Đằng sau cú phi nước đại của cổ phiếu MAC

13/06/2022 13:00
13-06-2022 13:00:00+07:00

Đằng sau cú phi nước đại của cổ phiếu MAC

Làm thế nào mà Maserco (HNX: MAC) – một doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ 5 quý liên tiếp – lại chứng kiến cổ phiếu tăng hơn 130% trong hơn 1 tháng qua? Đằng sau đó thấp thoáng bóng hình của những “tay chơi” mới tại Maserco.

Đầu phiên ngày 13/06, cổ phiếu MAC nhanh chóng tăng trần lên 13,000 đồng/cp, trước khi hạ nhiệt xuống 12,700 đồng/cp (tăng 6.7%) vào lúc kết phiên sáng. Càng đáng chú ý hơn, phiên tăng mạnh diễn ra ngay trong ngày VN-Index giảm hơn 40 điểm khi những thông tin về lạm phát và khả năng Fed thắt chặt tiền tệ quyết liệt gieo rắc nỗi lo sợ cho nhà đầu tư.

Trên thực tế, cổ phiếu MAC đã tăng mạnh từ trước và mức giá 12,700 đồng/cp của MAC là kết quả của một chuỗi tăng dựng đứng hơn 130% từ mức đáy cuối tháng 4.

Khối lượng giao dịch cũng là thứ đáng lưu tâm, với hơn 540,000 cp được sang tay chỉ trong phiên sáng ngày 13/06, cao hơn nhiều so với khối lượng giao dịch trung bình 1 phiên trong năm qua. Chỉ tính từ phiên trước (10/06) đến nay, đã có hơn 1.5 triệu cp được sang tay, tương đương gần 11% vốn tại Maserco.

PHI MÃ!

Cổ phiếu MAC đã tăng hơn 130% từ đáy tháng 4

Vậy điều gì đã giúp cổ phiếu vốn hóa nhỏ này trụ vững trước những giông bão của thị trường? Nhìn vào kết quả kinh doanh ảm đạm 2 năm trở lại, khó có thể cho rằng đà tăng xuất phát từ thành tích hoạt động của Công ty.

Kết quả kinh doanh ảm đạm của Maserco từ năm 2020

Thay vào đó, đợt tăng này mang hình bóng của cuộc đua chiếm quyền kiểm soát. Từ ngày 19/05, khối lượng giao dịch của cổ phiếu MAC tăng đột biến và rất tình cờ, đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự gia nhập của những “tay chơi mới” trong cơ cấu cổ đông lớn. Ba cá nhân là ông Trần Tiến Dũng, ông Nguyễn Văn Trúc và bà Nguyễn Thị Thu Ngà đã gom tổng cộng 32% vốn cổ phần tại Maserco trong tháng 5-6/2022.

Đợt mua mạnh của các cá nhân này có lẽ là nguyên nhân của đà tăng nóng gần đây, mà có khi là cứu cánh đối với một doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì cổ đông cũ bỏ đi và mang theo việc làm ăn của Maserco.

Sóng gió

Thành lập từ năm 1984, Maserco tiền thân là Xí nghiệp liên hiệp công trình đường biển trực thuộc Bộ Giao thông Vận Tải và cuối cùng được đổi tên thành CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNX). Đây là Công ty chuyên cung ứng các dịch vụ hàng hải như cung ứng, sửa chữa, xuất nhập khẩu các thiết bị tàu biển, cảng biển, với các khách hàng lớn như Maersk, ONE, PIP…

Hoạt động kinh doanh của Công ty chững lại kể từ khi Covid-19 ập đến trong năm 2020, với lãi ròng từ thấp đến lỗ. Gần đây nhất, Maserco báo lỗ gần 15 tỷ đồng trong năm 2021, đánh dấu năm lỗ nặng nhất kể từ khi niêm yết.

Trên thị trường chứng khoán, Maserco cũng không phải là doanh nghiệp gây được nhiều tiếng vang với giới đầu tư trong vài năm qua khi thường xuyên giao dịch lình xình và thanh khoản thấp. Mãi cho tới tháng 10/2021, khi cổ đông lớn Transimex bắt đầu rút vốn, thanh khoản mới tăng vọt, đồng thời mở ra một giai đoạn đầy sóng gió cho Maserco.

Vết nứt niềm tin

Sự rời đi của Transimex đã gây nhiều hệ lụy cho Công ty cả về nhân sự lẫn hoạt động kinh doanh, Maserco cho biết trong báo cáo thường niên 2021.

Từ tháng 5 đến nay, Công ty đã 2 lần thay đổi Giám đốc điều hành, đồng thời kế toán trưởng, hai phó giám đốc phụ trách kinh doanh và sản xuất lần lượt nghỉ việc. Kế đó vào tháng 12/2021, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Chi nhánh Tp.HCM và một số cán bộ nghiệp vụ, công nhân lành nghề đều nghỉ việc và chuyển sang đầu quân cho Transimex.

Với nhân sự từ Maserco, Transimex đã tự tổ chức dịch vụ sửa chữa container (MNR) và dịch vụ container treo (GOH) ở ICD Transimex và Depot SHTP, đồng thời ngừng sử dụng dịch vụ của MAC. Đây là động thái gây tổn thương lớn cho Maserco bởi lẽ dịch vụ tại khu vực này luôn chiếm hơn 70% sản lượng dịch vụ của toàn chi nhánh Maserco HCM.

“Sự rời đi của Transimex đã gây ra hoang mang cho hầu hết lao động còn lại… Chi nhánh Maserco HCM đứng trước nguy cơ bị xóa sổ”, Maserco cho biết trong báo cáo thường niên 2021.

Lập tức, Maserco ghi nhận doanh thu giảm mạnh xuống còn 17 tỷ đồng trong quý 4/2021, đồng thời báo lỗ ròng 5.3 tỷ đồng – mức lỗ nặng nhất kể từ khi niêm yết đến nay.

Trên thị trường, nhiều dấu hiệu rạn nứt niềm tin đã xuất hiện. Giá cổ phiếu MAC cắm đầu giảm sâu từ đầu năm 2022 và các thành viên HĐQT (và người thân) cũng như Công đoàn MAC liên tục bán ra.

Giao dịch của các cổ đông nội bộ và người thân

Nguồn: VietstockFinance

Những “tay chơi” mới nhập cuộc

Gần nửa năm sau khi Transimex dứt áo ra đi thì những người nắm giữ cổ phiếu Maserco bỗng nhiên nhìn thấy ánh sáng, chí ít là ở khía cạnh diễn biến thị giá và thanh khoản trên sàn chứng khoán.

Trùng thời điểm đó, ba cá nhân mua vào lượng lớn cổ phiếu. Từ giữa tháng 5, ông Trần Tiến Dũng, ông Nguyễn Văn Trúc và bà Nguyễn Thị Thu Ngà đã gom mạnh cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn tại đây. Tính tới ngày 10/06, cả 3 cá nhân này đang sở hữu gần 32% vốn cổ phần. Một cổ đông lớn còn lại của Maserco là CTCP MHC hiện đang giữ gần 1.3 triệu cp MAC (tương đương 8.46%).

Cuối tháng 6 tới đây, cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Maserco sẽ được tổ chức. Đây sẽ là cột mốc quan trọng vì HĐQT nhiệm kỳ cũ sẽ kết thúc và là lúc những gương mặt mới sẽ lộ diện.

Trước đó, ông Lê Phúc Tùng và ông Nguyễn Bảo Trung – hai người có liên quan tới Transimex – đã nộp đơn từ nhiệm thành viên HĐQT từ ngày 20/12/2021.

Sau sự việc của Transimex, Maserco buộc phải bổ nhiệm bà Trần Thanh Nhàn – Phó giám đốc phụ trách tài chính – lên làm Giám đốc điều hành, còn bà Nguyễn Thị Thu Hà – trưởng phòng thị trường – lên đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc kinh doanh.

“Với ban Giám đốc mới, chi nhánh HCM vẫn tiếp tục hoạt động với các hợp đồng khách hàng lớn như Maersk, ONE và PIP, đồng thời di chuyển toàn bộ trang thiết bị khỏi khu vực của TMS về xưởng mới”, Marseco cho biết.

Vũ Hạo

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

03/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch.

Lỗ 2 năm liên tiếp, cổ phiếu TDH vào diện kiểm soát từ ngày 09/04

Theo thông báo ngày 01/04/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) cho biết sẽ đưa cổ phiếu của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) vào diện kiểm soát kể từ...

NVL đạt thỏa thuận tái cấu trúc nợ gần 17.9 ngàn tỷ đồng tiền nợ, cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 03/04

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo sẽ đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 03/04/2025.

Theo dòng tiền cá mập 02/04: Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ 12

Trong khi tự doanh mua ròng với tâm điểm giao dịch là mã GEX, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. Nhưng đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất với nhóm...

Khối ngoại tiếp tục gây áp lực, lũy kế quý 1 đã bán ròng hơn 26 ngàn tỷ

Khối ngoại bán ròng gần 10 ngàn tỷ đồng trong tháng 3, nâng mức lũy kế quý 1 lên hơn 26 ngàn tỷ đồng. Trong tháng, VN-Index chỉ ghi nhận 3 phiên mua ròng trên tổng...

Cổ phiếu Long Giang Land tìm ra “lối thoát” khỏi diện kiểm soát?

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (HOSE: LGL) không còn nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 02/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

02/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch.

Theo dấu dòng tiền cá mập 01/04: Tự doanh gom ròng trở lại, khối ngoại xả hàng phiên thứ 11 liên tiếp

Tự doanh trở lại mua ròng 131 tỷ đồng trong phiên 01/04, tập trung vào GEX và EIB, trong khi khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 479 tỷ đồng, nâng chuỗi “xả hàng” lên...

Vietstock LIVE #17: Chuyển động cùng mùa đại hội cổ đông 2025

Mùa đại hội đồng cổ đông 2025 hứa hẹn sẽ mang đến cho nhà đầu tư bức tranh rõ nét về kế hoạch kinh doanh và tiềm năng của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn...


TIN CHÍNH

Nhịp đập Thị trường 02/04: VN-Index bị “đánh úp” cuối phiên, KSV và BKC bật trần nhờ tin tốt

Nhịp đập Thị trường 02/04: VN-Index bị “đánh úp” cuối phiên, KSV và BKC bật trần nhờ tin tốt

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index chỉ còn tăng nhẹ 0.5 điểm (0.04%), lên mức 1,317.83 điểm; HNX-Index tăng 1.71 điểm (0.72%), lên mức 238.13 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 388 mã tăng và bên bán có 335 mã giảm. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30 với 17 mã giảm, 10 mã tăng và 3 mã tham chiếu.




Hotline: 0908 16 98 98