng

Tiền phong







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Cấp tỉnh sáp nhập xong sẽ vận hành sau 30-8

Các tỉnh, thành phố sẽ gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ để tổng hợp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cùng thời điểm.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”...

Bộ Nội vụ đề xuất tiêu chí mới, dự kiến thu gọn còn 5.000 xã

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, với các tiêu...

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Cơ hội bứt phá

Việt Nam đang trên hành trình trở thành nền kinh tế có thu nhập cao với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.

PMI tháng 3/2025: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index - (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 3 đạt mức trên ngưỡng 50 điểm lần...

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy...

Tăng trưởng kinh tế 2025: Chờ gió đông!

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% vào năm 2025, việc thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư đóng vai trò then chốt, chiếm tới hơn 85% cấu thành GDP. Mặc dù...

Chính quyền hai cấp: Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện dừng hoạt động từ ngày 1/7

Dự thảo luật được Bộ Nội vụ xây dựng theo hướng, HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố và...

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98